\n
Đang truy cập : 37
Hôm nay : 7005
Tháng hiện tại : 166805
Tổng lượt truy cập : 18017066
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Cảnh trong vở kịch nói “Vòng xoáy nghiệt ngã”.
Trong đó, nhiều vở cải lương đi vào lòng khán giả, tạo nên tiếng vang, như: “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Vụ á Mã Ngưu”, “Nàng Xê Đa”, “Tình yêu và lời đáp”, “Kẻ ngoại tình”… Sau thời gian làm việc ở Nhà hát Trần Hữu Trang, đạo diễn Đoàn Bá dàn dựng nhiều vở kịch nói cho đến nay vẫn còn dư âm, như: “Thời con gái đã xa”, “Đường bay”, “Khúc nguyệt cầm”, “Sự thật không cần nói”…
Hay tin đạo diễn Đoàn Bá đột ngột ra đi, 15h55 ngày 21.8 (theo giờ Mỹ) tại California, Mỹ khi cùng vợ sang thăm gia đình con gái giới sân khấu bàng hoàng. Dù bước sang tuổi 78 và phải luôn chịu đựng những cơn đau hành hạ do chứng bệnh xương khớp nhưng ông chưa lúc nào chịu nghỉ ngơi. Ông sáng tác kịch bản mới, dựng vở mới, dựng cải lương, dựng kịch nói, dựng cho sân khấu xiếc, rồi giảng dạy... Ông vẫn đầy ắp tâm huyết, vẫn đang bắt tay thực hiện những dự án cho sân khấu. Vở nhạc kịch “Ben Hur, trái tim rực lửa” (dựa theo tiểu thuyết “A Tale Of Christ” của tác giả William Wyler) mà ông đồng đạo diễn với dự định sẽ công diễn đầu năm 2017.
Đạo diễn, tác giả Đăng Minh, một học trò của đạo diễn Đoàn Bá, xúc động viết trên trang cá nhân ngay sau khi hay tin người thầy vĩnh viễn ra đi, có đoạn: “Thầy là thần tượng của tôi. Tôi quý trọng tánh tình thẳng thắn, không nịnh nọt cúi lòn. Thấy chuyện trái tai gai mắt thầy nói liền không vị nể. Thầy là người có công rất lớn với nền sân khấu Việt Nam, nhất là cải lương, những vở thầy dựng luôn sang trọng, sâu sắc kết hợp hài hòa giữa sân khấu dân tộc và sân khấu nước ngoài. Chính thầy đã làm cho cải lương hoành tráng hơn, mẫu mực hơn”.
Đạo diễn Đoàn Bá. |
Là người mới mon men sang lĩnh vực sân khấu nhưng tôi có được cái may mắn là được trực tiếp làm việc với đạo diễn Đoàn Bá, khi ông nhận đạo diễn vở kịch “Vòng xoáy nghiệt ngã” (tên đúng của kịch bản là “Dòng xoáy nghiệt ngã”, do nhầm lẫn chữ “Dòng” thành “Vòng”) mà tôi là tác giả kịch bản.
Kịch bản “Dòng xoáy nghiệt ngã” tuy đã được Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh chọn dàn dựng để tham gia Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp kịch nói toàn quốc năm 2015 nhưng đạo diễn Đoàn Bá vẫn mời tôi đến gặp ông để bàn bạc trao đổi thêm trước khi triển khai tập vở. Tôi nhớ ông tỏ ra hào hứng với kịch bản và rất tâm đắc với nhân vật Bảy Bá, một tư sản dân tộc từng tự nguyện hiến cho Cách mạng (trực tiếp giao cho nhân vật Ba Tài, người phụ trách kinh tài cho cả miền Tây Nam Bộ) của cải nhà cửa nhưng sau khi giải phóng, ông trắng tay, vợ con ly tán, bản thân ông phải làm nghề chạy xe ôm để sinh sống. Đạo diễn đề nghị tác giả kịch bản nên “cho” ông Bảy Bá phẫn uất đến mức… đi tu. Còn nhân vật Tư Quý, một phó chủ tịch tỉnh, kẻ đã hợp thức hóa giấy tờ để biến ngôi biệt thự mà ông Bảy Bá cho cách mạng mượn, thành tài sản của mình, một kẻ thoái hóa biến chất, lừa Đảng hại dân thành một lãnh đạo cao hơn - chủ tịch tỉnh. Chủ tịch tỉnh Tư Quý vốn tận tụy, liêm khiết, trung thành lý tưởng cách mạng nhưng do quan liêu, xa rời thực tế đã để vợ con cuốn vào dòng xoáy lợi danh, cho đến khi chứng kiến cái chết của ông Ba Tài, cái chết gây ra bởi những kẻ lấy cắp lòng tin, lừa dân dối Đảng, ông chủ tịch tỉnh Tư Quý mới tỉnh ngộ. Như thế, đường dây kịch bản phải bung ra, phải làm lại. Phải làm mới tình huống mà ngày đem vở tham dự cuộc thi còn không nhiều. Đó là thời gian cực kỳ vất vả đối với tác giả và cả đạo diễn. Viết xong trang nào tôi gởi qua mail cho thầy trang đó. Ông đọc ngay, chỉnh sửa, gợi ý chỉnh sửa. Ông còn viết nhiều đoạn dài vào lời thoại của thầy tu Bảy Bá, của chủ tịch tỉnh, ông gởi gắm cả những bức xúc phẫn nộ của mình trước cái xấu cái ác đang diễn ra hàng ngày.
Suốt thời gian trên sàn tập, hễ thấy tôi bước vào, lấy từ trong túi ra xấp giấy là đạo diễn Đoàn Bá nói ngay: “Lại chỉnh sửa kịch bản chớ gì, em thật là rắc rối”. Nói vậy nhưng ông vẫn chăm chú lắng nghe tôi đọc. Nghe xong, có lần ông bảo tôi: “Em lên sân khấu đọc lời thoại cho các em tập đi!”. Lúc đoàn đem vở diễn ra Thanh Hóa dự thi, do sức khỏe không tốt nên ông không đi cùng. Trước khi đoàn đi, ông căn dặn anh chị em diễn viên: “Thi thố cốt không phải để lấy huy chương mà cái chính là học hỏi và phải diễn bằng tất cả niềm đam mê nghệ thuật”.
Vở “Vòng xoáy nghiệt ngã” diễn buổi cuối cùng của cuộc thi. Nhà hát Lam Sơn chật kín người xem. Cả khán phòng cuốn theo câu chuyện về cuộc hành trình nghiệt ngã của những con người biết sống biết chết vì nghĩa nhân. Và lời thức tỉnh của Chủ tịch tỉnh Tư Quý trước cái chết của Ba Tài, vẫn còn nóng hổi tính thời sự: “Em đâu có ngờ sự giả trá và lòng tham lại nảy sinh ngay trong chính vợ con mình và ngay cả một trong số đảng viên mà em đã cố công đào tạo để có thể thay thế mình. Chính sự quan liêu của em vô hình trung đã đưa đến cái chết tức tưởi của anh, anh Ba! Đau lắm anh Ba ơi! Nỗi đau này sẽ dày vò em suốt quãng đời còn lại”.
Đó có lẽ cũng chính là nỗi niềm gởi gắm của đạo diễn Đoàn Bá, một người thầy giỏi nghề, một nghệ sĩ tài ba, một trái tim nồng nhiệt, luôn muốn bằng hình tượng những nhân vật trên sàn diễn gửi những thông điệp cao đẹp đến cho cuộc đời.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc