\n
Đang truy cập : 135
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 134
Hôm nay : 6439
Tháng hiện tại : 166239
Tổng lượt truy cập : 18016500
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Nhà văn Thái Bá Lợi
Chỉ viết những gì mình nhớ
“Câu chuyện Đà Nẵng” được Thái Bá Lợi ấp ủ từ rất lâu: “Năm 1965 tôi đi bộ đội, chiến đấu ở các chiến trường đường 9, Nam Lào, năm 1968, ở Huế, đến năm 1969 vào chiến trường Quảng Đà rồi về Sư đoàn 2 Quân khu 5. Từ trên núi nhìn xuống vầng sáng Đà Nẵng trong những đêm hành quân với khát vọng bao giờ thì xuống được nơi ấy. Từ năm 1975, trừ những năm ra Hà Nội học Trường viết văn Nguyễn Du, phần lớn thời gian tôi sống ở Đà Nẵng. Tôi nung nấu ý định viết một cuốn sách trực tiếp về vùng đất này từ nhiều năm trước. Nhưng khi ông Nguyễn Bá Thanh ra đi thì tôi cần phải viết nhanh cuốn sách này”.
Ở ngoài đời, Thái Bá Lợi khá thân thiết với Nguyễn Bá Thanh, khi ông còn sống: “Tôi có nhiều kỷ niệm về ông Nguyễn Bá Thanh qua những buổi nói chuyện đời của ông trong thời gian dài. Những chuyện của ông ám ảnh tôi. Trước khi lâm bệnh, ông có nói: “Nghe nói anh đang viết gì về anh em tui phải không? Viết hay không, là quyền của anh, nhưng không nên xuất bản bây giờ”. Trong các buổi trò chuyện của ông, đôi lần tôi có ghi âm, nhưng khi viết thì tôi không dùng tới nó.
Tôi có ấn tượng mạnh câu nói của K.Pautopxki: “Chỉ viết những gì mình nhớ, điều gì không còn nhớ thì không đáng viết”. Sau khi “Câu chuyện Đà Nẵng” ra đời, những người anh em, vốn là cộng sự gần gũi của Nguyễn Bá Thanh đã tới để trao đổi với nhà văn về cuốn sách. Họ có khen sách chạm được tới một phần tâm sự sâu kín của Nguyễn Bá Thanh. Hỏi xin Thái Bá Lợi một tấm hình chụp chung với Nguyễn Bá Thanh để đăng báo, ông đáp: “Tôi không có hình chụp riêng, đến hình chụp chung đứng ngồi lố nhố cũng không có. Tôi nói không có là sự thật, chứ chẳng có chuyện “chảnh” đâu”.
“Câu chuyện Đà Nẵng” là tiểu thuyết “xịn”
Vì sách quá nhiều nguyên mẫu, từ nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Thu Bồn, chuyên gia trùng tu các di tích ở Huế và Mỹ Sơn người Ba Lan Kazik, nhà nghiên cứu lịch sử Đào Hùng, thậm chí cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Bá Thanh… khiến không ít người nghi ngờ: Tiểu thuyết hay là truyện ký? Cha đẻ cuốn sách lên tiếng: “Tôi khẳng định Câu chuyện Đà Nẵng là tiểu thuyết”.
Ông lí giải: “Trên thế giới có xu hướng các thể loại đang xích lại gần nhau trong một tác phẩm. Chuyện này người ta đã làm lâu rồi. Chuyện một nguyên thủ quốc gia vừa xảy ra, vài tháng sau đã có tiểu thuyết, được miêu tả gần với sự thật, chỉ đổi tên nhân vật để khỏi kiện cáo lôi thôi. Có nhiều quan niệm về tiểu thuyết, tôi thích quan niệm tác giả không đứng trên nhân vật vì như vậy là kiêu ngạo, cũng không đứng dưới nhân vật vì như vậy là luồn cúi.
Tác giả phải đứng ngang nhân vật, có độ lùi cần thiết để nhìn nhân vật một cách khách quan, mô tả họ với tâm thế sòng phẳng, bình đẳng”. Tất nhiên, những người thật, việc thật có thành hình tượng nghệ thuật không thì câu trả lời không thuộc quyền Thái Bá Lợi, mà thuộc về bạn đọc.
Không phải lần đầu tiên Thái Bá Lợi đưa người thật, việc thật vào sách. Người ta có thể tìm thấy bóng dáng của nguyên mẫu trong các tác phẩm đã xuất bản và gây tiếng vang của ông trước đây như Trùng tu, Minh sư. Với kinh nghiệm của nhà văn từng trải, Thái Bá Lợi cho rằng, để nhào nặn nguyên mẫu thành hình tượng nghệ thuật thì “nhà văn cần có phẩm chất của nhà văn”.
Cũng có người nghi ngờ: Phải chăng việc đưa hàng loạt người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực vào tiểu thuyết, có phải chiêu câu khách của tác giả? Đây là câu trả lời của nhà văn: “Tôi đưa các nguyên mẫu vào tiểu thuyết chẳng phải là “chiêu” để cuốn sách được để ý. Đơn giản, trong quá trình vận động của câu chuyện , đến chỗ cần phải đưa nguyên mẫu vào thì tôi làm. Có những nhân vật không cần đổi tên, khi đọc lại tôi thấy vẫn ổn”.
tiểu thuyết, câu chuyện, ra mắt, dư luận, xôn xao, sử dụng, văn chương, nhận ra, nhân vật
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc