\n
Đang truy cập : 55
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 54
Hôm nay : 7277
Tháng hiện tại : 167077
Tổng lượt truy cập : 18017338
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
BT - TN
|
Đại gia đình
Hai dòng con, đã có 2 người chết lúc nhỏ, còn 7 người, cộng với dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại, rõ ràng là quá đông đúc. Nhưng bà Thơ không cho ra riêng, cứ sống chung với nhau trong căn nhà lớn tại đường Trần Hưng Đạo, cùng giữ nhiệm vụ trong gánh hát, được lãnh lương như bao nhiêu nhân viên, rồi cùng ăn cơm, cùng sinh hoạt thuận thảo. Điều này không dễ chút nào. Nhưng bà bầu Thơ đã làm trụ cột một cách xuất sắc bằng chính trái tim yêu thương nhân hậu và bản lĩnh, sắc sảo.
Nghệ sĩ Hữu Châu (gọi bà Thơ là bà nội) nhớ lại: “Hồi nhỏ trong nhà mỗi lần dọn cơm là cả một cái bàn dài thật dài, vui lắm vì trong nhà ngoài con cháu thì cũng có 3, 4 người giúp việc”. Có người làm cho bà bầu Thơ suốt mấy chục năm, đoàn rã rồi vẫn thường xuyên về thăm. Đặc biệt có bà vú nuôi người Hoa làm việc từ thuở còn con gái, không có chồng luôn. Bà chăm sóc người em thứ bảy của NSƯT Bảo Quốc cho đến cậu út Chí Tiên thứ mười. Về già, bà vú vẫn gắn bó với gia đình bà bầu Thơ, ở trong nhà được kính trọng và phụng dưỡng như bậc trưởng thượng. Khi bà bầu Thơ chết, bà vú cứ quỳ khóc kêu “A mợ ơi”. Và khi bà chết thì chú út Chí Tiên chôn cất đàng hoàng. Còn một bà vú khác chăm sóc Hữu Châu, khi Hữu Châu lớn, bà được bà bầu Thơ cho tiền đi học lái ô tô, về lái cho gia đình, sau bà có chồng sang Mỹ định cư, năm nào về nước cũng mua vé vô IDECAF xem Hữu Châu diễn kịch mà rưng rưng nước mắt.
Hai dòng con của bà bầu Thơ tuy là anh em cùng mẹ khác cha nhưng rất yêu thương nhau. Có lẽ xuất phát từ sự yêu thương chân tình của ông Năm Nghĩa đối với những đứa con riêng của vợ. Chính tay ông dạy nghề hát cho Thanh Nga khi còn nhỏ xíu, và tận mắt thấy Thanh Nga lãnh giải Thanh Tâm năm 1958 rồi đến 1959 ông mới qua đời, âu cũng là mát lòng mát dạ. Còn Hữu Thình và Thanh Nga là hai anh chị lớn nhất, cứ tíu tít bên mấy đứa em sau, không hề phân biệt. NSƯT Bảo Quốc nói: “Anh hai Hữu Thình chuyên ẵm tôi, vì hồi tôi ra đời thì chưa có bà vú, tới đứa em sau tôi nhà mới mướn người làm. Anh hai tha tôi đi khắp xóm. Còn chị Ba thì hun hoài. Tuổi thơ chúng tôi trôi qua thật êm đềm trong ngôi nhà lớn đó”.
Ký ức về “má Ba”
Đến khi Hữu Châu ra đời thì anh cũng được sống trong đại gia đình êm ấm, mà ký ức của anh cứ nhớ cô Ba Thanh Nga thường hun anh và em gái. Bữa nào bé Hữu Châu không cho cô Ba hun là cô Ba giận lẫy. Và ký ức Hữu Châu còn y nguyên hình ảnh cô Ba ăn chút chút như mèo mà cứ ăn hoài, cô mặc đồ bộ chạy xe đạp đi mua chuối chiên đầu xóm, giản dị vô cùng. Cô Ba còn tự cắt móng tay móng chân chứ không cho ai cắt dù đã là ngôi sao sân khấu. Khi cô Ba có chồng luật sư Phạm Duy Lân, dọn về nhà ở đường Ngô Tùng Châu (Lê Thị Riêng bây giờ) thì Hữu Châu và đại gia đình lại có thêm những bữa cơm do chính tay cô Ba tự nấu đãi cả nhà về ăn mỗi đầu tuần được nghỉ hát. Cô Ba còn thích làm bánh nữa. Bánh ngọt cho những đứa cháu đang tuổi lớn, bao nhiêu cũng hết sạch. Và còn những buổi chiếu phim tại nhà cô với mấy bộ phim Sạc-lô được phóng lên tường vôi trắng khiến ai nấy cười như nắc nẻ. Hữu Châu nhớ lại: “Hồi đó phim mới nhập vô nên có mấy bộ chiếu đi chiếu lại hoài, bọn trẻ tụi tôi coi cười đã luôn. Nhưng coi riết thuộc lòng, hổng đứa nào cười nữa. Vậy mà không hiểu sao má Ba lại có thể cười hoài, mà cười hồn nhiên lắm nghen. Rồi má Ba còn nghịch ngợm “phổ nhạc” mấy cái bảng hiệu của người ta, xe ô tô chở má Ba đi tới rạp nhưng dọc đường má cứ nhìn ra cửa kiếng mà hát tên mấy cửa tiệm, tôi không nhịn được cười”.
Nói về học vấn thì đại gia đình này cũng đáng khâm phục. Từ Thanh Nga cho tới Bảo Quốc đều được bà bầu Thơ cho học trường Tây, là Trường Auorore (giờ là Trường Lương Định Của, trên đường Nguyễn Đình Chiểu) theo chương trình của Pháp, cho nên phong thái rất lịch thiệp, tao nhã. Bà bầu Thơ không muốn con mình mang tiếng xướng ca vô loài mà thiếu một nền văn hóa chuẩn mực. Không chịu học thì bà nhất định không cho đi hát. Vì vậy, Thanh Nga còn có một tên Pháp nữa là Juliette. Cho đến các em của Bảo Quốc sau này, thậm chí đến thời Hữu Châu, thì bà bầu Thơ cũng bắt học tới nơi tới chốn. Hữu Châu còn nhớ lúc nhỏ anh mê gánh hát lắm, cứ muốn theo ba má đi lưu diễn, nhưng bà nội bắt ở nhà đi học, tới hè mới cho theo vài buổi. Bà chịu ảnh hưởng sâu sắc của “thầy giáo Năm Nghĩa”, coi trọng văn hóa nền chứ không chỉ chạy theo hào quang tạm thời. Chính văn hóa nền vững chắc đó mới giúp con cháu bà trở thành những nghệ sĩ đẳng cấp, vừa có tài năng nghệ thuật vừa có kiến thức sâu rộng, đóng vai nào cũng có chiều sâu, cho người ta khâm phục.
Hoàng Kim - Vũ Anh
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc