\n
08:20 PST Thứ ba, 28/03/2023
hình music online

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Trang nhất » Tin Tức » Nhạc Sĩ

Nỗi lòng của nghệ sĩ hơn 30 năm chơi đàn bầu

Đăng lúc: Thứ ba - 30/08/2016 02:47 - Đã xem: 1830
NSƯT Bùi Lệ Chi từng đạt Huy chương vàng độc tấu đàn bầu cuộc thi "Âm nhạc mùa xuân"

NSƯT Bùi Lệ Chi từng đạt Huy chương vàng độc tấu đàn bầu cuộc thi "Âm nhạc mùa xuân"

Khi giới thiệu âm nhạc Việt Nam tới bạn bè quốc tế, đàn bầu luôn có vị trí trang trọng. Tuy nhiên, theo NSƯT Bùi Lệ Chi ở trong nước, đàn bầu dần ít xuất hiện trong các chương trình ca múa nhạc và ngay cả việc đào tạo cũng như sáng tác cho nhạc cụ này không được quan tâm

.

 

Điều còn mãi 2016, Bùi Lệ Chi, hòa nhạc điều còn mãi

NSƯT Bùi Lệ Chi từng đạt Huy chương vàng độc tấu đàn bầu cuộc thi "Âm nhạc mùa xuân" tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên) và rất nhiều giải thưởng khác.

Thưa NSƯT Bùi Lệ Chi, đây là lần đầu tiên chị tham gia vào chương trình Điều còn mãi với danh nghĩa solo đàn bầu, lại biểu diễn bài "Chào mừng" cùng dàn nhạc. Cảm xúc của chị như thế nào?

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào Điều còn mãi, với nghệ sĩ, được biểu diễn trên sân khấu, lại được khán giả am hiểu âm nhạc thưởng thức, trong một không gian trang trọng, vào một ngày quá ý nghĩa như là 2/9 thì còn gì bằng. Tôi sẽ chơi đàn bầu trong tác phẩm "Chào mừng" của nhạc sĩ Trọng Bằng viết năm 1986 cho dàn nhạc giao hưởng kết hợp với đàn bầu. Tính chất, tinh thần của tác phẩm rất này rất vui vẻ nó phù hợp với ngày hội chiến thắng của đất nước. Xen kẽ những phần nhạc hào hùng nhanh chậm nhanh chậm thì tác giả đã đưa phần đàn dân tộc vào rất trữ tình mềm mại, đó là cây đàn bầu. Tôi nghĩ, bất cứ ai khi nghe tác phẩm này cũng có thể hiểu được, yêu nó. Thực sự, những tác phẩm viết cho đàn bầu bây giờ cực hiếm.

- Được biết, chị là Trưởng bộ môn đàn bầu, khoa Nhạc cụ truyền thống - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, những tác phẩm viết cho đàn bầu bây giờ hiếm vậy, chị với sinh viên của mình thường học kiểu "bổn cũ soạn lại"?

Thực tế, người viết nhạc dân tộc bây giờ không nhiều. Yêu cầu có tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc, phù hợp với sân khấu biểu diễn hiện nay ít được nhạc sĩ quan tâm. Các nhạc sĩ sáng tác theo cảm hứng và cả theo đơn đặt hàng. Mà bây giờ người ta đâu có bỏ tiền ra đặt viết tác phẩm cho đàn bầu... Từ khi đàn bầu trở thành thành một bộ môn, phương pháp giảng dạy và truyền bá đã có nhiều thay đổi. Nếu như ngày xưa, việc dạy nghề của các nghệ nhân trong dân gian thường theo lối truyền khẩu và truyền miệng thì nay ở trường nhạc việc giảng dạy đàn bầu đã được thông qua hệ thống giáo trình, có bản phổ chính quy. 

Điều còn mãi 2016, Bùi Lệ Chi, hòa nhạc điều còn mãi
Hình ảnh đời thường của NSƯT Bùi Lệ Chi

Song giáo trình dạy nhạc cụ truyền thống, đặc biệt là đàn bầu cũng chưa thực sự được quan tâm. Chủ yếu là do chính các giáo viên tự mày mò viết ra mà chưa được hệ thống hóa. Với những sáng tác cho đàn bầu hiện nay, sinh viên học khoảng 2 năm là hết. Trong chương trình đối ngoại, đàn bầu bao giờ cũng là số 1 nhưng có tác phẩm biểu diễn nhiều lần đến mức có nhà ngoại giao nghe và thuộc luôn giai điệu. Đúng là dở thật nhưng không tìm đâu ra bài mới.

- Có thể chính vì vậy mà hiện nay người chơi những tác phẩm đàn bầu thường là gương mặt cũ?

Thực tế, tôi học đàn bầu từ năm 8 tuổi. Khi đó ngón tay còn mềm mại, học cũng rất dễ. Với lại ngày đó ít các chương trình nghệ thuật khác, vừa học chúng tôi vừa được biểu diễn. Đi khắp nước và biểu diễn cả ở nước ngoài, kỹ năng dần được hoàn thiện. Bây giờ chương trình đào tạo là 6 năm trung cấp và 4 năm đại học, không có hệ sơ cấp, hệ trung cấp tuyển học sinh từ 13 tuổi, với bài thi hết sức đơn giản của hệ sơ cấp. Mà 12- 13 tuổi mới bắt đầu học đàn là quá muộn, ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo và biểu diễn sau này. Cho nên, lâu nay chúng ta cũng không tìm ra được gương mặt trẻ nào xuất sắc về đàn bầu cả. Trong khi mỗi năm sinh viên đàn bầu ra trường cũng không có cơ hội chơi, vì làm gì có đơn vị nào mời đàn bầu nhiều đâu ngoài những buổi biểu diễn ngoại giao.

- Vậy theo chị, làm thế nào để phát triển nghệ thuật này?

Theo tôi, những tác phẩm hay cho nhạc cụ dân tộc cũng cần được khích lệ bằng giải thưởng. Nên phát động cuộc thi sáng tác cho nhạc cụ dân tộc nói chung, đàn bầu nói riêng, bổ sung tác phẩm trong giảng dạy và biểu diễn. Chúng tôi cũng đang ngày đêm giữ lại nghệ thuật truyền thống này. Câu lạc bộ "Nghệ thuật đàn bầu Việt Nam” thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam ra đời cũng nhằm mục đích này.

Nằm trong khuôn khổ chương trình Điều còn mãi 2016, các tác phẩm sẽ được trình diễn gồm: Chào mừng (Trọng Bằng): Cảm xúc Tháng Mười (tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; biểu diễn: NSƯT Hồng Vy), Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (tác giả Bùi Đức Hạnh; biểu diễn: Lê Anh Dũng, Thành Lê).

Bạch Đằng Giang (tác giả Trần Mạnh Hùng; biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (tác giả Xuân Giao; biểu diễn: Lê Anh Dũng); Quảng Bình quê ta ơi (tác giả Hoàng Vân; biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (tác giả Phú Quang; biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam).

Chương trình hòa nhạc quốc gia Điều còn mãi 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, báo điện tử VietNamNet, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn VINGROUP, Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia, Tổng công ty Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), Công ty Yến Sào Khánh Hòa và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.

"Điều còn mãi" 2016 diễn ra vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3 và tiếp sóng trên VietNamNet.



Nguồn tin: duyenclvn theo vietnamnet
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

Share mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 20


Hôm nayHôm nay : 1747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86432

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9082529

Tin ngẫu nhiên

Chỉ cần có đường vân này trong lòng bàn tay, bạn không chỉ giàu có mà còn có quyền lực, cả đời hưởng nhiều của cải

Hãy mở lòng bàn tay và nhìn vào nếu có một trong ba đường dưới đây chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ đại phú đại quý.

 

NSƯT Hùng Minh - Đời "kép độc"

Ở độ tuổi 83 vẫn còn được góp mặt cả trên sân khấu lẫn điện ảnh, NSƯT Hùng Minh đang tập trung viết hồi ký về cuộc đời một "kép độc" có thâm niên với niềm hạnh phúc viên mãn

 

Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965, tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ.

 

Hứa Minh Đạt tiết lộ chuyện hôn nhân với Lâm Vỹ Dạ

Nam danh hài "hiền lành nhất nhì showbiz Việt" Hứa Minh Đạt từng bị vợ cằn nhằn vì chấp nhận an phận, không nắm lấy cơ hội vươn lên.

 

Nghệ sĩ Phi Phụng: ’50 tuổi tôi vẫn còn ngủ dưới đất’

Nghệ sĩ Phi Phụng trải lòng về ѕυ̛̣ nghiệp thăng trầm, từng mơ ước có căn nhà ở tuổi 50.

 

Nhà sản xuất "Em và Trịnh" lên tiếng về vấn đề "hư cấu" gây tranh cãi trong phim

"Em và Trịnh" đang gây nên bão dư luận quanh một số tình tiết trong phim bị xem là "không đúng sự thật". Đại diện nhà sản xuất chính thức lên tiếng về "sự thật" và "hư cấu" trong phim

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Danh ca Minh Hiếu: ‘Nàng thơ’ bước ra từ những nhạc phẩm bolero huyền thoại thập niên 1960

Những năm 1975, мột trong nhưng mỹ nhân làng nhạc Việt khiến nhiều người nức lòng chắc chắn là danh ca Minh Hiếu. รở нữu chất giọng đ.ộ.c łạ và nhan sắc mặn mà, dù không xuất thân giàu có nhưng ai cũng phải ví von nhan sắc của bà như Elizabeth Taylor tại Việt หคм.

 

Nghệ sĩ Thanh Thủy: Phụ nữ "giết" đàn ông bằng nước mắt

Tham gia chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ" (phát sóng trên kênh HTV9), nghệ sĩ Thanh Thủy khẳng định "phụ nữ giỏi lại còn biết sử dụng nước mắt thì đàn ông chỉ có "chết".

 

Vì sao NSND Hồng Vân rời chương trình "Bạn muốn hẹn hò"?

Người thay thế NSND Hồng Vân tiếp tục cùng MC Quyền Linh dẫn chương trình "Bạn muốn hẹn hò" là diễn viên Ngọc Lan.

 

Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên… mặc đồ bảo hộ, hát ở bệnh viện dã chiến

Ca sĩ Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên, Quốc Đại, Lê Minh (nhóm MTV), CeCe Trương... đã có nhiều tiết mục biểu diễn ý nghĩa hát tặng người dân đang điều trị và lực lượng y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM) vào tối qua, 3-8.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt "viết tâm thư" cho cải lương tuồng cổ

Trước thành công ấn tượng của Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ trong lần công diễn khởi động sự trở lại sau 30 năm của một thương hiệu, soạn giả Hoàng Song Việt đã bày tỏ niềm tin yêu dành cho tín hiệu vui này.

 

Lê Phương tái xuất màn ảnh sau 2 năm làm “mẹ bỉm”

Nữ diễn viên Lê Phương tái xuất màn ảnh nhỏ sau 2 năm kể từ khi sinh bé Bông, tròn bổn phận “mẹ bỉm”. Cô trở lại bằng vai diễn đầy nước mắt trong phim “Thương con cá rô đồng” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường.

 

Trăn trở cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc

Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2021 diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Năm nay có hơn 100 diễn viên của 5 đơn vị dự thi 29 tiết mục.

 

Múa bóng rỗi vào mùa

Có sô diễn thì mừng nhưng các nghệ nhân vẫn canh cánh bên lòng nhiều nỗi lo