\n
23:35 -08 Thứ hai, 18/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 15646

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12030459

Trang nhất » Tin Tức » Soạn Giả - Đạo diễn

Mối tình thơ gởi cô gái ngoan đạo !

Đăng lúc: Thứ tư - 22/07/2015 13:01 - Đã xem: 2485
SG Kiên Giang & SG Nguyễn Phương năm 1962

SG Kiên Giang & SG Nguyễn Phương năm 1962

CLVNCOM - Ngày 20 tháng 6 vừa qua, trong chương trình văn nghệ của Đại Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng, bác sĩ Đào Bá Ngọc, Hội trưởng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Việt Nam vùng Montréal, ca góp vui bài« Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím », thơ của cố thi sĩ Kiên Giang, cố nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Giọng ca của bác sĩ Đào Bá Ngọc rất êm, rất hay khiến tâm hồn tôi lâng lâng bay bỗng về vùng trời quá khứ, tưởng nhớ người bạn thân thiết thuở xưa: « cố thi sĩ Kiên Giang », chàng thi sĩ gàn đi lạc vào giòng sân khấu.

Image
Kiên Giang - Hà Huy Hà
Trong khi tôi mơ màng nghĩ đến chuyện tình thơ gởi cho cô gái ngoan đạo của thi sĩ Kiên Giang, bỗng nghe con gái của một bạn lão niên nói :« Bác Nguyễn Phương ơi, mấy tháng trước đây, bác có viết trên tờ Thời Báo một bài về thân thế và một số đoạn thơ tiêu biểu của cố thi sĩ Kiên Giang, Bác chỉ ghi một vài đoạn thơ ngắn. Tụi cháu muốn biết trọn bài thơ « Hoa trắng thôi cài trên áo tím » và chuyện tình của thi sĩ Kiên Giang với cô gái xóm đạo, người yêu trong mộng của Kiên Giang, bác biết thì viết cho chúng cháu, nghe bác !»
Thi sĩ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sanh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại Xẻo Đước, làng Đông Thái,  huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá. Năm 1954 anh lên Saigòn viết cho các tờ nhật báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lẻ Sống… Năm 1955, Kiên Giang nổi tiếng là thi sĩ có nhiều bài thơ hay, lời thơ mộc mạc, rất nên thơ, rất diễm tình. Chịu ảnh hưởng của thi sĩ Nguyễn Bính nên thơ của Kiên Giang có nhiều câu như ca dao miền Nam :
Ong bầu vờn đọt mù u
Lấy chồng càng sớm  tiếng ru càng buồn.
Đói lòng ăn nửa quả sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương.
Về « Người Mẹ » trong thi ca, Kiên Giang đã dựng lên những tuyệt tác về « Mẹ » đậm đà tình cảm và đầy chất thơ :
Nhớ mùa cau trầu trong vườn cũ
Mẹ quét lá vàng ủ lấy phân
Khói trắng lên trời như tóc bạc
Con ngỡ khói tóc quyện mây Tần.
Chiều nay dừng gót trên bờ biển
Nhìn sóng bạc dầu mây trắng trôi
Con ngỡ khói vườn hay tóc Mẹ
Bay tìm con, lạc bước giữa đường đời.
Về tình yêu đôi lứa, Kiên Giang có nhiều bài thơ được các bạn trẻ đang yêu mượn lời thơ ngâm nga để giải tỏ nỗi lòng : Bài thơ « Tiền và lá » kể lại một chuyện tình buồn của một đôi trai gái quen nhau từ thơ ấu, cùng lớn lên và tình yêu nhen nhúm trong lòng chàng trai… Hồi bé thơ, anh hay rủ em cất nhà chòi bên bờ giếng, anh lầy đất nắn tượng người để bán, em nhặt lá vàng rơi làm tiền để mua tượng. Khi lớn lên, em phát hiện ra rằng tiền không phải là lá. Ngày xưa em đã dùng lá để mua tượng hình nhân của anh nắn, còn bây giờ em bị người ta dùng tiền thật mua mất rồi.
Tiền không là lá em ơi !
Tiền là giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Nhớ em, những buổi chiều hôm,
Anh gom lá đốt khói lên tận trời.
Thi sĩ Kiên Giang suốt đời lận đận, không được hưởng trọn vẹn hạnh phúc gia đình, năm 1965, hai vợ chồng xa nhau, anh bày tỏ nổi niềm :
Bao chiều tàu lại tàu qua
Khói tàu vơ vẩn xót xa tiếng còi.
Khi nhìn khói quyện mây trời
Ngỡ người vợ cũ về nơi chân thềm.
Kiên Giang có một mối tình, tuy không thành duyên chồng vợ nhưng tình yêu đó không phai và thủy chung hơn năm mươi năm dài. Và tình yêu đó được sống mãi với đời qua bài thơ bất hủ của anh : « Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím »  nhạc sĩ tài hoa Huỳnh Anh phổ nhạc thành bài ca, được các ca sĩ thời danh Phương Dung, Thanh Tuyền, Thanh Nga, Như Quỳnh…ca trên Đài phát thanh. Hãng dĩa Continental thu âm và phát hành dĩa nhạc trên toàn quốc và ở hải ngoại.

Trước đây, bạn bè nghĩ là Kiên Giang dựa vào một chuyện tình tưởng tượng, dựng ra một cô gái mơ hồ nào đó, tạo ra hình tượng người yêu để sáng tác ra bài thơ « Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím », nhưng đến năm 2008 , nhân dịp mừng sinh nhật 81 tuổì, tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Phú Nhuận, Kiên Giang - Hà Huy Hà mới công bố bức di ảnh của người yêu cũ.

Image
Kiên Giang và di ảnh người yêu xưa

Năm  1942, Trương Khương Trinh ( tên khai sinh của Kiên Giang – Hà Huy Hà ) học tại trường Tư thục Trung Học Lê Bá Cang - Saigon, nhưng vì quá nghèo, anh phải chuyển về học ở Cần Thơ cho gần gia đình để tiện việc gởi tiền ăn ở trọ và tiền học phí. Tại Cần Thơ, học trường Tư thục Nam Hưng, cậu Trinh gặp cô bạn đồng lớp: cô Nguyễn Thúy Nhiều. Cô Thúy Nhiều là học sinh giỏi môn toán, cậu Trinh giỏi môn văn, hai bạn học gần gủi nhau, cùng trao đổi bài vở và giúp nhau môn học giỏi nhất của mình.
Khi nhà trường tổ chức làm tờ báo học sinh của trường lấy tên báo « Ngày Xanh » trò Trinh được giao cho nhiệm vụ biên tập bài vở và trình bày, trang trí, trò Thúy Nhiều có chữ viết đẹp nhất trường, được phân công cho chép bài vở tờ báo. Đã mến nhau từ thuở ban đầu lại gần gũi nhau trong việc chung lo cho tờ báo, như lửa gần rơm, hai bạn trẻ đã âm thầm cảm mến nhau, một tình yêu lặng lẻ ươm mầm. Thế nhưng tình yêu đó giống như hai lối mộng, đi song song nhau mà không có một giao điểm nào để gặp nhau.
Cô Thúy Nhiều rất đẹp với khuôn mặt thanh tú, mái tóc dài buông xỏa bờ vai. Mỗi sáng chúa nhựt Thúy Nhiều đi xem lễ nhà thờ Cần Thơ, áo tím cài hoa trắng. Cậu Trinh si tình, không theo đạo nhưng sáng chúa nhựt nào cũng rình trước cổng nhà thờ để tháp tùng nàng trên đường đi lễ về. « Yêu nhau chỉ có vậy ! » Ngoài những cái liếc mắt và những nụ cười thẹn thùng, e ấp, hai người chẳng có gì để đổi trao, không dám một lời nói ra tình cảm trong lòng. Tuy nhiên cả hai đều cảm thông nhau mối tình sâu kín mà họ dành cho nhau.
Đến tháng 12 năm 1945, sinh viên học sinh theo phong trào kháng Pháp bảo vệ quê hương «  Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu »  trò Trinh trở về Rạch Giá, vô chiến khu trong rừng U Minh, nhờ có học và viết văn giỏi, Trinh làm phóng viên cho tờ báo Tiếng Súng Kháng Địch của khu 9 và theo nhà thơ Rum Bảo Việt ( Rừng U Minh Bảo Vệ Việt Nam ) trò Trinh làm thơ đăng báo, trở thành thi sĩ, lấy bút danh Kiên Giang – Hà Huy Hà.
Cô Nhiều ở lại thành phố Cần Thơ, sống một cuộc sống đạm bạc, âm thầm gìn giữ mối tình đối với người yêu đang đi chinh chiến như người chinh phụ mòn mõi chờ đợi chồng về.
Năm 1950, người cùng xóm với cô Nhiều, là một nhân viên công tác thành, hiểu được tâm trạng của cô, nên nhân dịp vào chiến khu 9, anh gặp thi sĩ Kiên Giang, báo cho Kiên Giang biết là cô Tám Thúy Nhiều vẫn chưa chồng, vẫn đợi chờ Kiên Giang. Nhưng lúc đó thì vì bặt tin nhau nên Kiên Giang đã cưới vợ trong chiến khu.
Năm 1955, hòa bình lập lại, Kiên Giang lên Saigon, viết báo, soạn tuồng cải lương. Kiên Giang, Hà Triều, Hoa Phượng, Sơn Nam và tôi, chúng tôi chung mướn một căn phòng nhỏ ở dọc bờ sông gần nhà đèn Chợ Quán. Kiên Giang tâm sự với tôi : « Tôi lên Saigon viết báo sống được, nhưng trong lòng không yên khi biết rằng suốt 9 năm chiến tranh loạn lạc, cô Nhiều vẫn không lấy chồng, vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Tôi nghe bạn tôi nói là năm 1955, cô xuống Càmau nơi địa điểm tập kết tìm tôi, cô đâu biết là tôi đã về Saigòn từ cuối năm 1952, thời gian mà các anh tiểu tư sản trí thức bị loại ra khỏi hàng ngũ kháng chiến trong đợt giản chính của quân khu 9. Lúc đó tôi không dám về Cần Thơ, Rạch Giá vì sợ bị bắt nên mãi đến năm 1955, tôi mới về Cần Thơ gặp lại cô Nhiều. Tôi xin phép cha mẹ cô được chuyện trò tâm sự với cô, tôi đau lòng vì tự biết tôi có lỗi với cô nhưng cô cũng chẳng trách tôi, hoàn cảnh nước nhà loạn lạc, kẻ ở đầu núi, người ở ven rừng, ngàn trùng xa cách, bặt tin nhàn cá thì làm sao chẳng có những chuyện xảy ra ngoài ý muốn. Sau cuộc gặp gở tâm sự đó, cô Nhiều mới chịu lấy chồng. Tình cảm đó ám ảnh tôi không nguôi nên năm 1957, tại Bến Tre, tôi đưa tâm sự của chúng tôi vào bài thơ « Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím » Ở đoạn kết có những câu :
Ba năm sau, chiếc xe hoa cũ
Chở áo tím về giữa áo quan
Chuông đạo ngân vang hồi tiễn biệt
Khi anh ngồi kết vòng hoa tang.
Tôi đã cho người mình thầm yêu chết đi để mối tình kia nguyên vẹn là của mình.
Nhưng một thời gian sau, tôi có gặp lại cô Nhiều ở Sóc Trăng, lúc này cô đã có chồng, sau cuộc gặp gỡ đó, tôi muốn chính tôi chết đi để giữ mãi sự chung thủy và trong sạch của mối tình thuở học trò. Năm 1958, tại Hàng Xanh Gia Định, tôi sửa lại bốn câu thơ trên như sau:
Xe tang đã khuất nẽo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa
Tuy tôi đã sửa lại đoạn kết nhưng các bạn yêu thơ, thích nhạc chỉ thích giữ nguyên tác nhất là khi bài thơ được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc.
Năm 1977, chúng tôi có dịp gặp nhau, 33 năm đã trôi qua, gặp lại, hai mái đầu đã bạc. Cả hai cố tránh không nhắc nhở về cái thời cùng học dưới mái trường Nam Hưng, nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn, cả hai vẫn trân trọng « cái thuở ban đầu lưu luyến ấy».
Hoa trắng thôi cài trên áo tím.
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa xóa không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường.
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô thời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh.
Trường anh ngó mặt giáo đường
Gác chuông thương nhớ lầu chuông
U buồn thay ! chuông nhạc đạo
Rộn rã thay ! chuông nhà trường
Lần lữa, anh ghiền nghe tiếng chuông
Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường.
 
Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi.
Sau mười năm lẻ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy.
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh.
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang, cách mấy sông,
Anh vẫn yêu em người áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng.
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường
Mặc dù em chẳng còn xem lễ
Ở giáo đường u tịch chốn xưa
Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
Nghe chuông truy niệm mối tình thơ
Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm
Như tình nồng thắm thuở ban đầu
Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy
Áo tím tình thơ đã nhạt màu.
Ba năm sau chiếc xe hoa cũ
Chở áo tím về trong áo quan
Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt
Khi anh ngồi kết vòng hoa tang
Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường
Lạy Chúa, con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!!!
Kiên Giang
Bến Tre  14 – 11 – 1958.

Theo yêu cầu của bạn đọc, tôi viết lại chuyện « một mối tình thơ gửi cô gái ngoan đạo », kể lại nguyên mẫu hình tượng người con gái chung tình, nhân vật chính trong bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Kiên Giang « Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím » và xin đăng lại trọn vẹn bài thơ theo yêu cầu của các bạn.


Image

Soạn giả Nguyễn Phương 2015.

Nguồn tin: SG NGUYỄN PHƯƠNG - CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này