\n
02:22 -08 Thứ hai, 25/09/2023
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26


Hôm nayHôm nay : 519

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 149552

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10043082

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Nhân

Quốc Thảo, Tuyết Thu xúc động trước nỗ lực của học trò với vở "Chờ"

Quốc Thảo, Tuyết Thu xúc động trước nỗ lực của học trò với vở "Chờ"

Cả hai đã tạo cho diễn viên trẻ sự thăng hoa trong nghệ thuật thông qua "Chờ " - vở kịch mang đậm màu sắc sông nước Nam Bộ, vừa trữ tình, vừa ngang trái da diết lòng người.

Xem tiếp...

Tiểu sử Hà Thị Cầu – Nghệ nhân hát Xẩm

Đăng lúc: Thứ tư - 01/10/2014 07:38 - Đã xem: 12445
Hà Thị Cầu là ai? Tiểu sử Hà Thị Cầu. Hà Thị Cầu (1928 - 3 tháng 3, 2013) là một nghệ nhân hát xẩm. Bà là nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 và từng được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống.

Tiểu sử Hà Thị Cầu

Cuộc đời Hà Thị Cầu

Bà tên thật Hà Thị Năm (Cầu là cách gọi theo tên con trai cả ở vùng Yên Mô, Ninh Bình). Theo một số nhận định, bà sinh năm 1917, tuy nhiên theo chị Mận, con gái của bà, thì bà sinh năm 1928 tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình ba đời hát xẩm. Cha bà là một người hát xẩm bị khiếm thị. Năm 11 tuổi, cha mất và bà cùng mẹ rời Nam Định về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Khoảng tám tuổi, bà đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê để hành nghề hát xẩm kiếm sống. Định cư tại Yên Mô (Ninh Bình), hai mẹ con bà nương nhờ học hát tại nhà ông trùm xẩm Chánh Trương Mậu khi đó hiện là trưởng sáu gánh hát ởNinh Bình. Năm 16 tuổi bà trở thành người vợ thứ 18 của ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu (biệt danh là Chánh Trương Mậu). Năm đó ông Mậu 49 tuổi, từng chung sống với 17 người đàn bà, trong đó có 8 bà chính thức. Khi bà 33 tuổi thì ông Mậu qua đời[4]., để lại cho bà bảy người con; sau thì bốn người lần lượt qua đời vì bệnh đậu mùa. Con rể bà làm nghề đánh cá còn con gái buôn bán rong các chợ Bút, chợ Ninh, chợ Nam Dân ở Ninh Bình.

Vợ chồng bà có mảnh đất từ trước 1945. Năm 1954, khi về định cư thì gia tài chỉ có hai cái niêu, một dùng để rang và một dùng để nấu. Từ nhỏ bà đã hát xẩm nhưng lại không biết làm nghề gì khác nên đời sống rất nghèo khổ. Vì nghèo nên bà đã mất một người con sơ sinh còn một người nữa thì phải đem cho. Gần đây mẹ con bà mới đoàn tụ.

Cuối những năm 1980 nhà bà mới được Chính phủ Việt Nam cấp ruộng. Năm 1992, gia đình bà xây một căn nhà nhưng không có công trình phụ.

Bà mất ngày 03 tháng 03 năm 2013 tại nhà riêng ở xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình, thọ 86 tuổi.

Sự nghiệp Hà Thị Cầu

Năm 1977, sau ngày Việt Nam thống nhất, bà viết bài Theo Đảng trọn đời. Sau đó, bà được tham dự nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng toàn quốc, đoạt được nhiều huy chương vàng và giải thưởng đặc biệt. Năm 1981-1982, bà được Nhạc viện Hà Nội mời tham gia phụ trách chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.

Bà đã nhận được bằng khen năm 1998 của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt “Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình” trong Liên hoan Trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc.

Năm 2008, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.

Bước vào tuổi 80, bà kết thúc công việc hát rong của mình. Hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông và đã nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của nhiều người hảo tâm.

Những làn điệu xẩm cùng giọng hát của bà là những di sản quý giá còn lại của nghệ thuật xẩm. Bà đã được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào ngày 25 tháng 12 năm 2004 và đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Mặc dù những giải thưởng và danh hiệu, nhưng cuộc sống của bà vẫn vô cùng khổ cực. Đến cuối đời, bà vẫn chưa một ngày thoát khỏi cảnh nghèo khó và gia đình bà Cầu thuộc diện những hộ dân nghèo nhất xã Yên Phong.

Giải thưởng

  • Bà được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú”.
  • Bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian” vào ngày 25 tháng 12 năm 2004.
  • Năm 2008, Nghệ nhân Hà Thị Cầu được nhận giải thưởng “Đào Tấn”, giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.
  • Năm 1998, bà đã nhận được bằng khen của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt “Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình” trong Liên hoan Trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc.

Một số hình ảnh Hà Thị Cầu

ha-thi-cau

hathicau

ha-thi-cau

(Tổng Hợp)


Nguồn tin: tinvn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

txt - 28/04/2017 05:04
Chúng cháu người con yên mô , nình binh rất ngưỡng mộ bà

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Quốc Thảo, Tuyết Thu xúc động trước nỗ lực của học trò với vở "Chờ"

Cả hai đã tạo cho diễn viên trẻ sự thăng hoa trong nghệ thuật thông qua "Chờ " - vở kịch mang đậm màu sắc sông nước Nam Bộ, vừa trữ tình, vừa ngang trái da diết lòng người.

 

Hà Phương, Thái San tay trong tay dạo chơi ở London

Ca sĩ tỷ phú Hà Phương cùng diễn viên Thái San nắm tay nhau dạo chơi, ngắm cung điện Buckingham, tòa thị chính Manchester, bảo tàng ở London, Anh.

 

Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh

Người Việt trong nước và hải ngoại yêu nghệ thuật ngâm thơ đều biết và mến mộ giọng ngâm trữ tình, tha thiết của Đoàn Yên Linh. Là giọng ngâm kỳ cựu nhất, Đoàn Yên Linh (SN 1939) đã có đến 45 năm cộng tác với hầu...

 

Hồi ký "Dòng đời" của Elvis Phương có gì?

Cuốn hồi ký nhiều ồn ào của ca sĩ Elvis Phương mang tên "Dòng đời" chính thức được phát hành.

 

Vu lan nhớ mẹ!

Vu lan đã trở thành một đại Lễ quan trọng trong tâm thức người Việt, thể hiện tinh thần hiếu đạo sâu sắc, mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của người Việt. Đồng thời như lời nhắc nhở mỗi người luôn tự ý thức thực hiện bổn phận của mình với đấng sinh thành, đặc biệt về sự kính trọng, hiếu thuận. Là dịp để mỗi người sống chậm lại, lắng lòng để yêu thương và báo hiếu mẹ cha.

 

Các nghệ sĩ thân thiết 'hát cho Vũ Linh nghe' trong lễ tưởng niệm

Ngày 29-8, trong lễ tưởng niệm nghệ sĩ Vũ Linh tại Hoa viên Bình Dương, sẽ có các nghệ sĩ thân thiết đến bên mộ để hát cho ông nghe.

 

Đào Mác: Cậu bé làm nông cao 1,78m thành solist đắt show

Từ cậu bé sinh ra trong gia đình nông dân có ước mơ làm ca sĩ, Đào Mác trở thành cái tên sáng giá, đắt show trong mảng nhạc cổ điển có cuộc sống viên mãn.

 

Rạp hát - Rạp chớp bóng Sài Gòn nay đâu? Chớp bóng - ngành hái ra tiền

"Tụi sinh viên nhà nghèo khoái nhất là được "coi cọp" những phim "nước nhất", hoặc phim chiếu "nước hai, nước ba" ở rạp hạng bình dân, giá vé rẻ", nhà báo Lưu Đình Triều (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hài hước kể.

 

Người mẫu Anh Thư: Tôi sẽ chọn kỹ hơn sau một lần đổ vỡ

Anh Thư thừa nhận sau một lần đổ vỡ, cô kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn người mới. Nữ diễn viên tiết lộ gu đàn ông của mình là cơ bắp, có trách nhiệm và phải “thơm”.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền sức khỏe yếu vẫn tái xuất vì danh ca Minh Cảnh

Nghệ sĩ Diệu Hiền quyết định trở lại sân khấu - điều bà buông bỏ từ lâu - vì trân trọng cơ hội "có một không hai" tái ngộ đàn anh Minh Cảnh.

 

Chế Thanh: “Cô ấy bạc đầu vẫn còn ở bên tôi!”

Nam ca sĩ Chế Thanh chia sẻ sau một đêm ra mắt với “Mưa bụi”, thù lao của ông đã tăng lên gấp 10 lần. Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, ông gặp không ít khán giả ái mộ mình nhưng ấn tượng nhất là nữ khán giả luôn dõi theo ông suốt 18 năm.

 

Danh ca Minh Cảnh: “Tôi cảm ơn ông bầu Gia Bảo đã đưa tôi trở lại sân khấu quê nhà…”

Danh ca Minh Cảnh đã xúc động chia sẻ với báo giới như vậy. Bởi vì theo ông, nếu không có sự “liều mạng” như ông bầu Gia Bảo, dám đưa một nghệ sĩ 86 tuổi từ Mỹ về Việt Nam biểu diễn thì làm sao ông có cơ hội được hội ngộ khán giả yêu thương sau 18 năm xa cách…

 

NSND Trần Minh Ngọc xúc động tại buổi ra mắt “Cải lương Sài Gòn giai đoạn 1955 - 1975”

Ban biên soạn tập sách “Cải lương Sài Gòn giai đoạn 1955 - 1975” gồm những nhà nghiên cứu sân khấu, nhà báo, nghệ sĩ có uy tín trong lãnh vực nghệ thuật

 

Hoài Phương tiết lộ lý do chưa làm đám cưới với Việt Hương sau 17 năm

Nghệ sĩ Hoài Phương vừa có những trải lòng với chúng tôi về cuộc hôn nhân với Việt Hương sau 17 năm gắn bó.

 

Quang Minh vẫn "đau" khi nhắc đến Hồng Đào

Nghệ sĩ Quang Minh cho biết đến giờ anh vẫn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới sau khi chia tay nghệ sĩ Hồng Đào.

 

Nghệ sĩ Hồng Nga bỏ ăn sau khi con gái về lại Mỹ

Bà gầy đi nhiều so với hai tháng trước, người thân và nghệ sĩ đồng nghiệp lo lắng, đến thăm bà và động viên bà sớm phục hồi sức khỏe.