\n
Đang truy cập : 72
•Máy chủ tìm kiếm : 38
•Khách viếng thăm : 34
Hôm nay : 3611
Tháng hiện tại : 114975
Tổng lượt truy cập : 18328197
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cho biết đại tá, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đức Toàn vốn bị bệnh tim, huyết áp cao. “Biết là anh Nguyễn Đức Toàn bị huyết áp cao, bệnh tim nhưng không ngờ anh ra đi nhanh thế. Đầu tháng 9, Ban chấp hành Hội Âm nhạc Hà Nội có tôi, nhạc sĩ Lân Cường, nhạc sĩ Quang Vinh có đến thăm và tặng quà. Anh vẫn khỏe, vẫn đi lại bình thường, giờ nghe tin dữ, thương anh quá…”, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh nói.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn (ngồi giữa) tại buổi BCH Hội Âm nhạc Hà Nội đến thăm. (Ảnh: VOV) |
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh đánh giá, Nguyễn Đức Toàn là nghệ sĩ tài năng- vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ, sự ra đi của ông để lại mất mát lớn cho giới âm nhạc cũng như nền nghệ thuật nước nhà…
Ông sinh ngày 10/ 3/1929 tại Hà Nội. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.
Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và lúc đầu đối với ông, hội họa là niềm say mê chính. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.
Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng “Quê em miền Trung du”.
Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài “Chiều hậu phương”, “Lúa mới” và một số ca cảnh.
Sau năm 1954, bài hát “Mời anh đến thăm quê tôi” đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Noi gương Lý Tự Trọng”, “Bài ca Ngô Mây”, “Ca ngợi Trần Thị Lý”, “Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi”...
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn qua đời để lại nhiều tiếc thương cho người thân, bạn bè và người yêu nhạc. |
Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài “Đào công sự”, “Bài ca người lái xe”, “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, “Khâu áo gửi người chiến sĩ”...
Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina), tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moscow), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)...
Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như “Bài ca xây dựng”, “Tiếng hát buổi bình minh”, “Bài ca chiến thắng”...
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như “Từ ngày hôm nay”, “Tình em biển cả”, “Chiều trên bến cảng”, “Hà Nội một trái tim hồng”.
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Ông được phong danh hiệu NSƯT…
nhạc sĩ, tác giả, ca khúc, nổi tiếng, trung du, hà nội, trái tim, biết ơn, qua đời, sáng ngày, hưởng thọ
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc