\n
Đang truy cập : 36
Hôm nay : 3515
Tháng hiện tại : 163315
Tổng lượt truy cập : 18013576
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Soạn giả Hoa Phượng
Năm 1956, cùng với soạn giả Hoa Phượng cùng soạn giả Hà Triều cho ra đời vở Vì Quê Hương trên ,Sau cơn gió Lốc trên sân khấu Việt Hùng-Minh Chí qua sự giới thiệu của soạn giả Kiên Giang..Soạn Giả Kiên Giang cũng là ân nhân giúp nơi ăn chốn ở cho đôi soạn giả liên doanh lừng danh Hà Triều Hoa Phượng, đến tác phẩm thứ ba Khi Hoa anh đào nở trên sân khấu Thuý Nga-Phước Trọng tên tuổi Hoa Phượng đã có tiếng trong giới soạn giả
Năm 1960 về cộng tác cho đoàn Thanh Minh- Thanh Nga với hàng loạt các tuồng nổi tiếng như Nửa Đời Hương Phấn, Sồng Dài, Tấm Lòng Của Biển, Con Gái Chị Hằng, Mưa Rừng...hợp soạn với Hà Triều...
Thời đó, có một số người của sân khấu kịch nói coi thường soạn giả cải lương không thể viết kịch nói. Hoa Phượng bàn với Hà Triều viết vở ”Sông Dài” cho đoàn kịch Thẩm Thúy Hằng. Vở này đã gây sự bùng nổ trong dư luận kịch trường, sau này được quay thành phim và chuyển thể cải lương.
Năm 1964 cùng với Hà Triều về cộng tác với đoàn Dạ Lý Hương với những tuồng như Khói Sống Tiêu Tương, Cô Gái Đồ Long, Đoi anh mùa lá rụng, Chiều đông gió lạnh về,Lệnh Xé Xác, Anh Hùng Xạ Điêu Tần Nương Thất, Tàu Ra Xứ Huế, Tuyệt Tình Ca, Luật Giang Hồ, Truong Tương Tư..
Năm 1966 Hoa Phượng phải bỏ Sài Gòn ra miền Trung sống lây lất với các đoàn hát nhỏ trong nhiều năm như Tân Hoa Lan,Thái Dương
Sau những năm tách rời với soạn giả Hoa Phượng, và đến năm 1970-1972 thì Hà Triều lại bắt tay với Hoa Phượng lèo lái đoàn Tân Thái Dương hoạt động ở miền Trung.
Khoảng cuối nắm 1973 là soạn giả thường trực đoàn cải lương Kiên Giang của bầu Mật
Sau năm 1975, trên sân khấu Thanh Manh Thanh Nga có những tuồng nổi tiếng sau Thái Hậu Dương Vân Nga, Bóng Tối và Ánh Sáng, Hòn Đảo Thần Vệ Nữ...sau đó ông về cộng tác với đoàn Tây Ninh, giúp nghệ sĩ Bạch Tuyết trở lại sàn diễn sau một thời gian dài bị cấm hát năm 1978.
Ngoài viết tuồng, ông còn viết báo nghệ thuật và tân cổ giao duyên cho các hãng đĩa, đặc biệt là hãng đĩa Việt Nam.Ngoài soạn giả Hà Triều, soạn giả Hoa Phượng còn cộng tác thành công với các soạn giả khác như Loan Thảo, Ngọc Điệp, Tuấn Khanh, Thế Châu,Ngọc Linh, Kiên Giang...
Về đời tư, ông là soạn giả có nhiều vợ trong đó có Nguyễn thị Nguyệt Thu con của soạn Giả Nguyễn Thành Châu, tốt nghiệp Violon, vợ thứ của soạn giả Hoa Phượng và em gái nghệ sĩ Thanh Nguyệt
Sự hợp tác giữa Hoa Phượng và Hà Triều, một cặp bài trùng còn mang lại kết quả bất ngờ, một cô gái nhà bên nơi 2 người ở trọ, vì mến mộ tài năng mà theo về làm vợ soạn giả Hoa Phượng. Con họ sinh ra đặt tên theo phong thái cải lương như Nhứt Nương, Nhị Lang, Tam Lang... và gọi Hà Triều là "Ba Hai"
Soạn giả Hoa Phượng đèo bồng một lúc hai vợ. Trận giặc ghen tuông dưới mái gia đình một chồng hai vợ hình như chưa bao giờ ngưng chiến quá 5 phút. Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ xuống chuồng heo mà nằm. Nhiều bữa chén bát đánh ghen rơi lủng củng lẻng kẻng, soạn giả Hoa Phượng tản cư tới rạp Quốc Thanh ôm gói ngủ chèo queo trước mái hiên.
Trước khi mất năm 1984 Hoa Phượng có khuyên soạn giả Nguyễn Phương là " năng lui tới Hội Sân Khấu, bỏ tiền ra để đãi đằng anh em trong hội để gây cảm tình, chớ sống cứng rắn, tỏ ra không sợ,không cần họ thì tuồng của mình khó được cho hát dễ dàng", trước khi mất soạn giả Hoa Phượng cũng khuyên con uốn mình mềm mại như dòng sông dể sống chứ đừng như ông, sống không biết khom lưng , đừng cứng rắn như đá núi Thoại Sơn mà bị mìn phá.
Hoa Phượng qua đời ngày 22 tháng 10 năm 1984 để lại một bài tân cổ giao duyên rất hay "Trái tim núi sập" do nghệ sĩ Thanh Sang hát thay nghệ sĩ Thanh Tuấn trong tang lễ như một di chú, soạn giả Hoa Phượng rất thích giọng ca của nghệ sĩ Thanh Tuấn. Các học trò của ông gồm có Loan Thảo, Hữu Lộc, Thanh Hiền...
Đối với soạn giả Hoa Phượng thì chẳng đào kép nào dám thắc mắc về role tuồng, chê khen một tiếng thì coi như mất chỗ đứng trong vở hát, vai trò sẽ được giao người khác. Do đó mà mỗi lần Hoa Phượng phát role tuồng là hầu hết đào kép có vai trò đều im re, chẳng ai dám hó hé gì hết. Ông và tuồng của ông giúp nhiều nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm như Thanh Sang trong vai Tạ Tốn vở Cô Gái Đầu Long, Mộng Tuyền vai vũ nữ Thu Lan trong vở Phu tử tòng tử, Bạch Tuyết trong vở Tần Nương Thất, Ngọc Bích trong vở Tuyệt Tình Ca...ông là người có tầm nhìn xa, biết khả năng tiềm ẩn của từng nghệ sĩ để phân vai, đo ni đóng giày
Về cuộc đời tình cảm của Hà Triều là cả những chuỗi ngày dài cô độc, ông lại thích ngựa đua hơn là thích đàn bà con gái, do đó mà suốt mấy chục năm sống một mình luôn cho tới ngày chết! Tuy là soạn giả nổi danh, tiền làm ra cũng khá nhiều nhờ chia tiền bản quyền tác phẩm tuồng tích, nhưng lại không có hình bóng đàn bà bên cạnh để xài bớt, mà phần nhiều đổ vô quán nhậu và trường đua Phú Thọ.
soạn giả, núi sập, châu đốc, an giang, sài gòn, lập nghiệp, đam mê, nâng cao, nhạc sĩ, thế hệ, hoàng kim, bắt đầu, sự nghiệp
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc