\n
Đang truy cập : 50
Hôm nay : 5617
Tháng hiện tại : 165417
Tổng lượt truy cập : 18015678
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
TL - PĐ
NSƯT Thành Lộc nghẹn ngào nhìn mặt tác giả "Dạ cổ hoài lang" lần cuối
"Biết bao kỷ niệm về người bạn quý này ùa về trong tôi. Nhớ lắm quá trình chúng tôi tập vở kịch "Dạ cổ hoài lang" năm 1993, khi đó kịch bản này chỉ đoạt giải tư trong trại sáng tác kịch bản sân khấu tổ chức tại TP HCM. Cuộc thi đó không có giải nhất, nhưng chúng tôi quyết định chọn giải tư bởi câu chuyện anh viết mang một thông điệp nhân văn" – NSƯT Thành Lộc xúc động kể.
Đối với các nghệ sĩ gắn bó với sân khấu nhỏ 5B thời đó, vở kịch "Dạ cổ hoài lang" là một tác phẩm đỉnh cao. Trong quá trình tập dợt, cảnh cuối của vở do NSƯT Thành Lộc nghĩ ra, anh đã trao đổi với tác giả Thanh Hoàng để sửa chữa cho câu chuyện thăng hoa, cao đẹp hơn.
"Trong kịch bản nguyên gốc của Thanh Hoàng, ông tư hấp hối trên giường bệnh. Trong khi đó, nhân vật Nguyễn – người con trai chưa về kịp, ông năm đã nhờ một vị bác sĩ người Mỹ đóng giả Nguyễn để xoa dịu nỗi đau của ông tư. Nhưng chúng tôi đã trao đổi để Thanh Hoàng viết lại. Và "Dạ cổ hoài lang" có cảnh cuối, dù Nguyễn vẫn không về kịp nhưng con gái của Nguyễn – vai diễn của NSND Hồng Vân - đã kịp thời nói lời xin lỗi ông nội và khẳng định "Nội chính là quê hương của con". Tôi quý Thanh Hoàng vì anh lành tính, sống điềm đạm. Trong con người Thanh Hoàng không có "máu con buôn" mà bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Điều đó hiếm lắm đối với những người làm nghệ thuật nghiêm túc. Bởi, người ta sẵn sàng vì quyền lợi của bản than mà bất chấp tất cả. Nhưng với Thanh Hoàng thì không" – người nghệ sĩ đã từng đóng vai chính trong vở "Dạ cổ hoài lang" nói.
NSƯT Thành Lộc chia sẻ nỗi đau mất mát quá lớn khi tác giả Thanh Hoàng ra đi
Chị Phương Đào, vợ của NSƯT Thanh Hoàng, òa khóc khi gặp NSƯT Thành Lộc
NSƯT Thành Lộc đã có nhiều kỷ niệm trong quá trình lao động nghệ thuật với NSƯT Thanh Hoàng
Ứa nước mắt khi kể về người bạn mà NSƯT Thành Lộc trân trọng, còn là hình ảnh một anh thợ hồ, ngày ngày ngồi trên giàn giáo quét vôi, tô xi măng, "Làm mà cứ nhìn qua khe cửa xem các bạn cùng trang lứa tập hát, tập kịch. Có lần giàn giáo đổ, té nhào xuống đất, cũng may có bãi cát, còn không thì đã nứt sọ. Rồi các sinh viên nhìn ra cửa sổ cười cái rần, khiến Thanh Hoàng mắc cỡ. Nhưng chính cú té ngã đó đã thôi thúc Thanh Hoàng phải thi vào trường Nghệ thuật sân khấu II" – NSƯT Thành Lộc nhắc lại.
NSƯT Mỹ Uyên xúc động bên linh cửu người anh, người bạn diễn thân thương
Và rồi từ cú hích của vở "Dạ cổ hoài lang", Thanh Hoàng vươn tới một chân trời mới. Anh tham gia sáng tác, dàn dựng, từ kịch nói đến phim truyền hình.
"Chính Thanh Hoàng là một trong những thành viên đầu tiên về cộng tác với sân khấu IDECAF, thời chúng tôi chưa thành lập công ty. Vở đầu tiên Thanh Hoàng đóng với chúng tôi là "Khoảnh khắc tình yêu", sau này nữa là vở "Tin ở hoa hồng". Vừa rồi, kỷ niệm 20 năm ra đời vở "Dạ cổ hoài lang", chúng tôi đã dựng lại tác phẩm này tại sân khấu IDECAF. Thanh Hoàng ra đi trong sự nuối tiếc của chúng tôi – những người yêu quý anh và trân trọng quá trình lao động nghệ thuật của một người thanh niên dấn thân để sống với đam mê sân khấu" – NSƯT Thành Lộc đã chia sẻ, sau khi thắp hương và bày tỏ tấm lòng tiếc thương đối với chị Trương Thị Phương Đào – vợ của cố NSƯT Thanh Hoàng.
Diễn viên Vân Anh, NSƯT Trịnh Kim Chi, bà Minh Ngọc (sân khấu kịch Hồng Vân) thắp hương tiễn biệt NSƯT Thanh Hoàng
Ngày 29-7, lễ truy điệu và động quan sẽ tiến hành lúc 7 giờ tại Nhà tang lễ TP HCM (25 Lê Quí Đôn, phường 7, quận 3, TP HCM). Sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
NSƯT Tuyết Thu tiễn biệt NSƯT Thanh Hoàng
NSUT Thanh Hoàng, dạ cổ hoài lang, Thành Lộc, diễn viên, tác giả, vợ Thanh Hoàng, Phương Đào
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc