\n
Đang truy cập : 42
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 41
Hôm nay : 7083
Tháng hiện tại : 166883
Tổng lượt truy cập : 18017144
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NVB
.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (trong ảnh) quê ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), từ năm tuổi đã tiếp xúc với âm nhạc dân tộc qua các nghệ nhân, lên 10 tuổi biết chơi nhiều nhạc cụ dân tộc. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964, ông dạy đàn tranh và làm Trưởng Ban nhạc cổ miền nam tại Trường quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Ông đi diễn thuyết và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1972, ông ghi âm đĩaNhạc tài tử Nam Bộ cùng Giáo sư Trần Văn Khê cho Hãng Ocora và Tổ chức UNESCO tại Pa-ri (Pháp). Trong ba năm, từ 1970 đến 1972, ông là giáo sư thỉnh giảng đàn tranh tại Đại học In-li-noi (Mỹ). Ông đã được trao tặng Giải thưởng Đào Tấn dành cho những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và được Chính phủ Pháp tặng Huy chương nghệ thuật và văn học.
Nhạc sư Vĩnh Bảo không chỉ dạy đàn mà còn có nhiều công lao cải tiến các loại nhạc cụ dân tộc. Ông đã tự mình cải tiến đàn tranh từ 16 dây lên 17, 18, 19 dây để diễn tả được nhiều cung bậc mà bậc năm cung còn bị hạn chế. Tại buổi tọa đàm mừng thọ 100 tuổi nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, nhạc sư Vĩnh Bảo đã biểu diễn minh họa trên cây đàn tranh cải tiến của mình. Thật là tài tình khi ông chỉ sử dụng một dây bằng ngón tay nhấn nhá mà thể hiện được cả một bài trong đờn ca tài tử. Cũng bằng ngón đàn tài hoa, ông hòa tấu cùng NSƯT Hải Phương, học trò của ông, những bản nhạc tài tử thật tuyệt vời. Nhiều môn sinh ở các nước còn được ông truyền dạy các ngón đàn dân tộc qua in-tơ-nét, với tất cả nhiệt tình truyền dạy dù cho tuổi đã cao.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sống một cuộc sống vô cùng giản dị, vô tư và bao dung. Cả một cuộc đời nghiên cứu về âm nhạc dân tộc và dạy đàn, nhưng ông không bao giờ thích quảng bá về mình. Khi còn sống, cố Giáo sư Trần Văn Khê đã từng kể lại: “Nhạc sư Vĩnh Bảo là người anh, một người bạn chí thân, tri âm, tri kỷ, nhưng tôi vẫn coi anh là một người thầy đã gián tiếp và nhiều khi trực tiếp uốn nắn tiếng đàn tranh của tôi”. Có lẽ, chỉ những tâm hồn đồng điệu, tri kỷ với ông mới có thể hiểu và đánh giá đầy đủ về nhân cách của con người dành trọn vẹn cuộc đời mình cho nền âm nhạc dân tộc nước nhà.
Theo Báo Nhân Dân
nhạc sư, vĩnh bảo, âm nhạc, hiện nay, tiếp tục, sự nghiệp, giảng dạy, truyền bá, dân tộc, thế hệ
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc