\n
Đang truy cập : 47
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 143548
Tổng lượt truy cập : 17993809
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Cảnh trong vở rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Cảnh trong vở rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Sáng tạo nghệ thuật
2 tháng cho ý tưởng sân khấu, 9 năm nung nấu ý đồ nghệ thuật, vở rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vừa được ra mắt khán giả Thủ đô cuối tuần qua. Vở diễn do đạo diễn Lê Chí Kiên thực hiện, kịch bản chuyển thể của tác giả, NSƯT Đăng Tiến. NSND Hoàng Tuấn và NSƯT Chu Lượng cố vấn và chỉ đạo nghệ thuật.
Tạo hình con rối do NS Ngô Thắng thực hiện, âm nhạc của 2 nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc và Nguyễn Tuấn… Tuy nhiên, để vở rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ra mắt với khán giả là cả một hành trình dài của sự sáng tạo. NSND Nguyễn Hoàng Tuấn - Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết, đây được xem như một “siêu phẩm” được thực hiện kỳ công nhất của các nghệ sĩ rối Việt Nam từ trước đến nay.
Từ nguyên gốc kịch bản sân khấu 90 trang, kịch bản dùng cho rối cạn được rút gọn còn 30 trang để các lớp lang, màn diễn cô đọng nhất mà không làm thay đổi nội dung của kịch bản cũ. “Chúng tôi quan tâm hình thức thể hiện hấp dẫn chứ không khắc họa sâu nội dung của tác phẩm. Điều đó cho phép chúng tôi phóng túng trong quá trình thể hiện” - NSND Nguyễn Hoàng Tuấn cho hay. Đơn cử như ở phần âm nhạc đó là sự kết hợp ca cải lương, hát tuồng, hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn, và cả hát nhạc mới. Đây là điều thú vị và mới mẻ cho đông đảo người xem, cả lớp thế hệ cũ và khán giả trẻ.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được bắt đầu trên sân khấu của góc này hát xẩm, chỗ kia ăn mày, uống rượu, cảnh người mua kẻ bán tấp nập... Câu chuyện hôm nay bắt vào nói lại câu chuyện cũ. Tiếng guốc, tiếng dép lê cộng hưởng thành một thứ âm thanh rộn ràng, sống động, ngẫu nhiên trở thành một bản nhạc. Bản nhạc đó có chất thô ráp của chất liệu dân gian, chứ không nuột nà như một bàn giao hưởng.
NSƯT Lê Chí Kiên chia sẻ: “Tôi bàn với NSND Ngọc Bích, mong muốn mang âm thanh của cuộc sống đương đại để đưa thành một bản nhạc trên một nền chợ chứ không muốn một bản nhạc có sẵn. Một xã hội tốt đẹp, có trên có dưới, có tôn ti trật tự khi tiếng guốc đều đều, âm vang vui nhộn. Âm thanh ấy cũng bổ trợ cho sân khấu rối, vốn có nhiều nhân vật vô tri vô giác”.
Gắn kết khán giả
Mang nhiều triết lý nhân văn về cuộc đời và con người, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được cố tác giả Lưu Quang Vũ viết năm 1981 từ cốt truyện dân gian. Trương Ba là ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Ông được Nam Tào, Bắc Đẩu sửa sai bằng cách cho hồn được tiếp tục sống trong thân xác anh hàng thịt mới chết gần nhà.
Điều đó đưa Trương Ba vào một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào thân xác người khác. Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình… Đạo diễn, NSƯT Lê Chí Kiên nảy ý tưởng kết hợp giữa con rối và người diễn từ năm 2007, khi anh tham gia khóa học đạo diễn toàn quốc.
Từng tham gia nhiều hội diễn sân khấu trong và ngoài nước, anh nảy ý định sẽ làm một tác phẩm có sự kết hợp giữa kịch và rối, mặc dù đó là điều khá liều lĩnh. “Cơ bản, tôi muốn làm một “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không giống ai, một ngôn ngữ mới cho nghệ thuật rối”- NSƯT Lê Chí Kiên nói.
Sau đó, anh đã phải mất 2 tháng mới ra ý tưởng sân khấu là bàn cờ âm dương, có thiên đình và hạ giới, người trần và tiên cảnh. Và một vở kịch có đời sống của nó, phải đưa vào đời sống, vào không gian chợ, là không gian hỗn độn nhất, đấy là chất đương đại đạo diễn muốn thể hiện.
Có lẽ còn quá sớm để đánh giá “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” phiên bản múa rối tạo được điểm nhấn. Nhưng kết thúc buổi biểu diễn, các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long đã nhận được những lời khen ngợi và đánh giá cao từ Hội đồng nghệ thuật, bao gồm Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Hà Nội Thanh Trầm, các NSND Mạnh Tưởng, Phạm Thị Thành, Hoàng Dũng…
NSND Mạnh Tưởng rất mừng khi tác phẩm của cố tác giả Lưu Quang Vũ đã được thể hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật, từ chèo, tuồng, kịch, kịch hình thể, điện ảnh, và hiện đã có thêm múa rối. Vẫn là những con rối dân gian xưa, như rối dẹt, rối tay... cùng với diễn viên, khi thể hiện cái hiền lành, chất phác, thật thà của Trương Ba, lúc lại hung hãn, ghê gớm trong bản chất anh hàng thịt, đã làm nên một sân khấu rối hoàn toàn mới lạ và sống động trong con mắt người yêu nghệ thuật.
thời gian, chuẩn bị, kịch bản, nổi tiếng, tác giả, nhà hát, múa rối, thăng long, giới thiệu, hội đồng, nghệ thuật, hà nội, quy tụ, hàng loạt, tên tuổi, nghệ sĩ, hàng đầu, tham dự, liên hoan, sân khấu, quốc tế
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc