\n
Đang truy cập : 36
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 35
Hôm nay : 3726
Tháng hiện tại : 163526
Tổng lượt truy cập : 18013787
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Vĩnh biệt danh hài Thanh Hoài
NS Thanh Hoài sinh năm 1932 tại Hưng Yên, bắt đầu diễn kịch từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông luôn bảo mình may mắn được học nghề từ những NS đàn anh nổi tiếng như: NSND Ba Vân, Năm Châu và soạn giả Duy Lân, quái kiệt Trần Văn Trạch.
NS Tùng Lâm - người bạn diễn ăn ý của ông - đã nhắc lại trong xúc động: “Trên sân khấu, di sản mà NS Thanh Hoài để lại không thể không nhắc đến các vai diễn đã ghi dấu ấn sâu đậm của ông: Hàng thịt (vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt), Nghị Hách (vở Giông tố), Bình Nguyên (Ngai vàng), Ê-dốp, Vua Lia... Trong số những vai diễn để đời, ông đã tạc cho các nhân vật cử chỉ rất độc đáo, giọng thoại, tiếng cười hết sức duyên dáng”.
Tận tụy với nghề và luôn sống khiêm tốn, ở tuổi 70, ông vẫn là một trong số ít những NS hài thế hệ đầu của sân khấu hài Việt Nam miệt mài trên sàn diễn.
Gần đây nhất, ông xuất hiện trên Sân khấu Kịch Phú Nhuận, diễn vai cụ cố Hồng trong vở Số đỏ, vai chánh tổng trong vở Ba Giai - Tú Xuất...
NS Thanh Hoài còn có nhiều vai trên màn ảnh, trong đó phải kể đến vai vua hề trong bộ phim Năm vua hề về làng. Sau đó, ông tiếp tục khẳng định vị trí danh hài qua vai hiệp sĩ mù trong bộ phim Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ và vai người chồng mù trong vở Mẹ của soạn giả Nguyễn Long.
Tang lễ được tiến hành tại nhà riêng: 811 Đoàn Văn Bơ, phường 18, quận 4, TP HCM. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 25-12, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Nghệ sĩ hài Thanh Hoài đã về nơi chín suối. Ảnh: Thanh Hiệp
Danh hài Thanh Hoài tên thật Đinh Tiến Hoài, sinh năm 1932 tại Hưng Yên. Ông là một trong bảy "quái kiệt" của sân khấu hài miền Nam trước năm 1975 bên cạnh: Thanh Việt, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân. Mỗi người đều có một sở trường riêng. Thanh Hoài thường nhếch nhếch bộ râu nở nụ cười khoan khoái, chất giọng nhừa nhựa tạo dấu ấn khó quên khi ông diễn trên sân khấu.
Danh hài Thanh Hoài và danh hài Tùng Lâm. Ảnh: Thanh Hiệp
Thanh Hoài có cha là giáo viên, mẹ lo nội trợ. Ngoài quê quán gốc Hà Nội, tuổi thơ của ông gắn liền với hai vùng đất Hưng Yên và Hải Phòng. Cha ông vì luân chuyển việc dạy học và làm hiệu trưởng tại các trường tiểu học nên ông đã có nhiều kỷ niệm với hai vùng đất này. Dù gia đình không có ai theo nghệ thuật nhưng khiếu hài hước của cậu bé họ Đinh thời đó đã sớm được bộc lộ. Khi còn học ở Trường Tiểu học Kiến An, Hải Phòng, ông đã là một cây cười, chuyên trêu chọc bạn bè, được giao phụ trách nhóm văn nghệ, tập múa hát, kịch hài Lý Toét, Xã Xệ... Đồng thời, ông còn rất năng nổ trong sinh hoạt hướng đạo của nhóm “Sói con” do người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Xuân Khoát hướng dẫn.
Danh hài Tùng Lâm – người bạn diễn ăn ý của nghệ sĩ Thanh Hoài kể: “Sau khi cha qua đời, Thanh Hoài theo mẹ vào Sài Gòn kiếm sống. Đến năm 1955, ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp dưới nghệ danh Thanh Hoài, nhanh chóng khẳng định vị trí trên sân khấu và phim. Tôi đã mất đi một người bạn thân, giờ cô độc. Tháng sáu vừa rồi tôi chia biệt Xuân Phát, nay lại vĩnh viễn không gặp Thanh Hoài. Lòng tôi đau nhói!”.
Thanh Hoài và Tùng Lâm trong một buổi họp mặt nghệ sĩ tại Nhà hát kịch TP HCM
NSND Kim Cương không giấu được xúc động khi nghe tin nghệ sĩ Thanh Hoài qua đời: "Mỗi lần Thanh Hoài bước ra sân khấu, chỉ mới nhìn bộ dáng khán giả đã cười. Trong quá trình diễn ông luôn có những động tác, lời thoại gây cười “độc chiêu" mà không hề có trong kịch bản, chỉ ngẫu hứng, ứng tác khi diễn với bạn diễn”.
Cách đây 5 năm, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang mời nghệ sĩ Thanh Hoài xuất hiện vở Số đỏ, diễn vai cụ cố Hồng trong vở kịch trên do tác giả Lê Chí Trung chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhân văn Vũ Trọng Phụng. Sau đó, ông được Đài Truyền hình Việt Nam mời tham gia biểu diễn chương trình Gala cười, cùng với NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Anh Vũ, mang tiếng cười đến mọi người.
Những năm gần đây, nghệ sĩ Thanh Hoài tham gia biểu diễn tại Nhà hát kịch Thành phố và thường đi diễn phục vụ trẻ em mồ côi, khuyết tật, các mái ấm tình thương... Ông còn thành lập Công ty TNHH Tâm Hạnh gồm khoảng mười mấy thành viên chuyên tổ chức biểu diễn nhằm gây quỹ từ thiện giúp đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa...
Tang lễ nghệ sĩ Thanh Hoài được tiến hành tại nhà riêng ở 811 Đoàn Văn Bơ, phường 18, quận 4, TP HCM. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 25-12, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
nghệ sĩ, gạo cội, sân khấu, hài kịch, sài gòn, giai đoạn, tuổi già, hơi thở, cuối cùng, nhà riêng
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc