\n
Đang truy cập : 26
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 170784
Tổng lượt truy cập : 18384006
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Nhạc sĩ An Thuyên - Người đã lên đò về với khúc dân ca
“Ca dao em và tôi”
(Cắt nửa vầng trăng, Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt đôi câu thơ, Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chéo lướt sóng
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu
Để cùng hát khúc dân ca quê mình
Để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình…)
“An Thuyên là một nhạc sĩ tài năng. Ông là một người hiền lành, hoà đồng, phúc hậu và rất nhiệi tình với tất cả các ca sĩ. Khi làm việc với ông thì mình có 1 cảm giác rất ấm áp của người đi trước dành cho người đi sau.”
Đó là lời chia sẻ của ca sĩ Quang Linh, người đã mang bài hát Ca dao em và tôi của cố nhạc sĩ An Thuyên đi xa hơn nữa vào tim những người yêu âm nhạc.
Cố nhạc sĩ An Thuyên sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đây là miền đất hiền hoà, là cái nôi của nền văn hoá nghệ thuật dân gian như cồng, chiêng, sáo. Ngôi làng Kẻ Đáy, thôn Quỳnh Kim là nơi nhạc sĩ An Thuyên lớn lên và trải dài tuổi thơ của mình cùng cây sáo, cây nhị. Những buổi chiều êm ả của tuổi thơ nơi quê nhà, cùng những bài dân ca và những con diều bay lượn trên cánh đồng đã nuôi dưỡng trong tâm hồn ông một tình yêu quê hương đậm đà.
Rồi theo ngày tháng, chính những dòng sữa ngọt ngào của tuổi thơ ấy đã dần thấm nhuần vào trong hầu hết những sáng tác của ông.
Ai đã từng nghe qua những ca khúc của cố nhạc sĩ An Thuyên sẽ khó mà tìm thấy sự bi lụy, chì chiết trong ca từ và cả nhạc điệu. Âm nhạc của ông là một bài thơ thơm mùi hương của đồng cỏ nội, mát dịu ánh sáng dịu dàng của con trăng miền Trung. Người ta gọi dòng nhạc của ông là nhạc trữ tình. Hơn thế nữa, chất tình trong nhạc của An Thuyên là chất tình quê mộc mạc.
Ca sĩ Quang Linh thốt lên rằng:
“Chỉ với 1 con người mà tình yêu quê hương như thế nào thì mới viết lên được những tác phẩm hay như thế.”
Mối tình quê có giận có hờn, có thương, có trách. Cái giận hờn mang đậm chất chân phương, mộc mạc của cô gái quê váy áo nâu sòng cùng cái tình lãng mạn của chàng trai Nghệ Tĩnh.
”Cắt nửa vầng trăng”
(Đã có lần em giận hờn tôi
Đêm ra đồng, em đổ ánh trăng vàng đi
Nào ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn
Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng
Câu ca rằng hết giận rồi thương
Áo nâu sòng em nhuộm tình tôi
Nào đâu dễ có phôi pha thời gian
Còn đây mãi khúc ca dao em và tôi
Chốn quê nghèo ta có mình
Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người...)
Có ai trút đổ được ánh trăng vàng đâu? Nên có giận có hờn bao nhiêu thì cũng tròn đầy như trăng vậy. Người ta nói Ca dao em và tôi là bài hát về tình yêu đôi lứa gắn với mảnh đất quê hương hay nhất, ngọt ngào nhất, lãng mạn nhất.
Ông được biết đến là một nhạc sĩ rất thành công trong kỹ thuật kết hợp dân ca và âm nhạc hiện đại. Hai chất nhạc này đã tạo nên một phong cách rất riêng trong sáng tác của ông. Dù tất cả ca khúc đều rất mượt mà, rất thơ, rất bình dị với âm hưởng của dân ca quan họ truyền thống nhưng vẫn rất hào sảng một tâm hồn mới, tâm hồn của một người có tư duy hiện đại.
Ngày xưa có đại thi hào Nguyễn Du chỉ mới dám đặt câu hỏi “Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” thì nay có nhạc sĩ An Thuyên dám:
(Cắt nửa vầng trăng, Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt đôi câu thơ, Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chéo lướt sóng
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu…)
Đây không hẳn chỉ là tình yêu nam nữ, mà vượt xa hơn nữa, như ca sĩ Quang Linh cho biết:
“Riêng những bài hát quê hương của ông An Thuyên đậm chất quê hương và đầy tính văn học. Cắt nửa vầng trăng để tôi làm con đò nhỏ, chặt đôi câu thơ để làm mái chèo về với người tôi yêu. Người tôi yêu đây là quê hương đất nước.”
Là người con của xứ Nghệ, nên các ca khúc của nhạc sĩ An Thuyên mang đậm chất dân ca Nghệ Tĩnh. Người nghe luôn bắt gặp hình ảnh con đò, vầng trăng, con sông Thương hiền hoà, màu tím của Huế thương...Có lẽ đó là những kỷ niệm gắn bó của tuổi thơ ông với quê hương miền Trung nói chung và Nghệ An Hà Tĩnh nói riêng.
Nhạc của ông chở giai điệu mượt mà, chầm chậm như con thuyền trôi trên sông Hương, như khúc ca quan họ nam ai thả trôi cùng bài thơ khắc trên chiếc nón.
“Huế thương”
(Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón...
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ,
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca (a ........a)
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế,
Nam ai Nam bằng mà sao thương thế,
Lắng trong vui buồn mộng mơ em hát…)
Tình yêu nhạc sĩ An Thuyên dành cho Huế lớn bao nhiêu thì tình yêu ông dành cho Hà Nội cũng mặn mà bấy nhiêu. Vì tuy sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, nhưng sau này ông sống và làm việc ở Hà Nội. Và ông đã mang chất trữ tình, lãng mạn cùng làn điệu dân ca quê nhà đi vào những vào những ca khúc nói về tình yêu Hà Nội.
“Hà Nội tình yêu tôi”
(Hà Nội, nơi có tình yêu tôi,
Trong sáng sa kì đến lạ
Ngày ngày em có gọi tên tôi
Mà sao hoa sữa thơm hương vô chừng
Hà Nội của tôi ơi!
Mãi ghi trong lòng tôi
Kỷ niệm thời yêu dấu
Hát mãi giai điệu em…)
Ông khắc vào trái tim mình tình yêu Hà Nội với những câu quan họ, với mùa thu trên con sông Thương êm đềm.
“Chiều sông Thương”
(Đi suốt cả chiều thu
Vẫn chưa về tới ngõ,
dùng giằng câu quan họ
nở tím bờ sông Thương
nước vẫn chảy xuôi dòng
chiều uốn cong lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm giờ hát lên.
Ơi con sông màu nâu
hạt phù sa cổ tích
mấy cô mấy cô trên đồng
lúa xanh lúa xanh nõn nà
tóc mây tóc mây la đà
xõa vào chiều thu thương nhớ
mắt em dài hoa cau…)
Và trong trái tim của người nhạc sĩ xứ Nghệ, Hà Nội vẫn có cả nỗi lòng sâu kín của một chàng trai lẻ loi bên cây dương cầm
“Dương cầm thu không em”:
(Nốt nhạc lá thu rơi em về chẳng việc dương cầm buông tả tơi. Giờ mình anh đêm dài. Hà nội không em cây thông già đổ lá. Tình đó vừa trăng thu đã thấy mùa đông sang. Gió nào bằng hơi em để ấm lại hồn thơ anh. Môi thắm…)
Nhạc sĩ An Thuyên, ông đã quay về với con đò, với vầng trăng quê hiền lành. Nơi đó, ông sẽ được đắm mình trong câu quan họ, trong những khúc dân ca mượt mà mà ông đã ghi đậm trong tiềm thức.
Xin mượn câu nói của ca sĩ Quang Linh để tạm biệt ông, một nhạc sĩ lớn:
“Sự ra đi của bác Thuyên là rất đột ngột và là sự mất mát lớn cho dân miền Trung nói riêng và người yêu âm nhạc nói chung.”
Cát Linh, phóng viên RFA
âm nhạc, liên tiếp, nghệ sĩ, nghiên cứu, dân tộc, văn khê, nhạc sĩ, tài hoa, mái chèo, dân ca
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc