\n
Đang truy cập : 34
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 33
Hôm nay : 3721
Tháng hiện tại : 163521
Tổng lượt truy cập : 18013782
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Đạo diễn Đặng Hồng Giang
Đạo diễn Đặng Hồng Giang từng có 10 năm làm báo |
Từng có 10 năm làm việc tại báo Công an TP.HCM, nhà báo Đặng Hồng Giang gây bất ngờ khi chuyển sang làm đạo diễn. Bộ phim đầu tay Lửa Thiện Nhân của anh đã gây tiếng vang lớn với khán giả ở mảng phim tài liệu năm 2015. Anh cho biết, mình đang làm phim, nhưng vẫn luôn trong tâm thế của một người làm báo.
"Thiếu kinh nghiệm thực tế nó làm khổ nhau vậy"
Từ thời điểm nào anh quyết định chuyển hướng từ làm báo sang làm đạo diễn?
Tôi “âm mưu” lâu lắm rồi, vì thấy xu hướng báo hình trong tương lai sẽ lên ngôi và có thể “thống trị” lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, quyết định thì phải đến năm 2009, khi tôi bắt đầu khóa học thạc sĩ báo chí & truyền thông ở Đại học Griffith, Australia. Lúc đó, tôi mới có đủ tiềm lực để thực hiện.
Đạo diễn phim hiện thực có khác nhiều so với nghề báo hay không?
Nhìn chung, mỗi đạo diễn là một nhà truyền thông. Vì khi bộ phim đưa ra sẽ có tác dụng hoặc ảnh hưởng gì với xã hội chứ. Anh có thể làm cho công chúng yêu thương nhau hơn, cười vui hạnh phúc, hay giận dữ, phẫn nộ, hoặc ngậm ngùi đắng cay.
Tôi chưa bao giờ so sánh điện ảnh có gì cuốn hút hơn nghề báo. Đang làm phim nhưng tôi luôn trong tâm thế của một người làm báo. Vì mấu chốt cho cả hai vẫn phải là vốn sống thực tiễn. Càng có vốn sống nhiều, biết nhìn nhận, phân tích vấn đề thì khi bạn chuyển hóa đề tài thành một tác phẩm, dù là báo chí hay điện ảnh cũng thật hơn, đỡ ngờ nghệch và đi vào lòng công chúng hơn.
Chẳng hạn, hồi đang làm báo, tôi có xem một bộ phim Việt Nam trên tivi. Có đoạn anh nhà báo bám theo một đối tượng. Khi đối tượng đi vào ngôi nhà bên đường, anh nhà báo tấp vào một quán đối diện gọi cà phê uống và giả vờ đọc báo để chờ đối tượng. Chuẩn! Nhưng dường như chỉ chờ khi đối tượng đi ra, anh này mới cuống lên kêu chủ quán tính tiền và hô rất hào phóng: “Khỏi thối!”. Rồi anh cuống quít rồ xe bám theo đối tượng.
Đạo diễn Đặng Hồng Giang đã có 10 năm làm báo trước khi học về làm phim tại trường Đại học Griffith tại Australia. Hiện, anh sống tại TP Hồ Chí Minh. Phim Lửa Thiện Nhân, bộ phim độc lập đầu tay của anh với thời lượng 77 phút, tái hiện nhiều chi tiết cảm động và ấm áp trong hành trình Thiện Nhân và nhiều em nhỏ khác của Việt Nam được phẫu thuật để đem lại nguồn sống mới. |
Bạn có làm thế bao giờ không? Chắc không! Gọi cà phê xong phải tính tiền trước chứ, vì có biết lúc nào đối tượng đi ra đâu. Vả lại, người đi theo dõi mà hấp tấp, ồn ào hơn cả người bị theo dõi thì lộ mất còn gì? Phi thực tế! Tôi tắt tivi không xem tiếp phim đó nữa. Tôi cũng chạnh lòng vì đạo diễn phim này không nắm được nguyên tắc căn bản đó, thành thử khán giả tinh ý một chút cũng đủ thấy nghề báo phản ánh trong phim rất… “gà vịt”. Thiếu kinh nghiệm thực tế nó làm khổ nhau vậy.
Khán giả không thờ ơ với phim tài liệu
Bộ phim đầu tay “Lửa Thiện Nhân” đã thành công. Sự khởi đầu hoàn hảo có là áp lực với anh trong các dự án phim tiếp theo?
Không! Tôi luôn cố gắng để không nghĩ phim Lửa Thiện Nhân là một thành công. Chết, lụt nghề luôn đấy! Nói đúng hơn là với tôi, Lửa Thiện Nhân như một cột mốc nghề, để ngộ ra: À, tôi đã nghĩ đúng và làm đúng, được khán giả và các đồng nghiệp báo chí nhìn nhận. Thế là tôi có niềm tin để bước tiếp thôi.
Và Lửa Thiện Nhân cũng không gây áp lực gì cho tôi khi thực hiện các phim khác. Ngược lại, bộ phim đã cho tôi thêm rất nhiều kinh nghiệm nghề và về việc quản lý tài chính. Tất nhiên, giờ đã có người có chuyên môn lo cho tôi việc chi tiêu tiền bạc rồi, chứ trước đây thì luộm thuộm lắm. (Cười)
Phim tài liệu vốn là thể loại phim kén khán giả. Tại sao anh lại chọn thể loại này để theo đuổi?
Kén khán giả ư? Nhiều người nói vậy và trước đây tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng sau Lửa Thiện Nhân, tôi biết mình cũng nhầm. Phim tài liệu không kén khán giả. Nhà báo Hồ Phương, hay Bùi Dũng đã quan sát khán giả xem phim Lửa Thiện Nhân và nói với tôi rằng: “Lửa Thiện Nhân của anh thu hút khán giả từ các cụ 70-80, đến các cháu học sinh tiểu học”. Tôi cũng nhìn thấy vậy. Tôi cũng nói vui thôi nhưng thật: Thậm chí là cả các cháu 1, 2 tuổi nữa, vì bố mẹ không gửi được ai trông nên vác chúng đi xem cùng. Ở rạp Ngọc Khánh, tôi từng bế một đứa bé khóc ngoe ngoe để mẹ cháu xem nốt đoạn cuối phim.
Còn tôi chọn phim tài liệu bởi đây là “hơi thở cuộc sống”, chẳng bao giờ hết chuyện cả. Chủ yếu mình có nhìn ra vấn đề hay không thôi. Vả lại, thù lao bây giờ các nhà đài trả cho đạo diễn cũng đủ cho tôi sống “tốt” và làm tốt. Tôi lấy đó để ấp ủ, nhen nhóm những phim lớn.
Và nhìn xa một chút bạn sẽ thấy, dù là phim tài liệu nhưng nếu mình có câu chuyện tốt, nhân vật hay, lối kể chuyện hay, thì ngoài chiếu cho khán giả Việt Nam xem, bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng mang “đứa con tinh thần” của mình đến những sân chơi lớn như: Sundance (Mỹ); Hot Docs (Canada)… thậm chí là Oscar. Đừng tự ti hay dè xẻn ước mơ. Thú thật, tôi luôn hướng đến điều đó. Trước hết là để tự nhắc mình làm cho tốt, còn được hay không là chuyện khác.
Thế anh nghĩ sao về thực trạng khán giả ngày nay rất thờ ơ với phim tài liệu?
Nhiều người cũng hỏi tôi như vậy. Tôi không đồng ý, vì ít nhất với Lửa Thiện Nhân, tôi đã chứng minh là khán giả không thờ ơ. Tôi chỉ đặt vấn đề ngắn gọn, nếu tôi hời hợt với khán giả thì làm sao khán giả mặn mà với phim của mình?
Theo anh, điều quan trọng để có thể lôi kéo và cuốn hút khán giả với thể loại này là những yếu tố nào?
Như đã nói trên, phải có câu chuyện tốt, nhân vật hay và người làm phim biết cách kể chuyện, thêm nữa là dám đầu tư. Đầu tư ở đây chưa hẳn là tiền bạc, mà là tâm huyết, kiến thức và niềm tin với chính mình, cộng với sự bền bỉ.
Cảm ơn anh!
Đạo diễn Đặng Hồng Giang từng có 10 năm làm báo |
Từng có 10 năm làm việc tại báo Công an TP.HCM, nhà báo Đặng Hồng Giang gây bất ngờ khi chuyển sang làm đạo diễn. Bộ phim đầu tay Lửa Thiện Nhân của anh đã gây tiếng vang lớn với khán giả ở mảng phim tài liệu năm 2015. Anh cho biết, mình đang làm phim, nhưng vẫn luôn trong tâm thế của một người làm báo.
"Thiếu kinh nghiệm thực tế nó làm khổ nhau vậy"
Từ thời điểm nào anh quyết định chuyển hướng từ làm báo sang làm đạo diễn?
Tôi “âm mưu” lâu lắm rồi, vì thấy xu hướng báo hình trong tương lai sẽ lên ngôi và có thể “thống trị” lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, quyết định thì phải đến năm 2009, khi tôi bắt đầu khóa học thạc sĩ báo chí & truyền thông ở Đại học Griffith, Australia. Lúc đó, tôi mới có đủ tiềm lực để thực hiện.
Đạo diễn phim hiện thực có khác nhiều so với nghề báo hay không?
Nhìn chung, mỗi đạo diễn là một nhà truyền thông. Vì khi bộ phim đưa ra sẽ có tác dụng hoặc ảnh hưởng gì với xã hội chứ. Anh có thể làm cho công chúng yêu thương nhau hơn, cười vui hạnh phúc, hay giận dữ, phẫn nộ, hoặc ngậm ngùi đắng cay.
Tôi chưa bao giờ so sánh điện ảnh có gì cuốn hút hơn nghề báo. Đang làm phim nhưng tôi luôn trong tâm thế của một người làm báo. Vì mấu chốt cho cả hai vẫn phải là vốn sống thực tiễn. Càng có vốn sống nhiều, biết nhìn nhận, phân tích vấn đề thì khi bạn chuyển hóa đề tài thành một tác phẩm, dù là báo chí hay điện ảnh cũng thật hơn, đỡ ngờ nghệch và đi vào lòng công chúng hơn.
Chẳng hạn, hồi đang làm báo, tôi có xem một bộ phim Việt Nam trên tivi. Có đoạn anh nhà báo bám theo một đối tượng. Khi đối tượng đi vào ngôi nhà bên đường, anh nhà báo tấp vào một quán đối diện gọi cà phê uống và giả vờ đọc báo để chờ đối tượng. Chuẩn! Nhưng dường như chỉ chờ khi đối tượng đi ra, anh này mới cuống lên kêu chủ quán tính tiền và hô rất hào phóng: “Khỏi thối!”. Rồi anh cuống quít rồ xe bám theo đối tượng.
Đạo diễn Đặng Hồng Giang đã có 10 năm làm báo trước khi học về làm phim tại trường Đại học Griffith tại Australia. Hiện, anh sống tại TP Hồ Chí Minh. Phim Lửa Thiện Nhân, bộ phim độc lập đầu tay của anh với thời lượng 77 phút, tái hiện nhiều chi tiết cảm động và ấm áp trong hành trình Thiện Nhân và nhiều em nhỏ khác của Việt Nam được phẫu thuật để đem lại nguồn sống mới. |
Bạn có làm thế bao giờ không? Chắc không! Gọi cà phê xong phải tính tiền trước chứ, vì có biết lúc nào đối tượng đi ra đâu. Vả lại, người đi theo dõi mà hấp tấp, ồn ào hơn cả người bị theo dõi thì lộ mất còn gì? Phi thực tế! Tôi tắt tivi không xem tiếp phim đó nữa. Tôi cũng chạnh lòng vì đạo diễn phim này không nắm được nguyên tắc căn bản đó, thành thử khán giả tinh ý một chút cũng đủ thấy nghề báo phản ánh trong phim rất… “gà vịt”. Thiếu kinh nghiệm thực tế nó làm khổ nhau vậy.
Khán giả không thờ ơ với phim tài liệu
Bộ phim đầu tay “Lửa Thiện Nhân” đã thành công. Sự khởi đầu hoàn hảo có là áp lực với anh trong các dự án phim tiếp theo?
Không! Tôi luôn cố gắng để không nghĩ phim Lửa Thiện Nhân là một thành công. Chết, lụt nghề luôn đấy! Nói đúng hơn là với tôi, Lửa Thiện Nhân như một cột mốc nghề, để ngộ ra: À, tôi đã nghĩ đúng và làm đúng, được khán giả và các đồng nghiệp báo chí nhìn nhận. Thế là tôi có niềm tin để bước tiếp thôi.
Và Lửa Thiện Nhân cũng không gây áp lực gì cho tôi khi thực hiện các phim khác. Ngược lại, bộ phim đã cho tôi thêm rất nhiều kinh nghiệm nghề và về việc quản lý tài chính. Tất nhiên, giờ đã có người có chuyên môn lo cho tôi việc chi tiêu tiền bạc rồi, chứ trước đây thì luộm thuộm lắm. (Cười)
Phim tài liệu vốn là thể loại phim kén khán giả. Tại sao anh lại chọn thể loại này để theo đuổi?
Kén khán giả ư? Nhiều người nói vậy và trước đây tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng sau Lửa Thiện Nhân, tôi biết mình cũng nhầm. Phim tài liệu không kén khán giả. Nhà báo Hồ Phương, hay Bùi Dũng đã quan sát khán giả xem phim Lửa Thiện Nhân và nói với tôi rằng: “Lửa Thiện Nhân của anh thu hút khán giả từ các cụ 70-80, đến các cháu học sinh tiểu học”. Tôi cũng nhìn thấy vậy. Tôi cũng nói vui thôi nhưng thật: Thậm chí là cả các cháu 1, 2 tuổi nữa, vì bố mẹ không gửi được ai trông nên vác chúng đi xem cùng. Ở rạp Ngọc Khánh, tôi từng bế một đứa bé khóc ngoe ngoe để mẹ cháu xem nốt đoạn cuối phim.
Còn tôi chọn phim tài liệu bởi đây là “hơi thở cuộc sống”, chẳng bao giờ hết chuyện cả. Chủ yếu mình có nhìn ra vấn đề hay không thôi. Vả lại, thù lao bây giờ các nhà đài trả cho đạo diễn cũng đủ cho tôi sống “tốt” và làm tốt. Tôi lấy đó để ấp ủ, nhen nhóm những phim lớn.
Và nhìn xa một chút bạn sẽ thấy, dù là phim tài liệu nhưng nếu mình có câu chuyện tốt, nhân vật hay, lối kể chuyện hay, thì ngoài chiếu cho khán giả Việt Nam xem, bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng mang “đứa con tinh thần” của mình đến những sân chơi lớn như: Sundance (Mỹ); Hot Docs (Canada)… thậm chí là Oscar. Đừng tự ti hay dè xẻn ước mơ. Thú thật, tôi luôn hướng đến điều đó. Trước hết là để tự nhắc mình làm cho tốt, còn được hay không là chuyện khác.
Thế anh nghĩ sao về thực trạng khán giả ngày nay rất thờ ơ với phim tài liệu?
Nhiều người cũng hỏi tôi như vậy. Tôi không đồng ý, vì ít nhất với Lửa Thiện Nhân, tôi đã chứng minh là khán giả không thờ ơ. Tôi chỉ đặt vấn đề ngắn gọn, nếu tôi hời hợt với khán giả thì làm sao khán giả mặn mà với phim của mình?
Theo anh, điều quan trọng để có thể lôi kéo và cuốn hút khán giả với thể loại này là những yếu tố nào?
Như đã nói trên, phải có câu chuyện tốt, nhân vật hay và người làm phim biết cách kể chuyện, thêm nữa là dám đầu tư. Đầu tư ở đây chưa hẳn là tiền bạc, mà là tâm huyết, kiến thức và niềm tin với chính mình, cộng với sự bền bỉ.
Cảm ơn anh!
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc