\n
20:02 -08 Thứ hai, 18/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 13175

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228309

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12027988

Trang nhất » Tin Tức » Nhạc Sĩ

Nữ nhạc sĩ đờn Kìm đầu tiên

Đăng lúc: Thứ hai - 11/05/2015 08:00 - Đã xem: 2062
Nữ đờn kìm Ngọc Cầm. ẢNH: HÒA HỘI

Nữ đờn kìm Ngọc Cầm. ẢNH: HÒA HỘI

Từ lâu lắm rồi, kể từ khi đờn ca tài tử xuất hiện mang lại giòng nhạc độc đáo cho người dân đi khẩn hoang lập ấp, thì cây đờn Kìm cũng đã hiện diện từ những buổi đờn ca đầu tiên ấy.

Giàn nhạc tài tử cải lương hiếm thấy nữ nhạc sĩ đờn Kìm


Đờn Kìm hay đờn nguyệt

Từ lâu lắm rồi, kể từ khi đờn ca tài tử xuất hiện mang lại giòng nhạc độc đáo cho người dân đi khẩn hoang lập ấp, thì cây đờn Kìm cũng đã hiện diện từ những buổi đờn ca đầu tiên ấy.

Theo như truyền khẩu trong giới đờn ca tài tử, thì từ thời xa xưa, sau một ngày vất vả cơ cực, mưa nắng giãi dầu với mảnh vườn thửa ruộng, mà thời gian qua họ đã đổ mồ hôi bỏ công khai phá.

Rồi sau mỗi buổi cơm chiều, khi màn đêm buông xuống, hoặc những hôm mưa dầm gió bấc, tầm tả suốt ngày không thể ra nương rẫy được, thì những người đồng điệu ở các mái chòi tranh lân cận nhau, họ hội tụ lại bên chung rượu chén trà, giải sầu bằng tiếng đờn câu ca, và cây đờn Kìm luôn đồng hành sát cánh với họ từ lúc vùng đất còn hoang sơ dẫy đầy nguy hiểm ấy.

Đờn Kìm còn gọi là đờn nguyệt, hay nguyệt cầm cũng thế, có lẽ do hình dáng tròn như mặt trăng. Trải qua bao nhiêu biến đổi thăng trầm, cây đờn Kìm vẫn được trọng dụng, vẫn đứng đầu trong dàn nhạc tài tử hay cải lương. Cây đờn Kìm được coi như là thầy của các loại đờn khác, nên nhạc sĩ thủ cây đờn Kìm luôn giữ song lang (có nơi gọi là song loan, không biết chữ nào đúng). Nó còn được đánh giá uy tín qua tuổi tác của người đờn, ví dụ như trong một cuộc chơi, có nhiều người biết đờn Kìm thì các người trẻ phải trân trọng trao cây Kìm cho người cao tuổi nhứt ở cuộc chơi đó.

Vị trí của cây đờn Kìm quan trọng như thế nào trong giới đều đã rõ, thế nhưng, có một thời gian khá dài cây đờn Kìm bị lu mờ trước cây lục huyền cầm, tức cây đờn guitar phím lõm. Có lẽ đây là thời kỳ mà danh cầm Văn Vỹ, với ngón đờn lục huyền cầm quá bay bướm, tung hoành làng cổ nhạc, nên đa số người học đờn đã chạy theo cây lục huyền cầm, mà không nhìn thấy được âm điệu kỳ diệu tiềm ẩn của cây đờn Kìm. Người ta có thể nói trong suốt gần 5 thập niên, từ 1940 đến 1990 nếu như 10 người học đờn thì đã có đến 8, 9 người học cây lục huyền cầm. Số còn lại nếu tính tỷ lệ thì chưa được 1 người học đờn Kìm. Thành thử ra các danh cầm đờn Kìm lão luyện đã thua buồn, rút lui vào bóng tối, trừ một số ít vì cuộc sống nên bám lấy giàn nhạc cải lương, hoặc thỉnh thoảng mới có mặt trong các nhóm đờn ca tài tử do nể nang nào đó.

Nhạc sĩ Ba Tu có lúc than rằng “không thấy tay đờn Kìm nào cho ngon hoặc trẻ có triển vọng, còn lại mấy ông già ngón cũng lụt rồi”! Và ông cũng lo cho tương lai, sự tồn tại của đờn Kìm: “Lâu rồi không ai chịu học đờn Kìm, bây giờ lớp trẻ cứ chạy theo nhạc trẻ, còn cổ nhạc thì cứ guitar phím lõm và sến, khi lớp tụi tôi qua đời rồi không biết ai là kế thừa”.

Tuy vậy, từ hơn hai thập niên nay phong trào đờn ca tài tử dấy lên, nở rộ ở khắp các tỉnh từ miền Tây đến miền Đông, con số người trẻ tham gia nhiều hơn, thì cây đờn Kìm được chú trọng. Các câu lạc bộ, những nhóm đờn ca tài tử đã mời các nhạc sĩ đờn kìm “lão làng” từ lâu nay ẩn dật cùng tham gia.

dan-tranh
Nghệ sĩ Võ Vân Ánh biểu diễn đàn tranh.

Được mời trịnh trọng, các vị cũng vui vẻ xuất hiện giữ song lang như truyền thống xưa giờ. Có nghĩa người thủ cây đờn Kìm luôn là nhạc trưởng, điều khiển giàn nhạc, dẫn dắt các nhạc sĩ khác tuân theo, vì đó là “luật bất thành văn”. Do đó có thêm nhiều người trẻ học đờn Kìm, mà lại có cả giới nữ gia nhập vào giòng nhạc với cây đờn Kìm.

Nếu như nữ nhạc sĩ đờn Tranh “hằng hà sa số”, thì nữ nhạc sĩ đờn Kìm lại hiếm thấy! Tôi còn nhớ khi xưa khoảng 1960, ông Hai Can, nhạc sĩ đờn Kìm đã nói một câu rất đáng cho người ta suy nghĩ, ông nói: “Ai đó đốt đuốc đi tìm khắp nơi, khắp chốn, nếu như thấy cô gái nào, chị đàn bà nào ôm cây đờn Kìm trong giàn cổ nhạc, thì thua cái gì ông cũng chịu hết!” Câu nói của ông nếu không đúng hẳn thì cũng gần đúng vậy, bởi từ năm 1960 trở về trước đã không có nữ nhạc sĩ đờn Kìm nào xuất hiện.

Nữ nhạc sĩ đờn Kìm đầu tiên

Nhưng rồi thì cũng có thôi! Giữa thập niên 1980 một cô gái trẻ ở miền Tây học đờn Kìm và đã thành công, có chỗ đứng trong hàng nhạc sĩ. Cô Ngọc Cầm ở Bạc Liêu, năm lên 9 tuổi đã biết ôm cây đờn Kìm so dây nắn phím theo sự chỉ dẫn của người cha, một nhạc sĩ đờn Kìm ở địa phương, và đến năm 15 tuổi thì cô đã rành rẽ 20 bài bản Tổ. Có lần liên hoan đờn ca tài tử Đồng Bằng Sông Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ, Ngọc Cầm tham gia độc tấu cây đờn Kìm và đã đoạt giải.

Tài năng được xác định, nữ nhạc sĩ Ngọc Cầm được đoàn cải lương Hương Tràm (Cà Mau) mời thủ cây đờn Kìm trong giàn nhạc của gánh hát. Vài năm sau cô về tỉnh nhà Bạc Liêu, xuất hiện trong giàn cổ nhạc đoàn cải lương Cao Văn Lầu. Điều ấy đã cho thấy tiếng đờn Kìm của người nữ cũng sánh với nam nhân, và thừa kế những danh cầm trong làng cổ nhạc dân tộc.

Theo như người sành điệu thưởng thức làn điệu, âm thanh tiếng đờn, họ có nhận định ngón đờn Kìm của nữ có khác với nam. Thông thường nhạc sĩ nam đờn Kìm thì âm thanh phát ra như dồn dập, âm sắc có lúc như bay bổng, có lúc thì quá chìm sâu. Người nam nhạc sĩ đờn Kìm họ bấm phím mạnh, chắc chắn và nhanh, chữ đờn như liền nhau. Còn nhạc sĩ nữ đờn Kìm (cô Ngọc Cầm) thì chậm rãi, ngón tay lướt nhẹ trên 2 sợi dây đàn một cách dịu dàng. Tiếng tơ phát ra âm điệu thâm trầm, sâu lắng, êm nhẹ truyền cảm như ru hồn người mộ điệu.

Người nữ thứ hai đờn Kìm là cô Kiều My ở Bình Dương, miền Đông, có cha là nhạc sĩ Tư Thía, và ông ngoại là nhạc sĩ Tư Bộ, cả hai ông đều là nhạc sĩ đờn Kìm nổi tiếng ở vùng đất Bình Dương.

Thuở nhỏ Kiều My đã lén lấy cây đờn Kìm của thân phụ và tự khảy theo những động tác mà cô đã nhìn thấy trên phím đàn của cha cô, vừa đờn vừa thả hồn theo tiếng tơ đồng trầm bổng nhặc khoan. Thấy con gái say mê và muốn học đờn, ông đã truyền đạt ngón đờn cho con, và ông ngoại cũng đã truyền những bí quyết cây đờn Kìm, cộng với sự cố công học tập và rèn luyện, nên thời gian vài năm thì Kiều My với tiếng đờn Kìm nỉ non réo rắt từng đêm, từng đêm... đã thực sự đi vào hồn người mộ điệu.

Kiều My được chọn tham dự thi đờn ca tài tử, và đã danh dự nhận giải nhì toàn quốc, và đại diện giới nghệ sĩ Bình Dương đi biểu diễn ở Hà Nội.

Thời gian sau Kiều My là nhạc sĩ đờn Kìm thường trực cho chương trình “Đêm Biển Hẹn” của đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nữ nhạc sĩ Kiều My đã thành công trên bước đường nghệ thuật vậy.

Tóm lại theo sự tìm hiểu của tôi thì trong làng cổ nhạc miền Nam, tính chung vừa đờn ca tài tử, vừa giàn nhạc cải lương chỉ có 2 nữ nhạc sĩ đờn Kìm: Cô Ngọc Cầm ở Bạc Liêu, miền Tây và cô Kiều My ở Bình Dương, miền Đông. Ngoài 2 cô nói trên, không nghe thấy nữ nhạc sĩ đờn Kìm nào nữa xuất hiện.

Trong giới “cầm kỳ thi họa” xưa nay không biết bao nhiêu là nữ sĩ nổi danh, nhưng riêng ở loại nhạc cụ tài tử cải lương, nữ mà chơi đờn Kìm thì quá hiếm. Cô Ngọc Cầm cũng như Kiều My đều mơ ước có nhiều bạn nữ biết đờn Kìm để các cô có bạn đồng hành, và sẵn sàng truyền nghề cho bất cứ bạn nữ nào yêu thích đờn Kìm.

Ngành Mai


Nguồn tin: tcgd theo RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này