\n
Đang truy cập : 36
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 143587
Tổng lượt truy cập : 17993848
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Hình Minh Hoạ
Mặt trái của phát triển
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, không riêng Việt Nam, ở các nước phát triển như châu Âu, trong thời kỳ công nghiệp phát triển, văn hóa cũng bị tàn phá ghê gớm. Nguyên nhân chính là do kinh tế, xã hội thay đổi quá nhanh. Khi mất đi cơ sở xã hội, các loại hình nghệ thuật - các di sản phi vật thể dần bị lung lay. Ở Việt Nam đã hiển hiện thực trạng nhiều sân khấu truyền thống không còn duy trì được vị thế như trước đây hoặc phát triển theo chiều hướng không tích cực.
Thanh Đồng Hoàng Gia Bổn đang thực hành nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thỡ Mẫu - một di sản phi vật thể được phục hồi và phát triển khá rầm rộ. (Ảnh: MH).
Thật vậy, nhìn lại hành trình di sản của Việt Nam, có thể nhận thấy, trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, nhiều loại hình nghệ thuật đã nay đã được phục hồi lại, nhưng không được như nguyên bản. Đơn cử như di sản Đờn ca tài tử ở miền Nam, trước đây rất phát triển. Sau mỗi vụ mùa, nhiều gia đình đã mời các ban Đờn ca tài tử đến biểu diễn, trở thành không gian sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân. Đến nay, dù đã được UNESCO công nhận, loại hình này đã phát triển trở lại nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Ở miền Bắc, theo GS. Ngô Đức Thịnh, may mắn nhất chính là loại hình ca trù. Có thể nói, trong quá khứ, di sản này từng rất phát triển, từ trong cung đình ra đến các tầng lớp dân gian. Thế nhưng, chiến tranh đã làm cho loại hình này gần như bị biến mất. Số nghệ nhân hát ca trù đã nằm trong báo động đỏ khi kiếm nhiều làng mới tìm được người ca, còn người cầm trống thì có khi cả vùng mới có lấy một người.
Trong số những di sản văn hóa phi vật thể, không thể không kể đến loại hình hát chầu văn. Từng bị coi là mê tín dị đoan, sức sống mãnh liệt của chầu văn trong đời sống dân gian, trong cộng đồng đã khiến loại hình này tồn tại và hưng thịnh trở lại và sắp trở thành di sản được thế giới công nhận. Mặc dù vậy, theo giáo sư Thịnh, sự phát triển của hát chầu văn có thể bị biến dạng, cần được theo sát và uốn nắn.
Truyền dạy - giải pháp bền vững
Di sản văn hóa phi vật thể tiềm ẩn trong con người - trong nghệ nhân, trong môi trường thực hành. Vì vậy, bảo vệ văn hóa phi vật thể là bảo vệ con người, đặc biệt là nghệ nhân. Và phải có môi trường để văn hóa phi vật thể - nghệ nhân bộc lộ ra.
Ngày nay, lễ hội được tạo dựng và phát triển mạnh mẽ chính là nơi để các nghệ nhân bộc lộ tài năng. Chúng ta tôn vinh các nghệ nhân chính là cách giữ gìn văn hóa phi vật thể. Thế nhưng, theo GS. Ngô Đức Thịnh, các nghệ nhân nên cần được tạo điều kiện để truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể mà họ sở hữu, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có như vậy, sự phát triển của xã hội nói chung và việc bảo vệ văn hóa phi vật thể nói riêng mới vững bền.
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, một số loại hình tuy không mất đi nhưng rất kén người truyền dạy và kén cả người thưởng thức, có nguy cơ mai một cao như Ca trù, hát Xoan. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là nếu không thể giúp những loại hình này phát triển mạnh thì cũng cần có giải pháp để giữ cho nguyên vẹn. Còn những loại hình nào đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng thì nên phát triển bởi chúng ta cần tôn trọng chủ thể văn hóa.
Ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc, chế độ đãi ngộ dành cho nghệ nhân rất tốt như hưởng trợ cấp cao, khám chữa bệnh, đi lại… miễn phí. Các nghệ nhân được gọi là báu vật sống của xã hội. Ở các nước phương Tây, nghệ nhân thường được tạo điều kiện, tạo môi trường tốt đã để thể hiện mình, mài giũa nghề, có thu nhập, có môi trường phát triển.
Trước những thực trạng và nguy cơ mà các loại hình văn hóa phi vật thể Việt Nam đang phải đối mặt, theo GS. Ngô Đức Thịnh, để bảo vệ và phát triển bền vững các loại hình văn hóa này, cần có sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp, từ nhiều khía cạnh. Chẳng hạn như những di sản bị đứt quãng thì phải khôi phục lại cho hoàn chỉnh và hình thành những sinh hoạt cộng đồng để gắn kết và duy trì truyền thống.
Trước mắt cần làm tốt công tác về tinh thần. Nhà nước tiếp tục tôn vinh nghệ nhân, khuyến khích nền tảng văn hóa gia đình, niềm tự hào trong gia đình và họ tộc, tạo điều kiện cho các nghệ nhân truyền thụ di sản văn hóa cho thế hệ sau. Thứ hai là có chính sách, giải pháp hỗ trợ những nghệ nhân gặp khó khăn, tạo môi trường cho các nghệ nhân phát triển, để họ chuyên tâm làm phong phú văn hóa cộng đồng.
Và, xa hơn nữa là phải làm sao cho người dân có thể khai thác những giá trị di sản đó để phục vụ đời sống thì mới gìn giữ và phát huy di sản đó lâu dài và bền vững.
Minh Hòa
di sản, văn hóa, vật thể, kế thừa, thưởng thức, vì thế, loại hình, mai một, phát triển
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc