\n
00:10 -08 Thứ ba, 19/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71


Hôm nayHôm nay : 137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12030776

Trang nhất » Tin Tức » Nhạc Sĩ

Bên dòng sông Trẹm với Nhạc sỹ Xuân Hồng

Đăng lúc: Thứ hai - 01/06/2015 17:57 - Đã xem: 2245
NS Xuân Hồng

NS Xuân Hồng

Nhạc sĩ Xuân Hồng được bình chọn là nhạc sĩ của mùa xuân theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Ông là một trong những “cây đa, cây đề” trong dòng nhạc cách mạng kháng chiến ở Nam Bộ. Tôi được gặp và chèo ghe chở ông đi cả ngày trên dòng sông Trẹm ở Cà Mau. Nhân kỷ niệm ngày mất của ông 14/5/1996-14/5/2015 xin được viết những kỷ niệm về người nghệ sĩ tài hoa này.

Năm Mạnh học cùng khóa quân sự với tôi tại TP. HCM vào đầu năm 1976. Quê anh tận bờ sông Trẹm, huyện Thới Bình, Cà Mau. Năm 1985 anh ra quân về mần ruộng rồi chuyển qua lái vỏ lãi (ghe nhỏ chạy theo sông rạch). Năm ấy, thư cho tôi anh viết: “Mày ra lính về Cà Mau quê tao sinh sống, tao hứa sẽ sắm cho mày một con vợ “ngon” rồi hai thằng làm ruộng ở gần nhau, chẳng lẽ mầy cứ đi lính hoài, hòa bình rồi về cưới vợ sinh con chớ”. 

Nghe lời anh, tôi bắt xe đò đi 2 ngày một đêm đến Cà Mau rồi về sông Trẹm lúc 6 giờ chiều, Mạnh mang vỏ lãi ra đón tôi, trên ghe có một ông trên 50 tuổi mặc áo đại cán màu trứng sáo đầu đội chiếc nón nỉ rộng vành. Mạnh cho biết phải chở ông khách vào Lâm ngư trường sông Trẹm. Lúc ấy trời đã sẫm tối, muỗi bay từng đàn đập vào mặt ran rát. Ven bờ trẻ con đốt lá dừa nước chạy đuổi nhau uỳnh ụych. 

 

 

Nhìn các cháu, tôi bỗng nhớ đến những ngọn đuốc của người Stiêng giã gạo. Tôi hỏi: “Năm Mạnh ơi! Mầy biết ông Xuân Hồng, người sáng tác bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo không?”. Trong tranh tối tranh sáng, Năm Mạnh ngửa mặt lên trời cười sằng sặc: “Chú Ba Xuân Hồng đang ngồi sau lưng mày đó!”. “Giỡn cha nội, ông Xuân Hồng nay làm quan to rồi mà chịu bó gối ngồi tắc ráng của mày à!”. Tôi bốp chát. 

Lúc này người đàn ông mới lên tiếng: “Quan quyền gì! Chú là Xuân Hồng đây!”. Tôi ngơ ngác quay lại, trong bóng đêm không nhìn rõ mặt người. Vào đến ngư trường đã hơn 8 giờ tối, ban lãnh đạo đề nghị chúng tôi ngủ lại, vì ghe của nó không có đèn. Đêm ấy lần đầu tiên tôi gặp và nói chuyện với ông, một nhạc sĩ mà tôi trân trọng về tính cách đặc quánh Nam Bộ từ thời cầm súng đến tận bây giờ.

Thời ấy Lâm ngư trường sông Trẹm không có điện, chúng tôi ngồi trong mùng ăn cháo cá lóc để tránh muỗi đàn bay như sáo. Dưới ngọn đèn dầu tù mù, tôi cất giọng: “Chú Ba ơi! Con thuộc rất nhiều bài của chú như Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, nhất là bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo. Sau năm 75, chú có về lại Phước Long để nhớ lại tiếng chày một thời xa vắng?”. 

Chú Ba Xuân Hồng nhìn tôi cười hềnh hệch, nụ cười hiền lành như dòng sông Trẹm mùa khô: “Tao mới về, Bom Bo bây giờ thay đổi lắm. Người Stiêng đã có máy xát gạo rồi. Hôm ấy, đúng dịp ngày hội của sóc, nên các già làng ở Bù Đăng Bù Đốp về đủ. Gặp tao ai cũng mừng. Ông già làng có lẽ cao tuổi nhất đến tìm gặp rồi sờ đầu sờ cổ tao nói  rằng: Cũng nhờ bài ca của mày mà người Stiêng tao được cả nước biết đến, được Đảng và nhà nước cho tiền làm cái đường cái điện. Bà con Stiêng mang ơn mày lắm, nên muốn đẽo cho mày một cái tượng, muốn tặng cho mày cái tivi trắng đen 14 inch làm kỷ niệm”. “Bà con quý chú lắm nên mới nói thế! rồi chú có nhận không?”, tôi tiếp tục hỏi. “Nhận làm sao được, nhưng tao cảm động lắm, tao đề nghị với các già làng, nếu bà con còn nhớ đến Xuân Hồng, bảo anh em vô rừng đốn một khúc gỗ, khoét 2 lỗ làm 2 con mắt, đắp ở giữa một cái gờ làm mũi, khoét một lỗ ở dưới làm cái miệng. Sau đó ghi 2 chữ Nhạc sỹ Xuân Hồng là được rồi. Bà con không ai chịu bắt ép tao phải nhận. Người Stiêng sống tình nghĩa và thủy chung lắm, mày có dịp nên về thăm bà con một lần cho biết…”.

Hôm sau, Năm Mạnh mượn một chiếc xuồng, nó chèo lái còn tôi chèo mũi chở chú Xuân Hồng len lỏi trong rừng U Minh Hạ. Chú Ba là dân Tây Ninh, chiến đấu ở Miền Đông nên khi ngồi ghe trên vùng sông nước trông ông rất thích, nói cười vui vẻ. Tôi vừa chèo vừa hỏi: “Bài Mùa xuân trên thành phố HCM sao đến năm 1978 mới công bố rộng rãi, vậy chú sáng tác năm nào hở chú?”.  

Ông móc ra một gói thuốc lá Vàm Cỏ, cho chúng tôi mỗi thằng mỗi điếu bập phì phà, ông nói: “Nhiều người hỏi tao câu này. Lúc đi chiến dịch, tao đã có ý tưởng viết, lúc quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. Khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn, tao đang công tác ở Lộc Ninh. Lúc ấy trong niềm hân hoan, tin tưởng vào ngày toàn thắng, những ca từ đầu tiên vang lên trong đầu, cũng sợ quên mất nên tao ký âm lên cánh tay mình. Khi vào đến Sài Gòn, chứng kiến những cuộc hội ngộ tràn đầy nỗi xúc động, niềm vui, vỡ òa hạnh phúc… tao lại nẩy ra lời hát “vui sao nước mắt lại trào!”. Và những nốt nhạc cuối cùng của bài Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành vào năm 1978. Bài đó phải mất ba năm tụi bây ơi!”

Năm Mạnh nghe câu chuyện vừa chèo lái vừa hát liên khúc "Mùa xuân về trong chiến khu, tiếng chim rừng vang hót khắp nơi. Mùa xuân về trong chiến khu, gió đưa cây rừng cành lá vi vu ú u úu u.  Mai vàng, mai vàng đang nở lưng đồi...". “Mùa Xuân này về trên quê ta… đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời...”. “Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa. Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khua. Bồng con ra võng để đòng đưa. Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa…”.

 

 

Nhạc sĩ Xuân Hồng.

Chú Ba ngồi lặng lẽ trầm tư, đến khi Năm Mạnh dứt liên khúc một lúc ba bài, ông vỗ tay đôm đốp rồi bất chợt hỏi: “Mầy biết bài Đôi Mắt không!”. “Dạ biết”. Năm Mạnh tiếp tục: “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời, để nhìn đời và để làm duyên. Đời cho em đôi mắt màu đen, để thương để nhớ để ghen để hờn..”. Vậy đôi mắt của mầy nhìn đời ra sao Năm Mạnh?”. Ông cười khặc khặc… Hôm ấy ba chú cháu làm 2 xị đế với mồi khô sặc do Năm Mạnh mang theo. Ông kể về đời mình được cha mẹ dạy đàn từ nhỏ rồi mang cái tên có vẻ con gái đến nỗi ở ngoài Bắc khối người lầm tưởng. Mỗi lần có thư từ người ta ghi kính gởi chị Xuân Hồng nghe mà thấy nhột.

Nhạc sĩ Xuân Hồng tên thật là Nguyễn Hồng Xuân, sinh ngày 12/12/1928, tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ông tham gia cách mạng ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ khi chưa đầy 18 tuổi. Ông sáng tác nhạc để động viên tinh thần yêu nước của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Dù không được đào tạo qua một trường lớp âm nhạc chính quy nào nhưng bằng thực tiễn cách mạng, tình yêu dành cho con người và mảnh đất quê hương đã góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp cho ông nguồn tư liệu quý giá để viết nên những ca khúc sống mãi cùng năm tháng.

Trong đời sáng tác của mình, chú Ba Hồng để lại cho hậu thế nhiều bài tình ca đặc quánh tính cách Nam Bộ. Chú có nhiều huân, huy chương được người dân và nhà nước trao tặng. Có lẽ trong giới nhạc sĩ không nhiều  người được nhà nước phong anh hùng. Ngày 21 tháng 12 năm 2014, nhạc sĩ Xuân Hồng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bây giờ thời hội nhập, gió thổi qua các miền tối sáng. Ra đường ngồi quán cà phê hoặc trên truyền hình dòng nhạc mới xuất hiện hò hét nhảy múa nhưng đa số mang bóng dáng “mỳ ăn liền”. Mỗi lần có dịp nghe lại những lời hát của nhạc sĩ Xuân Hồng, tôi hình tượng cả không gian lẫn thời gian từ một thời xa vắng cứ hiện lên mồn một. Nhớ chú Ba, nhớ dòng sông Trẹm, tôi điện thoại cho Năm Mạnh và viết bài này không biết nó có đọc không. Thằng Năm Mạnh bây giờ nó nhậu giỏi hơn đọc sách báo.

Ghi chép: Như Long

Nguồn tin: tcgd theo CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này