\n
Đang truy cập :
10
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 9
Hôm nay :
677
Tháng hiện tại
: 193936
Tổng lượt truy cập : 18832539
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Tác giả vở “Thất trảm sớ” từ trần
Soạn giả Phi Hùng tên thật là Phạm Thành Lâm, sinh ngày 19-5-1936 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. là người đã viết nhiều kịch bản sân khấu cải lương được đông đảo khán giả yêu thích trong hơn nửa thế kỷ qua. Những tác phẩm của ông với bút pháp tinh tế, cấu trúc mạch lạc đã tạo nhiều dấu ấn cho các đoàn nghệ thuật thập niên 80-90 như: Hẹn mùa chiến thắng, Giấc mộng đầu xuân (viết chung với soạn giả Nhị Kiều), Đường trăng, Từ cội nguồn, Về đất Kinh Châu (viết chung với tác giả Nam Sơn), Vòng cưới anh trao, Xuân về trên đỉnh Mã phi (viết chung với Minh Hải), Lá chắn biên thùy, Bông sen trắng...
Soạn giả Phi Hùng qua đời
Đặc biệt, với ba kịch bản cải lương: Người giữ mộ, Thất trảm sớ và Cho đời soi gương, ông đã vinh dự được chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007. Vở Thất trảm sớ của ông đã từng được đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long dàn dựng, đem lại doanh thu vượt trội và danh tiếng cho NSƯT Bửu Truyện – người đóng nhân vật lịch sử Chu Văn An đã dâng lên vua Trần Dụ Tông 7 sớ chém đầu bọn nịnh thần, tham nhũng.
Năm 2004, soạn giả Phi Hùng đã từng sáng tác trích đoạn cải lương Mai đào chung sắc theo đặt hàng của ban tổ chức Lễ trao giải Mai Vàng nhân kỷ niệm 10 năm thành lập. Trích đoạn này đã được hai nghệ sĩ: NSƯT Hoàng Nhất và NS Tú Sương thể hiện rất ấn tượng tại sân khấu Lan Anh.
Nhiều năm qua, dù tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn luôn miệt mài sáng tác và thường xuyên đi thực tế với các soạn giả trẻ. Ông về các vùng nông thôn để nắm bắt sự kiện, hình thành ý tưởng và sáng tác kịch bản cải lương. Nhờ vậy, ông đã có thêm nhiều kịch bản mới và bài ca cổ bám sát đời sống hôm nay như: Lửa Sài Gòn, Người và đất, Hương xưa, Viếng mộ người xưa, Lời ngoại…
Tang lễ của soạn giả Phi Hùng được tiến hành tại Nhà tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quí Đôn, quận 3, TP HCM). Lễ truy điệu được tiến hành lúc 6 giờ ngày 23-11, sau đó an táng tại Nghĩa trang Củ Chi, TP HCM.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc