\n
10:35 EST Thứ sáu, 13/12/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 44

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 3388

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 163188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18013449

Trang nhất » Tin Tức » Soạn Giả - Đạo diễn

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

Nhớ soạn giả Phi Hùng với những dấu ấn thời gian

Đăng lúc: Thứ năm - 18/12/2014 02:32 - Đã xem: 2612
Nhớ soạn giả Phi Hùng với những dấu ấn thời gian

Nhớ soạn giả Phi Hùng với những dấu ấn thời gian

oạn giả Phi Hùng cách trước tôi một thế hệ, cả tuổi đời và tuổi nghề, nhưng lúc nào ông cũng xem tôi như một người bạn, bởi sự gần gũi và thân tình từ ông đối với tôi. Còn tôi xem ông như môt người thầy trong nghề sáng tác và một người chú lớn như cha. Ông và tôi dường như có “duyên” với nhau khi nói về chuyện nghề - chuyện đời. Nhớ trước đây, tôi cùng đi thực tế sáng tác với ông ở nhiều tỉnh, và sau lần ra thăm Côn Đảo thì tôi và ông lại càng thắm thiết hơn và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn. Thỉnh thoảng tôi đến nhà ông hoặc gọi điện hỏi thăm ông, nhưng kể từ nay đã hết rồi!... Khi nghe tin ông đã về với nghiệp tổ, tôi không muốn tin, nhưng đó là sự thật, và quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” có ai cả đời thoát được…

Image
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Nhớ soạn giả Phi Hùng với những dấu ấn thời gian

Postby khangbang » 03/12/2014 6:02 am

Nh son gi Phi Hùng
vi nhng du n thi gian


Image

Soạn giả Phi Hùng cách trước tôi một thế hệ, cả tuổi đời và tuổi nghề, nhưng lúc nào ông cũng xem tôi như một người bạn, bởi sự gần gũi và thân tình từ ông đối với tôi. Còn tôi xem ông như môt người thầy trong nghề sáng tác và một người chú lớn như cha. Ông và tôi dường như có “duyên” với nhau khi nói về chuyện nghề - chuyện đời. Nhớ trước đây, tôi cùng đi thực tế sáng tác với ông ở nhiều tỉnh, và sau lần ra thăm Côn Đảo thì tôi và ông lại càng thắm thiết hơn và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn. Thỉnh thoảng tôi đến nhà ông hoặc gọi điện hỏi thăm ông, nhưng kể từ nay đã hết rồi!... Khi nghe tin ông đã về với nghiệp tổ, tôi không muốn tin, nhưng đó là sự thật, và quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” có ai cả đời thoát được…

MẬT HIỆU “HỪNG ĐÔNG”

Soạn giả Phi Hùng là một trong những soạn giả Cải lương kỳ cựu đã hơn nửa thế kỷ cầm viết theo Cách mạng (hơn 50 năm tuổi Đảng) và để lại cho sân khấu dân tộc nhiều tác phẩm, về đề tài dã sử. lịch sử, truyền thống yêu nước có giá trị cao; và hầu như mỗi tác phẩm của ông đều mang dấu ấn về thời gian. Đặc biệt ông đã được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Nhà nước” và nhiều giải thưởng khác.

Soạn giả Phi Hùng tên thật là Phạm Thanh Lâm, sinh ra ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (1936). Hai người anh của ông là Phạm Trần (soạn giả Cải lương, con rễ của soạn giả Trần Hữu Trang) và Phạm Thanh Hà đã theo Cách mạng chống Pháp trước năm 1954; ông Lâm cũng muốn theo hai anh mình, nhưng vì còn cha mẹ không ai phụng dưỡng. Hơn nữa, việc học của ông còn đang dang dở; lúc thì ở Sài Gòn, lúc thì ở Cái Bè, Chợ Gạo (Tiền Giang)…

Nhưng rồi ý chí và khát vọng đã sớm đưa ông đến với Cách mạng (1960). Soạn giả Phạm Trần gọi ông lên Sài Gòn, vào chiến khu Củ Chi để gặp ông Chín Bảo (Trưởng Tiểu ban Văn báo = vặn nghê và báo chí) giao nhiệm vụ, rồi trở ra Sài Gòn hoạt động bí mật nội thành. Tổ chức khoác cho ông vỏ bên ngoài danh nghĩa là ký giả để hoạt động Cách mạng, với bí danh là “Ba Việt”. Ông Lâm sáng tác truyện ngắn, vọng cổ và làm thơ với nhiều bút danh khác nhau; thường xuyên cộng tác cho các tờ báo: Bình Dân, Sân Khấu, Dân Nguyện, Dân Chủ tiến… Là thời gian ông hoạt động cầm viết khá phức tạp, viết phải “lách” vì văn nghệ và báo chí lúc đó phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Sài Gòn, nhiều lần ông phải thay tên đổi họ. Hơn nữa ông phải né tránh sự rình rập của thời kỳ bắt lính quân dịch. Để bày tỏ thái độ, tư tưởng và tình cảm của mình đối với cách mạng, năm đó ông Lâm cho ra đời kịch bản cải lương đầu tay của mình “Hừng Đông” với bút hiệu là Phi Hùng. Kịch bản theo đề tài dã sử, nội dung tố cáo chiến tranh, dựng cho gánh cải lương Song Kiều (1960). Kế đó là kịch bản “Hẹn mùa chiến thắng”, do NSND Ba Vân dựng cho gánh Thống Nhất – Út Trà Ôn. Có nghĩa là “Hừng Đông” đồng nghĩa với bình minh, là sự khởi đầu của ông Lâm giác ngộ và hoạt động Cách mạng “vạn sự khởi đầu nan”; và nguyện với lòng sau này là “Hẹn ngày chiến thắng”, cũng là quyết tâm của mình theo Cách mạng.

Năm 1962, ông Lâm được tổ chức điều vào chiến khu Củ Chi kết nạp vào Đảng CSVN; sau đó, ông được phân công làm Bí thư chi bộ “Ký giả - tác giả”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của soạn giả Phạm Trần thuộc Tiểu ban Văn nghệ - Ban Tuyên huấn Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định (do ông Trần Bạch Đằng lãnh đạo).

Khi chính thức là một Đảng viên, Tổ chức giao cho soạn giả trẻ lúc bấy giờ, thành lập nhóm “Tân Tinh Việt” gồm 12 soạn giả: Phi Hùng, Điền Long, Huy Trường, Yên Hà, Vân Hà, Mộc Tùng, Thiên Lý, Trung Nguyễn, An Dạ Thủy, Huỳnh Anh (Mười Triết), Hoài Đông…Nhiệm vụ của nhóm là theo khuynh hướng sáng tạo bảo vệ Văn hóa Dân tộc, chống Văn hoá Văn nghệ ngoại lai. Trong giai đoạn này, Phi Hùng viết các vở: “Cửa chùa đẫm máu” cho gánh Ngọc Hoa (1962), “Mùa xuân hai mươi” cho gánh Tiếng Dân Ca (1963), “Giấc mộng đêm xuân” viết chung với soạn giả Nhị Kiều cho gánh Thanh Minh Thanh Nga (1963), “Trăng mười sáu” cho gánh Diên Hồng (1964), “Vợ Việt Nam” cho gánh Minh Cảnh (1965), “Đường về quê mẹ” cho gánh Phước Chung (1966), “Mẹ ghẻ con chồng” cho gánh Sao Mai (1967).

Cuối năm 1976, tình hình chiến sự miền Nam vô cùng căng thẳng, giặc tăng cường phòng thủ cho Tết Mậu Thân- 1968, nên bọn mật vụ rình rập chỉ điểm, một số cán bộ Văn nghệ bị giặt bắt như Hoàng Hà, Trương Bỉnh Tòng, Mai Quân, Việt Thường, Hoàng Xuân Thành…; một số cán bộ chạy vào chiến khu. Soạn giả Phi Hùng bị mất liên lạc với Tổ chức, nên phải về quê (Cao Lãnh) dạy học và có tên gọi là Thầy giáo Lâm (1968).
Một hôm ở trường, đến giờ ra chơi, tất cả học sinh đều ra khỏi lớp; duy chỉ có một em ngồi lại trong lớp học không ra, mà nhìn Thầy Lâm chầm chầm như có điều gì dò xét…Thầy Lâm hỏi “Sao em không ra chơi với bạn?”, em học sinh ấy chỉ trả lời bằng mật khẩu “Thưa thầy, “Hừng đông” em mới ra chơi”. Thầy Lâm một thoáng ngạc nhiên, rồi trấn tĩnh và mừng thầm là mình đã bắt được liên lạc với cơ sở Cách mạng…Ngay sau đó, thầy Lâm thu xếp gặp Tổ chức binh vận của thị xã Cao Lãnh (1969), rồi Tổ chức phân công ông về dạy Văn ở Trường Trung học bán công Kiến Văn của tỉnh Kiến Phong cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp). Nhiệm vụ của thầy Lâm suốt giai đoạn này, dạy học chỉ là vỏ bên ngoài; bên trong là nắm tình hình chiến sự và địch vận để thường xuyên báo cáo vào chiến khu cho Tổ chức (1970). Bên cạnh đó, ông vẫn sáng tác truyện ngắn, thơ, để tuyên truyền lòng yêu nước, tinh thần dân tộc…đăng tải dưới mọi hình thức thích hợp lúc bấy giờ, cho đến ngày miền Nam Giải phóng (1975). Một số bài thơ được công chúng lúc đó biết đến như Màu tím bằng lăng, Mưa rơi trên áo học trò, Kẻ bên trời, tuổi học trò…; và một số truyện ngắn.

Suốt thời gian này (1968-1975), soạn giả Phi Hùng chỉ viết một kịch bản duy nhất “Đồng bạc trắng” lấy bút danh là Linh Giang; nội dung, tác giả cảnh báo sự tác hại của đồng tiền đô- la Mỹ lúc bấy giờ đã làm cho không ít người bị nó lôi cuốn, làm suy đồi đạo lý và tinh thần dân tộc.

VIẾT VỌNG CỔ ĐỂ CƯỚI VỢ

Trong đời của soạn giả Phi Hùng có những chuyện cũng khá ngẫu nhiên và thú vị. Trong một dịp ông về thăm quê, đi chợ Cao Lãnh, ghé thăm một người bạn cũ, tình cờ ông gặp một người đẹp trong nhà bạn; rồi đi ra chợ lại gặp người ấy, mấy hôm sau phi Hùng lại gặp người đẹp ấy ở bến đò, người mà có gương mặt “trái xoan” và có nụ cười luôn chớm nở trên môi, trông lịch thiệp và phúc hậu…Dường như những lần gặp ấy, hình bóng và gương mặt kia cứ chập chờn trong tâm trí của Thầy giáo Lâm (1965). Ông hỏi thăm người quen cho biết, cô ấy tên là Dương Thị Điệp; và được biết cô Điệp là gia đình cách mạng, có người chú đang hoạt động cách mạng, lại là bạn của anh trai ông (Phạm Trần). Khiến ông suy nghĩ, “Người đâu gặp gỡ” có cái duyên gì đó như gần gũi với gia đình ông…Phi Hùng về nhà báo với thân phụ xin người mối mai. Nhưng thân phụ ông từ chối vì gia đình lúc đó nghèo, không thể có đủ tiền để tổ chức lễ cưới hỏi; Phi Hùng nói với cha, cứ đem cau –trầu- rượu trước rồi sẽ tính sau…

Image

Thế là Phi Hùng trở lên Sài Gòn tiếp tục hoạt động nội thành và sáng tác để có tiền cưới vợ . Xưa nay người đời vẫn thường nói “Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh tình yêu”, nhờ động lực của tình yêu làm cho con người ta có thể san bằng mọi trở ngại, có khi hy sinh cả bản thân nữa. Với Phi Hùng, trong sáng tác lại thêm hưng hoa sáng tạo nghệ thuật; nên chỉ trong năm đó ông viết đã một mạch 3 tuồng: Vợ Việt Nam, Lối mộng vào tìm và Bức họa người yêu; và đặc biệt là 40 bài Vọng cổ cho hãng dĩa mới có nhiều tiền. Nhờ sức mạnh của tình yêu thôi thúc mà soạn giả Phi Hùng đã sáng tác một khối lượng tác phẩm lập kỷ lục trong đời mình.

Năm sau (1966), soạn giả Phi Hùng về quê, tía má của ông hớn hở áo dài- khăn đóng cùng hai bên gia đình tổ chức cho ông và cô Điệp “hợp nghĩa châu trần”.

Vui duyên mới không bao lâu thì Phi Hùng phải trở lên Sài Gòn tiếp tục sứ mệnh của mình. Cô Diệp chèo xuồng ba lá đưa Phi Hùng ra Cao Lãnh sang đò, rồi cô đứng trên bờ sông nhìn theo chồng cho đến khi con đò lách qua khúc sông quanh co mất dạng; còn Phi Hùng không dám quay lại nhìn vợ đang đứng trông theo, vì ông sợ làm “xao” lòng kẻ ở người đi; và ông cũng rất sợ khi hai dòng lệ chảy ngược trở vào tim… Nhưng chính lúc kẻ ở người đi lại là một “cơ hội” nữa làm rung động trái tim của người nghệ sĩ sáng tác, cảm xúc ấy dâng tràn mà khi lên đến Sài Gòn Phi Hùng đã có bài thơ “Tiễn chồng đi!”. Một bài thơ tình vừa trữ tình, lãng mạn, lại vừa chứa chan bao nghị lực của người đi và niềm tin của người ở lại mong chờ.

Trời chưa sáng - Sao cười vui lấp lánh
Xuồng qua sông - Người vợ tiễn chồng đi
Nước long lanh như sương nhẹ trên mi
Lời nhắn gửi như mái dầm khuấy động
….
Là vợ anh: Phải đương đầu biển cả
Phải hy sinh vì hạnh phúc cháu con
Phải vì đời, làm đẹp đất vàng son
Phải giữ mãi thanh bình xương máu…

Bài thơ sau này, sau đó được đăng tải ở một số báo Sài Gòn, chủ đích của tác giả là củng cố lòng tin của những phụ nữ có chồng đi kháng chiến tương tự; nhưng qua kiểm duyệt, bài thơ bị cắt xén bớt đi nhiều khi đăng.

(Còn tiếp)
Đỗ Dũng


NHỮNG DẤU ẤN TRONG TỪNG KỊCH BẢN

Đối với soạn giả Phi Hùng, hầu như mỗi kịch bản của ông đều có dấu ân riêng, không chỉ về sự kiện của kịch, mà còn in đậm về chuyện đời- chuyện nghề khó phai, dù tốc độ thời gian có đi nhanh về quá khứ. Ngoài vở “Hừng đông” và “hẹn mùa chiến thắng” để bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình với những ngày đầu cầm viết theo hoạt động cách mạng, tiếp theo là hàng chục vở khác, nhất là những vở trước năm 1975 dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chế độ Sài Gòn. Soạn gải Phi Hùng không những nhiều lần đổi bút danh, mà còn ẩn “mình” ở các đề tài dã sử, hương xa để thể hiện tư tưởng của mình.

Kịch bản “Hẹn mùa chiến thắng” là đề tài dã sử, nội dung tố cáo tội ác những tên ác ôn theo giặc để chống lại quê hương, dân tộc. Biết nội dung khó lọt qua sự kiểm duyệt, nên Phi Hùng phải lấy bút danh chung với một kép chánh nổi tiếng Hoàng Kinh và nhờ anh đi kiểm duyệt. Ông HN Chủ tịch Hội đồng kiểm duyệt xem xong kịch bản và ra lệnh không cho hát. Sáng hôm sau, NS Hoàng Giang phải sắm “quà cáp” lên gặp HN để xin phép mới xong; nhưng kịch bản phải sửa lại, giảm bớt nhũng đấu tranh của người yêu nước. NS Hoàng Giang hứa với HN là về bảo Phi Hùng sửa lại nội dung đó, nhưng xong chuyện rồi thôi, được phép rồi cứ để vậy diễn; vì đó là nội dung chính, mục tiêu của kịch bản là đấu tranh đòi thống nhất đất nước.

Một lần soạn giả Phi Hùng đi biển Vũng Tàu, ông nhìn thấy các cô gái Việt ăn mặc hở hang, rồi những người lính Mỹ ẵm các cô bỏ lên xe jeep, mà các cô vẫn vui cười, không phản đối… Về nhà, Phi Hùng viết kịch bản “Vợ Việt Nam”, đề tài dã sử, nói về một thanh niên theo nghĩa quân Lê Lợi chống quân Minh, rồi bị thương và mất tích; còn em trai của người thanh niên ấy nghi vợ ngoại tình nên đầu hàng quân Minh, dẫn giặc về nhà giết hại đồng bào. Khi tên thanh niên này không còn tác dụng thì quân Minh giết chết luôn… Đồng thời phê phán những phụ nữ thiếu thủy chung, ham phú quý vinh hoa mà đánh đổi phẩm chất, ôm chân giặc ngoại xâm… Vở này do Phi Hùng làm đạo diễn (Thầy tuồng), dùng cho gánh Minh Cảnh (1965).

Khi vở dựng xong thì mời Hội đồng kiểm duyệt thì vở bị cấm diễn, với lý do là phản chiêu hồi. Trong khi đó, Bộ Thông tin & Chiêu hồi của chính quyền Sài Gòn đang tuyên truyền chiến dịch chiêu hồi, kêu gọi những ai theo Cách mạng hãy ra chiêu hồi…; nên vở không những bị cấm mà Trung tâm Thông tin- Chiêu hồi còn đưa hồ sơ qua An ninh quân đội Sài Gòn đề nghị bắt giam soạn giả Phi Hùng.

Ông biết được tin này nên bỏ trốn về quê. Nhưng gánh Minh Cảnh làm liều, đem vở lên Buôn Mê Thuột diễn hai đêm rất ăn khách. Thấy vậy, NS Minh Cảnh tìm Phi Hùng xin đổi tên kịch bản là “Vòng tay người cũ” và diễn ăn khách cho đển giải phóng (1975).

Kịch bản “Bức họa người yêu” là đề tài dã sử, nội dung kêu gọi thống nhất đất nước, chuyện từ hai anh em, người em theo phe giặc còn người anh theo bên ta. Người anh bị giặc bắt bị tra tấn dã man trước mắt người em, nên người em thức tỉnh nhận thấy sự tàn ác của kẻ thù và quay giáo lại chống giặc. Mặc dù, soạn giả Phi ùng biết nội dung vở hàm ẩn nhưng khó qua mắt Nha Thông tin- chiêu hồi Sài Gòn, nên ông lấy bút danh lạ là “Y Lang Nữ Sĩ” vẫn bị phát hiện, vở bị cấm và An ninh quân đội Sài Gòn theo dõi Phi Hùng, và ông lẫn tránh một thời gian, đổi bút danh khác (1966)…

Sau môt ngày Sài Gòn được giải phóng (1.5.1975), soạn giả Phi Hùng tìm gặp lại cơ sở cách mạng của ông và sau đó ông được phân công về Sở VHTT – TP. HCM cho đến khi ông về hưu. Có thể nói, giai đoạn từ sau ngày giải phóng đến cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, là giai đoạn mà soạn giả Phi Hùng viết kịch bản cải lương sung mạn nhất. NSND- đạo diễn Huỳnh Nga nhận xét: “Bút lực của Phi Hùng, đến cái tuổi ngoài 60 vẫn đầy sức sống. Những “đứa con” sinh sau lại khỏe hơn những đứa trước và đều đặn ra đời hàng năm, có khi một năm vài ba đứa”.

Vượt qua nửa thế kỷ đời người, soạn gải Phi Hùng đã trải qua bao năm thăng trầm của đất nước. Chính những năm tháng đầy biến động ấy, có lúc ông là nhân chứng, là người nhập cuộc, ông vẫn giữ cái nhìn nhân ái với con người, với cuộc sống và rất dứt khoát thái độ với kẻ xấu, kẻ thù.

Dường như giai đoạn này, ngòi bút của Phi Hùng luôn xuyên suốt đề tài chính sử và truyền thông cách mạng, có hàng chục kịch bản. Tư tưởng lấy chuyện xưa so sánh- đối chiếu với chuyện nay; nhấn mạnh ý chí đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực của thời cuộc, xây dựng khí phách của những người dân vì nước. Có thể thấy những tác phẩm tiêu biểu của ông ở hai mảng đề tài lịch sử và truyền thống đã được nhiều đơn vị Cải lương dàn dựng, biểu diễn trên toàn quốc; và nhiều Đài PT & TH, hoặc xí nghiệp băng từ sản xuất chương trình như “Về đất Kinh Châu” (viết chung với Nam Sơn), “Vòng cưới trao anh” (chung với Ngô Mạn), “Hoa mơ trắng” (chung với Ngô Mạn – Tranh Cao), “Xuân về trên đỉnh cao Mã Phi” (chung với Minh Hải), “Lá chắn biên thùy” (chung với Nguyễn Đức Hinh), “Bông Sen trắng”, “Bão lửa” (chung với TRần Thiện Liêm), “Phượng thắm sân trường” (chung với Trần Quaan6), “Người giữ mộ”, “Đôi mắt tình yêu” (chung với Lưu Quang Vũ), “Hai phương trời thương nhớ” (chung với Trung Đông), “Thất trảm sớ”, “Yêu anh từ độ ấy”; “Mặt trời đêm” thế kỷ (chung với Lê Duy Hạnh, “Huyết thư và án tử”, “Cho đời soi gương”, “Tiếng hát người yêu”,…Những kịch bản này được dàn dựng ở các đoàn hát như Huỳnh Long, Phước Chung, Tháp Mười, Minh Tơ, Đồng Nai , Sông Hậu, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sài Gòn I, Văn công TPHCM…Trong đó, có những kịch bản được dan dựng ở nhiều nơi, một số dự Hội diễn SKCNTQ và đoạt HCV, HCB,…

Như đã giới thiệu, hầu như mỗi tác phẩm của soạn giả Phi Hùng khắc họa rất rõ nét về sự kiện lịch sử và dấu ấn thời gian; và hầu như là dấu ấn về kỷ niệm riêng về sự nghiệp văn chương của ông. Như kịch bản “Người giữ mộ”, là một trong những tác phẩm mà soạn giả Phi Hùng tâm đắc; nội dung nói về những người giữ mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Bác Hồ) ở Cao Lãnh – Đồng Tháp. Tác giả kịch bản khái quát lên tinh thần cách mạng và tấm lòng yêu nước của người dân miền Nam đối với Bác Hồ ; mà thời kì chiến tranh nhiều lần ông đi qua đây đã hình thành ý tưởng, nhưng sau này mới sáng tác được và ông xem như mình đã hoàn thành được một ước nguyện, như một tri âm đôi với những bậc anh hùng, nghĩa sĩ đối với dân tộc. Sự kiện của “Người giữ mộ” đặt ra một bên “giữ người” và một bên “giữ mộ”, cuộc đấu tranh của những người con Cao Lãnh kiên trung suốt hai mươi năm, là đấu tranh giữa nhân dân ta và giặc, và cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng.

Kịch bản “Thất trảm sớ” ra đời (dàn dựng cho đoàn Huỳnh Long năm 1988, (HCV) như một “ngọn cờ đầu”, thực hiện chủ trương chống tham nhũng của loại hình Sân khấu cải lương, là lới kêu gọi mọi người đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, bè phái, lợi dụng chức quyền vun vén lợi ích cá nhân …Soạn giả Phi Hùng xây dựng hình tượng Chu Văn An dâng sớ lên vua Trần, đòi chém đầu bảy tên gian thần, tham lam, độc ác, lừa thầy phản bạn…Tư tưởng thời đại của tác giả kịch bản lấy tích xưa để lên án chuyện ngày nay; xưa Chu Văn An dâng sớ chém gian thần, nay là những kẻ lợi dụng chức quyền trong bộ máy nhà nước để tham nhũng. Qua một lời hội thoại của Chu Văn An với vua Dụ Tông cũng có thể khái quát nội dung tư tưởng tác phẩm: “Muôn tâu bệ hạ, giang sơn này là của muôn dân, ngôi báu đó là xương máu của tiền nhân dùng để tạo nên. Nay không thể để một số người ngồi không an nhàn hưởng lợi; không chỉ dành riêng cho những kẻ chỉ biết ăn ngồi nắm uy quyền…”

Kịch bản “Yêu em từ độ ấy” dựng cho Đoàn CL Tuổi trẻ và TPHCM (1990), là vở do đích danh lãnh đạo tỉnh Bến Tre mời soạn giả Phi Hùng đặt viết cho tỉnh nhân kỷ niệm 30 năm Bến Tre Đồng Khởi. Nội dung kịch bản nói về nhân vật Nguyễn Ngọc Nhựt, là con của một vị chức sắc cao cấp của Đạo Cao Đài. Nhựt du học bên Pháp và một lần được nghe Bác Hồ diễn thuyết bên ấy cho các Việt kiều về tinh thần dân tộc; ngay sau đó, Nhựt giác ngộ và đi làm công nhân chân chính. Sau khi về nước, Nhựt vào chiến khu ở Đồng Tháp Mười kháng chiến chống Pháp, giặc Pháp bắt được, dụ ông hàng, ông không hàng và bị Pháp hại…Khi vở này phát hình , được lãnh đạo TPHCM đánh giá cao và các chức sắc đạo Cao Đài ở quân 6 hoan nghênh, tổ chức một buổi họp mặt trang trọng, mời Soạn giả Phi Hùng để tỏa lòng ngưỡng mộ. Họ cho rằng, Cải lương đã quan tâm đến tôn giáo, qua vở diễn đã nói lên được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của Đạo Cao Đài.

ĐÔI ĐIỀU ĐỌNG LẠI

Năm 2007, là năm đầy dấu ấn vinh danh đối với soạn giả Phi Hùng. Ông được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về “Văn học nghệ thuật” cho ba kịch bản: “Thất trảm sớ”, “Người giữ mộ”, và “Cho đời soi gương”. Tỉnh Đồng Tháp tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật Giải thưởng Nguyễn Văn Diêu (tổng kết 60 năm Văn học tỉnh Đồng Tháp): HTV tổ chức chương trình tôn vinh “Những cánh chim không mõi”…Từ đó đến nay, soạn giả Phi Hùng tuy đã quá “cổ lai hy” và tác phẩm để đời chỉ có một thời sáng tạo, nhưng soạn giả Phi Hùng vẫn sán tác “lai rai”: kịch bản “Lời cuối” cho HTV9, “Nợ người xưa” cho nhà hát CL Trần Hữu Trang (2008) và còn một số bài Vọng cổ khác cho các Đài PT & TH…

Hơn nửa thế kỷ cầm bút với văn thơ, ca kịch, soạn giả Phi Hùng đã góp phần đáng kể vào thành tựu của nền Văn học dân tộc nói chung, SKCL nói riêng. Những thành quả đó, ông có đôi điều đọng lại về kinh nghiệm viết kịch bản cải lương, Ông tâm sự:

-Nếu nói về kinh nghiệm sáng tác kịch bản Cải lương từ trước đến nay, đầu tiên tôi lấy kinh nghiệm của đồng nghiệp: những bậc thầy và đàn anh đi trước cộng với cái hay cái mới của đàn em đi sau. Kế đó là đúc kết kinh nghiệm của mình từng trải qua, thường nhìn lại các tác phẩm của mình bằng cái nhìn khách quan, rút kinh nghiệm và loại dần các nhược điểm hay các bệnh chủ quan trong sáng tác.

-Xưa nay khi muốn viết một kịch bản cải lương cho hay, điều đầu tiên là tác giả phải hiểu nghệ thuật Cải lương (âm nhạc, ca diễn và các loại hình đặc trưng), chọn cốt truyện hay và thật, có hư cấu thì cũng phải dựa trên cái thật của đời sống xã hội. Phải chịu khó khai thác các sự kiện tối đa, có nghĩa là lấy các sự kiện tiêu biểu, đặc thù, xây dựng những tình tiết diễn biến khác nhau và thay đổi liên tục. Đặc biệt chú ý đến nhân vật trung tâm kịch bản, tức nhân vật chính phải có số phận rõ ràng và điển hình cho tầng lớp, vị trí xã hội mang tính tiêu biểu , còn việc cấu trúc kịch bản, mỗi tác giả có một kiểu riêng, thủ thuật xây dựng và giải quyết mâu thuẫn,…

-Những soạn giả lớn ngày xưa, viết Cải lương thiết kế rất độc đáo, viết lời thoại cho nhân vật rất hay, người xem có thể nhớ hoài…Khi một bài ca xuất hiện là phải có một sự kiện kèm theo, chứ không phải viết bài ca nhiều là hay, bài ca phải đặt đúng tình huống. Nghệ thuật ngôn từ là vốn riêng của mỗi người, nhưng cách dùng văn làm sao phải cho phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử …Trau chuốt văn chương tùy mỗi sự kiện, nhân vật, đề tài,…phải sử dụng thích hợp và chú ý cách dùng từ, không nên dùng quá nhiều từ hoa mỹ hoặc nhũng từ thuộc “dao to búa lơn”, phải dùng đúng nơi, đúng lúc.

Có lẽ bấy nhiêu lời tâm sự trên cũng đủ giúp để giúp ích cho các đồng nghiệp còn đang cầm viết nói chung, nhất là những tác giả tuổi trẻ nghề.

Được biết năm vừa qua, soạn giả Phi Hùng được Hội Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật TP.HCM đặt viết một kịch bản Cải lương để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Văn nghệ Giải phóng (là tiền thân của Hội Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuât) và 40 năm giải phóng miền Nam, kịch bản đã hoàn thành vào cuối năm 2013, có tựa đề là “Lửa Sài Gòn”. Nhưng tiếc thay! Kịch bản chưa đến thời điểm ra mắt khán giả thì soạn giả Phi Hùng đã về cõi vĩnh hằng…Bài viết, xin xem như một nén hương lòng của tác giả gửi đến cố soạn giả Phi Hùng, cầu mong ông tiêu diêu miền cực lạc…
Đỗ Dũng


Nguồn tin: BSK
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.