\n
18:02 EST Chủ nhật, 10/12/2023
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53


Hôm nayHôm nay : 5222

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 62271

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10739567

Trang nhất » Tin Tức » Tác Phẩm

Rạp hát - Rạp chớp bóng Sài Gòn nay đâu? Chớp bóng - ngành hái ra tiền

Đăng lúc: Thứ năm - 10/08/2023 13:15 - Đã xem: 142
poster

poster

"Tụi sinh viên nhà nghèo khoái nhất là được "coi cọp" những phim "nước nhất", hoặc phim chiếu "nước hai, nước ba" ở rạp hạng bình dân, giá vé rẻ", nhà báo Lưu Đình Triều (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hài hước kể.

Coi phim mà sướng "rên mé đìu hiu"

Nhà báo Lưu Đình Triều, một người sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nhớ về các rạp chiếu bóng trong ký ức ở thập niên 1970: "Khi còn bé, tôi sống ở Biên Hòa, Đồng Nai, thường đi "coi cọp" ở nhiều rạp chiếu bóng các phim chiếu lại từ rạp tại Sài Gòn. Năm 1973, tôi 18 tuổi, lên Sài Gòn học trường Luật, đó là lúc thế giới chiếu bóng và cải lương chính thức trở thành một hồi ức khó phai của tôi. Không hiểu có phải do ảnh hưởng việc từ nhỏ chuyên đi coi cọp ở Biên Hòa chăng mà càng lớn tôi càng ghiền xem chiếu bóng. Sài Gòn là mảnh đất quá màu mỡ cho rừng phim ảnh tứ xứ. Nó có khoảng hơn 60 rạp đủ loại. Rạp lớn, rạp nhỏ, rạp chiếu thường trực, rạp chiếu theo suất, rạp chiếu phim mới thì nhiều nhưng cũng có rạp chuyên chiếu phim cũ. Nhiều rạp nhiều nơi nhưng tôi chỉ chọn rạp gần trường và có giá vé rẻ".

Rạp hát - Rạp chớp bóng Sài Gòn nay đâu?: Chớp bóng - ngành hái ra tiền - Ảnh 1.

Poster phim Bẽ bàng (Nửa đời hương phấn) với kỳ nữ Kim Cương năm 1961

Nhà sưu tầm Vũ Hải

"Lúc đầu, tôi hay xem ở rạp Lê Lợi, gần chợ Bến Thành (đường Lê Thánh Tôn, bây giờ là phòng trà Không Tên). Nơi mà khách hàng thường xuyên là sinh viên, học sinh… Rạp này chiếu phim cũ nhưng toàn phim hay và vé rất rẻ. Thi thoảng tôi cũng chịu lết xuống rạp Long Phụng, nằm trên đường Gia Long (đường Lý Tự Trọng hiện nay; rạp Long Phụng giờ là trụ sở Nhà hát nghệ thuật hát bội nhưng bỏ hoang - PV). Nơi đây thường chiếu phim Ấn Độ, loại phim mà thuở nhỏ tôi hay xem. Sau một thời gian xem phim ở rạp nhỏ, tôi mới phát hiện ra một rạp lớn thuộc vào hàng hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ là Rex, chuyên chiếu phim Pháp, Mỹ cũng có giá rất mềm ở suất chiếu đầu giờ sáng. Lần đầu đặt chân vào Rex, tôi có phần choáng ngợp trước cái màn ảnh đại vĩ tuyến rộng đến 150 m2. Phim được chiếu tại đây là phim 70 mm với dàn máy chiếu chỉ có tại Rex. Ngồi dựa lưng vào chiếc ghế nệm êm ái, tôi say mê theo dõi diễn xuất của Louis de Funès, một diễn viên ăn khách của điện ảnh Pháp thập niên 1960 - 1970. Dù trong vai một cảnh sát trưởng nhưng từng động tác, lời nói của ông đều toát ra sự hài hước, khiến tôi phải cười liên tục. Vừa xem phim vừa nghe âm thanh nổi stereo, đúng là tôi sướng "rên mé đìu hiu" (chữ của nhà văn Duyên Anh trước 1975 thường sử dụng trong các tác phẩm - PV)", nhà báo Lưu Đình Triều kể.

Chớp bóng - ngành hái ra tiền - Ảnh 2.

Poster phim Trận phong ba năm 1938 chiếu tại rạp Casino Sài Gòn

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

"Sau lần đó, tôi thường xuyên xem phim trong khung cảnh trang nhã và sang trọng của Rex. Một bộ phim xem ở đây khiến lòng tôi cứ nôn nao ước muốn kiếm tìm bạn gái như trong phim là Love Story - Chuyện tình. Bộ phim không chỉ cuốn hút tôi mà còn ăn sâu trong tâm trí nhiều thế hệ khán giả bởi chuyện tình trong phim quá xúc động. Chưa kể một giai điệu nhạc phim bất hủ và một câu thoại được nhiều bạn bè đã từng trải của tôi xem nó như một chân lý: Love means never having to say you're sorry/Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói lời xin lỗi", ông chia sẻ.

Rạp hát - Rạp chớp bóng Sài Gòn nay đâu?: Chớp bóng - ngành hái ra tiền - Ảnh 2.

Rạp Long Phụng nay vẫn ở trên đường Lý Tự Trọng với bảng hiệu Nhà hát nghệ thuật hát bội nhưng đóng cửa

Lê Vân

Chủ rạp ăn nên làm ra

Nhiều hãng phim Việt trước 1975, chủ rạp hát, rạp chiếu bóng cũng ăn nên làm ra nhờ mua các phim độc quyền trên thế giới hoặc sản xuất phim VN chiếu rạp như hãng phim Trần Quốc Bình, hãng Mỹ Vân, An-Pha, Nhóm trẻ… Như bộ phim đình đám của kỳ nữ Kim Cương "bao rạp" là Nửa đời hương phấn năm 1961 (hãng phim An-Pha). Hay các phim có tên tài tử "bảo chứng" doanh thu như Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang, Hùng Cường, Chánh Tín, Bạch Tuyết… lúc nào cũng được ưu tiên chiếu trước nhất ở tất cả các rạp và luôn làm loạn giới "phe vé chợ đen".

Chớp bóng - ngành hái ra tiền - Ảnh 4.Poster phim Long hổ quần anh hội, rạp Eden Sài Gòn năm 1973

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

"Không thể không nhắc đến bộ phim điện ảnh được xem là một trong những phim đầu tiên của VN có tên Trận phong ba với 6 diễn viên VN, quay tại Hồng Kông năm 1937, chiếu ở rạp Casino De Sai Gon năm 1938 (sau đổi tên thành rạp Vinh Quang, hiện nay là khách sạn Liberty trên đường Pasteur, Q.1). Đến đầu tháng 7.1938, phim Cánh đồng ma mới được Công ty Nam Trung Hoa tung ra chiếu (sau Trận phong ba 1 tháng). Tuy có hơn Trận phong ba một chút, nhưng khán giả cũng như dư luận báo chí đều chê trách những yếu kém của phim", nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp cho hay.

Chớp bóng - ngành hái ra tiền - Ảnh 5.

Poster phim chiếu ở rạp Casino Sài Gòn

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Thông thường các nhà rạp mở màn bằng loạt chiếu dạo các đoạn của bộ phim chiếu tuần tới để quảng cáo, có rạp mở màn bằng buổi diễn của các ca sĩ đang lên hoặc nhóm tạp kỹ, ảo thuật. Đến giữa suất lại nghỉ giải lao để bà con ra ngoài hóng mát, uống nước, ăn cà rem, mía ghim…(vì rạp bình dân không có máy lạnh, chỉ mở quạt trần tít trên cao).

Nhà văn Ngô Kế Tựu đúc kết: "Ngành kinh doanh xi nê ở Sài Gòn trước 1975 là một ngành hái ra tiền. Nhiều người trong nghề cho biết một chủ rạp làm ăn phát đạt chừng 7 năm là đủ tiền xây rạp mới".

 (còn tiếp) 

Lưu Đình Triều - Lê Vân

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình

Đã từng có đời sống sôi động ở Sài Gòn, nhưng nay, những rạp hát, rạp chiếu bóng của người Việt ra sao?

 

Câu chuyện về các rạp hát, rạp chiếu bóng xưa như vết cắt sâu trong lòng những người đã dành cả cuộc đời ở rạp xưa nay phải nhìn thiết chế văn hóa ấy ngày một mất đi.

Màn nhung khép lại

Trên đường Trần Hưng Đạo từ Q.1 nối dài qua Q.5, nhiều rạp hát - rạp phim nay đã thay đổi công năng sử dụng hoặc bỏ hoang. Duy nhất có rạp Đống Đa hiện còn đúng chức năng chiếu phim. Còn lại, có rạp cửa đóng im lìm, bên ngoài là tàn tích của những vũ trường, quán bar xưa chưa kịp tháo dỡ ở mặt tiền. Bên trong các rạp bỏ hoang ấy, góc bàn thờ tổ ngành sân khấu vốn sáng đèn nhang khói gần cả trăm năm nay cũng tắt ngóm, lạnh lẽo.

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình - Ảnh 1.

Poster phim Không gia đình chiếu tại rạp Đại Nam ngày 25.6.1959

Nhà sưu tầm Vũ Hải

"Tôi sinh ra vào thập niên 1960, khi tôi lớn lên, những rạp hát, xi nê xưa ở Sài Gòn chỉ còn trong ký ức của nhiều người. Riêng tôi phải chứng kiến những ngày cuối cùng thoi thóp của các rạp hát, xi nê này cho tới khi chúng biến mất hoàn toàn. Đau lòng lắm!", NSƯT Xuân Quang, 62 tuổi, cựu diễn viên hát bội ở Q.5, góp chuyện.

Hôm nay, trên những đường phố TP.HCM từ trung tâm ra khu Chợ Lớn hay ngược về quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh… vẫn còn gần cả trăm "xác" rạp hát, rạp chiếu phim xưa từng một thời là niềm tự hào. Nhưng bên trong các rạp, có nơi hoang tàn vì bị bỏ trống mấy chục năm. Có nơi thì thành khách sạn, nhà hàng, quán bar, nơi giữ xe, thậm chí là những tiệm cà phê, ăn uống vỉa hè nhếch nhác ngoài rạp vốn chỉ còn lại tên rạp xưa.

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình - Ảnh 2.

Rạp Lao Động đóng cửa với bảng hiệu Trung tâm giải trí “New 651” vẫn chưa tháo xuống, ảnh chụp ngày 7.6.2023

Lê Vân

Như rạp Nhân Dân trên đường Trần Phú (Q.5) xưa là rạp Hào Huê trước 1975 chuyên chiếu phim, sau 1975 trở thành nơi đóng đô của nhiều đoàn cải lương, kịch nói nổi danh giờ trở thành trụ sở làm việc của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam. Rạp Lao Động ở số 651 Trần Hưng Đạo cửa đóng im lìm ngay mặt tiền con đường đông đúc. Trước đó, rạp này từng được cho thuê làm vũ trường Monaco của ông trùm Năm Cam. Một thời gian sau rạp đổi chủ thành trung tâm giải trí "New 651" rồi đóng cửa đến giờ. Rạp Lệ Thanh A nay thuộc Nhà hát Kịch TP, cũng cho một số bạn trẻ làm studio, quán cà phê cóc. Bên ngoài rạp chằng chịt các bảng hiệu bị mất chữ hoặc chữ bị rơi rớt xô lệch. Nhưng bên trong rạp Lệ Thanh A giờ là phim trường cho thuê chụp hình hoặc tập nhảy hiện đại. Sát bên rạp Lệ Thanh A là rạp Lệ Thanh B cửa đóng, ngưng hoạt động vì xuống cấp.

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình - Ảnh 2.

Rạp Lệ Thanh A với các bảng hiệu cũ kỹ, chữ bị xô lệch sai nghĩa rất phản cảm, ảnh chụp ngày 21.6.2023

Lê Vân

"Thiên đường giải trí" số 1

Trong cuốn tạp văn Sài Gòn còn chút gì để nhớ, nhà văn Phan Kế Tựu kể lại: "Thuở đầu thập niên 1960, phương tiện giải trí ngoài máy hát dĩa, băng từ Akai, radio, truyền hình thì rạp chiếu bóng, cải lương ở Sài Gòn nhiều không kể xiết. Trong đó, chiếu bóng hay xi nê là loại hình được mọi người xem nhiều nhất. Những năm cuối thập niên 1950, các hãng phim VN bắt đầu sản xuất phim màu thay thế phim trắng đen. Tuy nhiên, mãi đến năm 1967, lần đầu tiên tôi được bà chị Hai trong nhà dẫn đi xem phim Lục Vân Tiên, chiếu ở rạp Thanh Vân, tọa lạc ở Q.10 ngay đầu con hẻm nhà tôi… Tiếp sau đó là hàng loạt phim võ thuật Hồng Kông ăn khách xuất hiện thuở thập niên 1970. Khương Đại Vệ, Địch Long, Vương Vũ rồi Lý Tiểu Long cứ ra mắt hết tuần này đến tuần khác…".

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình - Ảnh 4.

Poster phim của nữ tài tử Marilyn Monroe ở rạp Đại Nam

Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Sài Gòn từng có những doanh nhân chịu chơi bỏ tiền ra xây rạp xi nê tối tân nhất Đông Nam Á. Các rạp có chiếu những phim nổi đình đám của thế giới cùng thời gian với Mỹ, Pháp như: Ben Hur (1961), Love Story ở Rex, Đại Nam, Majestic, Eden Sài Gòn. Cùng với dàn đạo diễn, tài tử ngôi sao thế giới như: Marilyn Monroe trong phim tình ái đẫm lệ Riviere sans Retour (Trên sông vĩnh biệt) từng gây sốt vé ở rạp Đại Nam và Eden Sài Gòn vào tháng 9.1957, Robert Taylor với phim Le Tresor du Pendu (Kho tàng của người bị xử giảo), Capucine - người đàn bà đẹp nhất nước Pháp trong phim Le Bal des Adieux (Tơ tình vương sóng nhạc) của hãng Columbia chiếu độc quyền ở rạp Đại Nam năm 1961. (còn tiếp) 

Khi rạp hát - chớp bóng xưa bị biến hình - Ảnh 5.

Poster phim Chiến thắng trên đảo (Navarone) chiếu ở rạp Eden Sài Gòn năm 1962

Nhà sưu tầm Vũ Hải

"Rạp Lệ Thanh A vào năm 1973 từng làm náo động khu Chợ Lớn khi danh ca Đặng Lệ Quân đến biểu diễn. Sau năm 1975 cho tới thập niên 1990, rạp là nơi đóng đô của nhiều đoàn hát cải lương nổi danh Sài Gòn, khán phòng với hơn 1.000 ghế nhưng luôn cháy vé từ lúc 10 giờ sáng vì bị phe vé chợ đen gom mua rồi bán lại với giá cao ngất ngưởng", NSƯT Xuân Quang kể.

 
 
Lê Vân


Nguồn tin: tcgd theo TN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này

 

Những chuyến du hành qua xứ Thượng ở Ðông Dương” của Alexandre Yersin

Là cuốn sách đặc biệt của Alexandre Yersin (do Cao Hoàng Ðoan Thục dịch) vừa được NXB Trẻ giới thiệu đến độc giả.

 

Công diễn nhạc kịch "Những người khốn khổ"

Nhạc kịch "Những người khốn khổ" được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam giới thiệu với khán giả thủ đô vào ngày 9 và 10-11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

 

Nón lá, phở, bánh mì chinh phục loạt sao Hàn!

Hàng loạt sao Hàn tụ hội tại TP HCM để thực hiện các đêm diễn phục vụ khán giả. Họ đội nón lá, bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt với ẩm thực Việt trong đó có phở, bánh mì.

 

Người vợ cuối cùng - bộ phim đầu tiên đạo diễn Victor Vũ gói ghém đúng ngân sách

Chia sẻ về quá trình thực hiện Người vợ cuối cùng, đạo diễn Victor Vũ cho biết, dù có rất nhiều khó khăn nhưng đây là lần đầu tiên anh thực hiện một bộ phim giữ đúng tiến độ và không phát sinh thêm ngân sách.

 

Siêu mẫu Anh Thư khẳng định hoa hậu bây giờ danh giá gì đâu?

Những chia sẻ của siêu mẫu Anh Thư mới đây về việc thi hoa hậu khi có đề nghị, thu hút sự chú ý của cư dân mạng bởi sự thẳng thắn và có phần đúng của cô.

 

Hoài Linh xuất hiện đầy rạng rỡ trong ngày Giỗ Tổ sân khấu

Hoài Linh đã có sự thay đổi khá nhiều về ngoại hình. Nam nghệ sĩ xuất hiện với nụ cười tươi tắn, thần sắc khỏe khoắn hơn so với trước đây.

 

Nhạc sĩ Y Vũ tiết lộ về cô gái trong 'Tôi đưa em sang sông'

Nhạc sĩ Y Vũ, 'cha đẻ' của nhiều ca khúc nổi tiếng như Tôi đưa em sang sông, Ngày cưới em ... bật mí nhiều câu chuyện đằng sau những sáng tác của mình.

 

Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023): “Danh tiếng chỉ là số mệnh”

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật, suy yếu lặng lẽ, ít ai hay.

 

Quốc Thảo, Tuyết Thu xúc động trước nỗ lực của học trò với vở "Chờ"

Cả hai đã tạo cho diễn viên trẻ sự thăng hoa trong nghệ thuật thông qua "Chờ " - vở kịch mang đậm màu sắc sông nước Nam Bộ, vừa trữ tình, vừa ngang trái da diết lòng người.

 

Hà Phương, Thái San tay trong tay dạo chơi ở London

Ca sĩ tỷ phú Hà Phương cùng diễn viên Thái San nắm tay nhau dạo chơi, ngắm cung điện Buckingham, tòa thị chính Manchester, bảo tàng ở London, Anh.

 

Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh

Người Việt trong nước và hải ngoại yêu nghệ thuật ngâm thơ đều biết và mến mộ giọng ngâm trữ tình, tha thiết của Đoàn Yên Linh. Là giọng ngâm kỳ cựu nhất, Đoàn Yên Linh (SN 1939) đã có đến 45 năm cộng tác với hầu...

 

Hồi ký "Dòng đời" của Elvis Phương có gì?

Cuốn hồi ký nhiều ồn ào của ca sĩ Elvis Phương mang tên "Dòng đời" chính thức được phát hành.

 

Vu lan nhớ mẹ!

Vu lan đã trở thành một đại Lễ quan trọng trong tâm thức người Việt, thể hiện tinh thần hiếu đạo sâu sắc, mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của người Việt. Đồng thời như lời nhắc nhở mỗi người luôn tự ý thức thực hiện bổn phận của mình với đấng sinh thành, đặc biệt về sự kính trọng, hiếu thuận. Là dịp để mỗi người sống chậm lại, lắng lòng để yêu thương và báo hiếu mẹ cha.