\n
Đang truy cập : 52
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 50
Hôm nay : 7056
Tháng hiện tại : 166856
Tổng lượt truy cập : 18017117
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Bìa sách “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” (tác giả bài viết chụp lại)
Nhập nhèm
“Từ điển tiếng Việt” (NXB Thanh Hóa, 1999) giải nghĩa: “Văn nhân: Người có học thức/biết làm văn, làm thơ”… “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” phải là sách giới thiệu về các nhà văn, nhà thơ người Bình Định. Vậy mà, thật lạ là trong số 52 nhân vật được tác giả Lê Hoài Lương (LHL) tuyển chọn đưa vào sách này, bên cạnh một số nhà văn, nhà thơ như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan…, người đọc thấy xuất hiện cả những người làm công tác nghiên cứu sử học, khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa dân gian hay biên khảo, biên dịch… như: Tạ Chí Đại Trường, Vũ Ngọc Liễn, Đinh Bá Hòa, Đặng Quý Địch, Nguyễn Xuân Nhân, Trà Ly… Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn nghệ Bình Định (số 36, tháng 4-2016), LHL vẫn khẳng định mục đích của tập sách là “góp phần tôn vinh văn chương Bình Định” (chứ không phải các lĩnh vực khác!?). Điều đó cho thấy LHL đã cố tình đánh tráo khái niệm, nhập nhèm trong việc đặt tên sách…
LHL còn đề ra “tiêu chí” chọn tác giả, tác phẩm khá tù mù. Nếu theo “tiêu chí 1” thì sẽ có hàng chục tác giả không thể đưa vào sách vì không phải là “người Bình Định”, như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Xuân Nhân, Vân Bích, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Mỹ Nữ… Và, nếu cũng theo “tiêu chí 1” thì LHL đã “quên” khá nhiều tác giả ở các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, mỹ thuật…. Qua 52 chân dung được giới thiệu trong sách, người đọc nhận thấy sự thiếu vắng khá nhiều văn nhân Bình Định đích thực nhưng lại quá thừa những nhân vật kém tiêu biểu, thậm chí làng nhàng… Theo 3 “tiêu chí” mà LHL đưa ra thì cuốn sách thiếu vắng ít nhất trên 30 văn nhân là người Bình Định đã thành danh, như: Phạm Văn Ký, Phạm Hổ, Cao Duy Thảo, Lê Vĩnh Hòa, Ngô Thế Oanh, Vương Linh, Đào Xuân Quý, Hoàng Lại Giang, Nguyễn Thái Dương…
Thế nhưng, khi nói về “sự thiếu - thừa” này, LHL bao biện: “Cái chính là (tôi) chưa đủ tư liệu về họ” và “có những người cũng nhận được Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu nhưng tôi chưa đưa vào sách…” (!?). Chưa đủ tư liệu mà dám đặt tên sách là “Văn nhân Bình Định…”? Hàng chục tác giả đoạt Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu (trong đó có NSƯT Nguyễn Kiểm, giải A) sao không chọn?
Một góc nhìn lệch lạc
Những ngày qua, có một vài ý kiến “bào chữa” cho LHL rằng đó là “góc nhìn riêng” của tác giả (!?). Vấn đề đặt ra là LHL đã đứng ở “góc” nào để “nhìn” văn nhân Bình Định? Bởi lẽ, người đọc thấy có lúc thì LHL như đang quỳ gối, ngưỡng vọng một số nhân vật, như: Vân Bích, Vũ Ngọc Liễn, Quách Tấn…; có lúc lại giống như đang phủ phục dưới chân của Võ Phiến, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Mộng Giác… Có lúc LHL như ngồi tót ở trên cao nhìn xuống để phán xét, dạy bảo người khác… Kiểu nhận xét, đánh giá của LHL đối với mỗi tác giả, tác phẩm thiếu nhất quán, thiếu chuẩn mực, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”; không tiếc lời để ca tụng, bốc thơm các tác giả Vân Bích, Võ Phiến, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn An Pha…; chê Nguyễn Tuân; đá xéo, bêu riếu Lê Văn Ngăn, Nguyễn Thanh Mừng, Hồ Thế Phất, Bùi Thị Xuân Mai, Trần Thị Huyền Trang…
LHL đã “tả” chân dung nhà thơ quá cố Lê Văn Ngăn với “đôi mắt của những giọt nước mắt chảy ngược vào trong. Cả khóc cũng rụt rè khóc. Như sống, như yêu… Tôi không thích con người ông trong đời sống, khi tiếp xúc. Thấy tẻ nhạt. Thấy bé mọn làm sao”… Hay như khi viết về tác phẩm “Hào phóng thềm lục địa” của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng - tác phẩm đoạt giải A của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, vậy mà LHL dám cho rằng đó là sự “hào sảng” theo kiểu “tự phản tỉnh”, rằng “ngôn ngữ ấy, cứ đọc lên vẫn thấy nó giả trá, khua khoắng đến quá đáng”, rồi “đá xéo” Nguyễn Thanh Mừng: “Ông (NTM) là một thi sĩ có tài nhưng với ông, hình như thơ chỉ là một công cụ như dao rựa, cuốc xẻng, như cánh đồng…” (!?).
Đáng lưu ý là LHL ca tụng hết lời Võ Phiến - người được xem là “cây bút chống Cộng số 1”. Ấy thế mà sách vẫn được tài trợ, xuất bản!
Ai chịu trách nhiệm?
Cuốn sách “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” còn mắc những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ; sai phạm về quan điểm lịch sử văn học, lịch sử chiến tranh… Cụ thể, LHL không những không xin ý kiến hoặc không được tác giả đồng ý nhưng vẫn tự viết và tự tiện sử dụng tác phẩm của họ. Việc làm này đã vi phạm những quy định tại điều 21 Luật Xuất bản và điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Cũng cần lưu ý, sách in xong và nộp lưu chiểu vào quý IV/2015 nhưng đến ngày 30-12-2015 mới có quyết định xuất bản (Quyết định số 1980/QĐ-NXBHNV)!
Vai trò của Hội đồng Nghệ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Định ở đâu trong việc thẩm định đề cương; nội dung của cuốn sách và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chi gần 100 triệu đồng cho việc giới thiệu “thành tựu văn học tiêu biểu của tỉnh” nhưng rốt cuộc là “đẻ” ra một sản phẩm lệch lạc như vậy?
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc