\n
06:23 PST Thứ ba, 28/03/2023
hình music online

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Trang nhất » Tin Tức » Nhạc Sĩ

Nhân ngày giỗ đầu của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (29/6): Nhạc sĩ của tình yêu

Đăng lúc: Thứ hai - 04/07/2016 03:46 - Đã xem: 1800
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã thương yêu tặng cho nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu danh xưng “Nhạc sĩ của tình yêu”. Mà quả thực từ sáng tác đầu tay cho đến cuối đời, nhất là giai đoạn cuối 1970 đầu 1980, âm nhạc Phan Huỳnh Điểu chuyển hẳn sang đề tài tình yêu trữ tình thuần túy.
Phan Huỳnh Điểu thuộc lớp nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc cải cách. Nếu như nhạc phẩm Kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên (phổ thơ Nguyễn Văn Cổn) ra đời năm 1938 và được coi là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, thì chỉ 2 năm sau, chàng thiếu niên 16 tuổi Phan Huỳnh Điểu đã cho ra đời bài hát Trầu cau (1940), dù lúc đó trình độ nhạc lý của chàng chỉ “a-bê-xê” nhưng vẫn… liều sáng tác. Không ngờ bản nhạc đầu tay ấy, đến mãi 75 năm sau (khi tác giả qua đời, 2015) nhiều người vẫn còn nhắc nhở và chắc chắn chừng nào còn nhắc đến nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sẽ còn phải nhắc đến Trầu cau.

Nhạc sĩ của tình yêu

Từ tác phẩm mở đầu sự nghiệp sáng tác Trầu cau (1940), đến ca khúc được coi là cuối cùng của ông Em như áng mây (thơ Trương Nam Chi, 2011) thì ca khúc của Phan Huỳnh Điểu chủ yếu vẫn là những bản tình ca về đôi lứa, về quê hương đất nước… Và hầu như chưa có bài nào ông viết ra trong tâm trạng buồn nản hay thất vọng. “Tôi chỉ sáng tác nhạc khi trong lòng thấy vui vẻ, lạc quan vì muốn truyền điều đó đến cho người nghe. Trong đầu tôi không bao giờ ngừng vang lên giai điệu, trong tim tôi không bao giờ ngừng yêu…”, ông từng nói như vậy.

nhac si phan dinh dieu2
NSƯT Vũ Dậu và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Khi mới có một vài sáng tác đầu tay thì tổ quốc, quê hương đã lâm vào cảnh tao loạn, chiến tranh, Phan Huỳnh Điểu phải hướng ngọn bút, tiếng đàn của mình hòa chung vào cuộc đấu tranh của đồng bào cả nước. Ngay những hành khúc chiến đấu của ông cũng thấm đẫm chất trữ tình tha thiết, bởi bản chất của ông là thế: “Một tiếng chim rừng, một làn gió biển, một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến, thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu… ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau” (Cuộc đời vẫn đẹp sao, thơ Dương Hương Ly); hoặc: “Con giun sống nhớ đất, chim phỉ sống nhờ rừng. Em và mẹ nhớ anh, uống nước nguồn miền Bắc…” (Bóng cây Kơnia, thơ Ngọc Anh, 1970); “Khi bóng đêm lan về rực ánh đèn lên. Em thấy như muôn ngàn vì sao thêu trong đêm tối em ơi. Tuy giờ đây hai miền còn cách xa. Niềm chia cắt thắt đau lòng chúng ta. Nhưng không thể xóa được hình bóng em…” (Những ánh sao đêm, 1962)… Từ đó về sau, cứ mạch viết về tình yêu, Phan Huỳnh Điểu tỏ ra càng ngày càng xuất sắc. Những bài hát: Anh ở đầu sông em cuối sông (1978), Thơ tình cuối mùa thu (1980), Thuyền và biển (1981), Ở hai đầu nỗi nhớ (1983), Người ấy bây giờ đang ở đâu (1991)… đã đưa ông đến những đỉnh vinh quang mới. Ông là một nhạc-sĩ-không-có tuổi bởi “Trong tim tôi không bao giờ ngừng yêu. Giờ cao tuổi, mình không có người yêu nữa thì mình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên…”. Ai có thể tưởng tượng được, một ông lão 81 tuổi, ngồi phổ những lời thơ như thế này: “Em như áng mây bay, qua đời anh rất nhẹ/ Cho con tim già cỗi, sáng lên tia nắng hồng/ Em như là dòng sông, đến từ miền xa ngái/ Lúc nhẹ nhàng êm ái, tưới mát cánh đồng anh….” (Em như áng mây, thơ Trương Nam Chi, 2011), thành một ca khúc bay bổng, tưởng như sức sống ấy từ một nhạc sĩ trai trẻ khơi lên…

Những bóng hồng thấp thoáng và người vợ thương yêu…

75 năm sáng tác (3/4 thế kỷ) đa số những ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc trữ tình. Ông từng thừa nhận, hầu hết sáng tác của ông đều có bóng dáng của những bóng hồng. Nhưng ông cũng lại nói rằng những bài hát về tình yêu của ông đều phảng phất bóng dáng của người vợ hiền mà ông rất mực yêu thương… Gạn hỏi, ông lắc đầu quầy quậy: “Chuyện tình cảm, không thể tiết lộ được. Tôi có viết sơ sơ… trong hồi ký ấy!”

Tuy nhiên, ông cũng hé lộ một chút về “mối tình đầu”: “Dạo còn sống ở Đà Nẵng, tôi có để ý một cô bé hàng xóm tên là Mộng Tân. Tôi tuy biết “rung động” trước phái nữ khá sớm và cũng thuộc dạng “phổi bò” nhưng thú thiệt là không dám nắm tay cô ấy, chỉ liếc nhìn nhau cũng đã thấy ngượng rồi. Nhưng con mắt thì lại… phản chủ, cứ phải… liếc nhau hoài. Rồi tôi cũng có cơ hội ngỏ lời, Mộng Tân chỉ… cười mà không trả lời, nhưng từ lúc ấy chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn… Rồi chiến tranh loạn lạc, mỗi người mỗi nơi. Sau này cũng có gặp lại nhau nhưng mỗi người đều đã có gia đình riêng, ôn lại kỷ niệm cũng ngượng ngùng, đành cứ chào hỏi qua loa…”

 

“Cũng có những “chuyện bây giờ mới kể” làm mình té ngửa. Chẳng hạn như khoảng năm 1990, trong một buổi họp mặt đồng hương Đà Nẵng tại TP.HCM, có cô bạn hàng xóm với tôi từ thuở thiếu niên tên là Lệ Thủy, cô ấy đăng đàn lên sân khấu, cầm micro nói với cử tọa: “Đúng ra anh Phan Huỳnh Điểu phải là thi sĩ chứ đâu phải nhạc sĩ. Lúc còn đi học, anh đã từng làm thơ tặng tôi”. Tôi đâm ra bối rối, tự hỏi có đúng mình từng làm thơ tặng cô ấy không nhỉ? Trong khi đó, Lệ Thủy đọc một mạch: “Mắt em sáng hay đôi sao vừa mọc/ Phớt hương trời say đắm giữa dòng/ Ngân mây tơ trắng lâng lâng hồn viễn xứ/ Bến mi sầu biên giới mộng thi nhân”. Tuyệt vời! (dù không biết có phải là thơ của mình không?) nhưng cứ lên sân khấu bắt tay cảm ơn và xin phép được tặng cái hôn (vào má) mà đáng lẽ tôi phải trao từ nửa thế kỷ trước”.

Không chỉ có cô Lệ Thủy được “nhạc sĩ của tình yêu” hôn mà mới đây NSƯT Vũ Dậu cũng từng được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu bày tỏ tình cảm như thế ngay trên sân khấu, trước ống kính truyền hình và các nhà báo. Số là trong đêm nhạc Phan Huỳnh Điểu 90 - Cuộc đời vẫn đẹp sao do Hội Âm nhạc TP.HCM và HTV tổ chức nhân mừng thọ 90 tuổi của nhạc sĩ (tháng 11/2014). Trước đây, nhạc sĩ từng tiết lộ riêng ca khúc “Đêm nay anh ở đâu” là ông viết tặng cho ca sĩ Vũ Dậu và bà cũng là người đầu tiên thể hiện ca khúc này. Đêm ấy, bà hát lại ca khúc “Những ánh sao đêm” và ông đã lên tận sân khấu (dù đã 90 tuổi) ôm hôn và tặng hoa cho bà. Nhạc sĩ còn hài hước: “Đây là lần đầu tiên tôi được ôm ca sĩ” và không ngần ngại… tỏ tình: “Anh càng yêu em, càng viết nhiều bài hát hơn!”…

Về người vợ rất mực thương yêu của mình - bà Phạm Thị Vân, ông kể: “Bà ấy sinh trong một gia đình có 8 anh chị em. Bố mẹ quê ở Nam Định nhưng chuyển vào Quy Nhơn sinh sống. Tôi gặp vợ trong kháng chiến. Khi ấy tôi dạy nhạc ở trường Lê Khiết (Quảng Ngãi). Vợ là học sinh, kém tôi 8 tuổi. Chuyện tình yêu của người lính trong chiến tranh thì không lãng mạn đâu. Thời kỳ bom đạn mà. Vợ chồng tôi chỉ làm lễ cúng ông bà, liên hoan nồi chè mời mọi người. Sau này hòa bình thống nhất, tôi mới có tiền để mua tặng vợ chiếc nhẫn cưới. Năm cưới nhau, tôi mới 26 tuổi, còn cô ấy mới 18… Năm 1954, cả hai vợ chồng tập kết ra Bắc, 10 năm sau, tôi trở lại chiến trường miền Nam (1964), bà ấy ở lại miền Bắc vừa nuôi con vừa học dược sĩ. Mãi đến năm 1970, tôi được chuyển ra Bắc để chữa bệnh, vợ chồng mới đoàn tụ…”

Cách đây hơn 1 năm, bà Vân bị tai biến, liệt nửa người nằm một chỗ… Ngày chồng bà nhập viện lần cuối cùng, bà cứ lo lắng, hỏi han. Gia đình phải trấn an bà không thôi. Rồi ông đi... người thân đã giấu nhẹm hung tin vì sợ bà không qua nổi cú sốc quá lớn, phải tắt ti vi, radio… sợ nằm buồn bà mở ti vi sẽ nghe thông tin nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu không còn nữa. Mãi đến 3 ngày sau, khi người con trai út từ Đức trở về, gia đình mới dám báo tin cho bà (sau khi đã mời sẵn bác sĩ, xe cấp cứu). Biết tin, bà không nói một lời nào, mắt nhìn vào khoảng không vô định phía trước…

Sáng ngày 1/7/2015, được người thân bế lên xe lăn đưa đến Nhà Tang lễ TP.HCM (nơi cùng lúc quàn linh cữu của 2 nhạc sĩ bạn thân trên 60 năm: Phan Huỳnh Điểu - Phan Nhân), bà cũng vẫn bất động trước linh cữu của chồng. Rồi bà nhờ người nhà đẩy xe qua viếng nhạc sĩ Phan Nhân. Cảm động nhất là khi 2 người vợ - góa phụ trong cùng một ngày, ôm chầm lấy nhau, chia sẻ nỗi đau đến tận cùng sâu thẳm…

Tác giả bài viết: Hà Đình Nguyên
Nguồn tin: duyenclvn theo nguoitieudung
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

Share mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 1326

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9082108

Tin ngẫu nhiên

Chỉ cần có đường vân này trong lòng bàn tay, bạn không chỉ giàu có mà còn có quyền lực, cả đời hưởng nhiều của cải

Hãy mở lòng bàn tay và nhìn vào nếu có một trong ba đường dưới đây chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ đại phú đại quý.

 

NSƯT Hùng Minh - Đời "kép độc"

Ở độ tuổi 83 vẫn còn được góp mặt cả trên sân khấu lẫn điện ảnh, NSƯT Hùng Minh đang tập trung viết hồi ký về cuộc đời một "kép độc" có thâm niên với niềm hạnh phúc viên mãn

 

Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965, tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ.

 

Hứa Minh Đạt tiết lộ chuyện hôn nhân với Lâm Vỹ Dạ

Nam danh hài "hiền lành nhất nhì showbiz Việt" Hứa Minh Đạt từng bị vợ cằn nhằn vì chấp nhận an phận, không nắm lấy cơ hội vươn lên.

 

Nghệ sĩ Phi Phụng: ’50 tuổi tôi vẫn còn ngủ dưới đất’

Nghệ sĩ Phi Phụng trải lòng về ѕυ̛̣ nghiệp thăng trầm, từng mơ ước có căn nhà ở tuổi 50.

 

Nhà sản xuất "Em và Trịnh" lên tiếng về vấn đề "hư cấu" gây tranh cãi trong phim

"Em và Trịnh" đang gây nên bão dư luận quanh một số tình tiết trong phim bị xem là "không đúng sự thật". Đại diện nhà sản xuất chính thức lên tiếng về "sự thật" và "hư cấu" trong phim

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Danh ca Minh Hiếu: ‘Nàng thơ’ bước ra từ những nhạc phẩm bolero huyền thoại thập niên 1960

Những năm 1975, мột trong nhưng mỹ nhân làng nhạc Việt khiến nhiều người nức lòng chắc chắn là danh ca Minh Hiếu. รở нữu chất giọng đ.ộ.c łạ và nhan sắc mặn mà, dù không xuất thân giàu có nhưng ai cũng phải ví von nhan sắc của bà như Elizabeth Taylor tại Việt หคм.

 

Nghệ sĩ Thanh Thủy: Phụ nữ "giết" đàn ông bằng nước mắt

Tham gia chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ" (phát sóng trên kênh HTV9), nghệ sĩ Thanh Thủy khẳng định "phụ nữ giỏi lại còn biết sử dụng nước mắt thì đàn ông chỉ có "chết".

 

Vì sao NSND Hồng Vân rời chương trình "Bạn muốn hẹn hò"?

Người thay thế NSND Hồng Vân tiếp tục cùng MC Quyền Linh dẫn chương trình "Bạn muốn hẹn hò" là diễn viên Ngọc Lan.

 

Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên… mặc đồ bảo hộ, hát ở bệnh viện dã chiến

Ca sĩ Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên, Quốc Đại, Lê Minh (nhóm MTV), CeCe Trương... đã có nhiều tiết mục biểu diễn ý nghĩa hát tặng người dân đang điều trị và lực lượng y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM) vào tối qua, 3-8.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt "viết tâm thư" cho cải lương tuồng cổ

Trước thành công ấn tượng của Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ trong lần công diễn khởi động sự trở lại sau 30 năm của một thương hiệu, soạn giả Hoàng Song Việt đã bày tỏ niềm tin yêu dành cho tín hiệu vui này.

 

Lê Phương tái xuất màn ảnh sau 2 năm làm “mẹ bỉm”

Nữ diễn viên Lê Phương tái xuất màn ảnh nhỏ sau 2 năm kể từ khi sinh bé Bông, tròn bổn phận “mẹ bỉm”. Cô trở lại bằng vai diễn đầy nước mắt trong phim “Thương con cá rô đồng” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường.

 

Trăn trở cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc

Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2021 diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Năm nay có hơn 100 diễn viên của 5 đơn vị dự thi 29 tiết mục.

 

Múa bóng rỗi vào mùa

Có sô diễn thì mừng nhưng các nghệ nhân vẫn canh cánh bên lòng nhiều nỗi lo