\n
17:30 EDT Thứ tư, 18/09/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 68


Hôm nayHôm nay : 6187

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 423781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16248719

Trang nhất » Tin Tức » NS Cải Lương

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

"Kép độc" Hùng Minh hơn 70 tuổi vẫn ở nhà thuê!

Đăng lúc: Thứ bảy - 12/12/2015 08:24 - Đã xem: 2687
NS Hùng Minh

NS Hùng Minh

Nghệ sĩ Hùng Minh là "kép độc" danh tiếng của sân khấu cải lương nhưng đã hơn 70 tuổi vẫn chưa thể mua được căn nhà riêng. Nay giấc mơ ấy đã xa càng thêm xa...!
 
'NSƯT Hùng Minh đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn chưa an cư'

NSƯT Hùng Minh đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn chưa an cư

Hiện nghệ sĩ Hùng Minh vẫn tích cực đi diễn, đóng phim để có thu nhập trang trải cuộc sống. Người cận kề chăm sóc ông trong căn nhà thuê ở quận Gò Vấp, TP HCM là nghệ sĩ Hoa Lan (con gái soạn giả Nguyễn Huỳnh – "cha đẻ" tác phẩm sân khấu "Tướng cướp Bạch Hải Đường"). Bà hiện là tài xế xe máy của nghệ sĩ Hùng Minh.

Ngoài thời gian hỗ trợ nghệ sĩ Hùng Minh, Hoa Lan cũng tham gia diễn kịch, đóng phim, nhắc tuồng. Dù ở nhà thuê nhưng nghệ sĩ Hùng Minh vẫn lập bàn thờ tưởng nhớ người mẹ đã khuất mà ông rất kính yêu.

NSƯT Hùng Minh, NS Thy Nhung, Tuấn Thanh và Hồ Ngọc Trinh trong vở Thái hậu Dương Vân Nga
NSƯT Hùng Minh, NS Thy Nhung, Tuấn Thanh và Hồ Ngọc Trinh trong vở Thái hậu Dương Vân Nga

 

“Sinh thời, mỗi đêm mẹ tôi đều ngồi trước cửa chờ đứa con trai bà rất tâm huyết với nghề đi diễn về, miệt mài như thế trong suốt 40 năm liền. Khi về già, đôi chân hơi yếu nhưng đầu óc bà minh mẫn, nhớ mọi chuyện từ vui đến buồn, không sót một chi tiết. Trong đầu tôi khi nghĩ về mẹ vẫn nhớ như in hình ảnh của một người phụ nữ đầu quấn khăn rằn, cúi mặt xuống đất rê từng mẻ lúa. Chiều chiều, bà ra bến cầm chèo khua nhẹ những dề lục bình bám quanh xuồng, rồi chở lúa về nhà" - nghệ sĩ Hùng Minh tâm sự.

Nam nghệ sĩ này có tên ở nhà là Bé. Sau khi cha ông mất do bệnh, Bé sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ. Khi thấy mẹ quá khổ nhọc lo cho gia đình, Bé xin theo gánh hát để bớt gánh nặng cho bà. Mẹ không cho phép, ông vẫn quyết theo gánh hát.

“Mẹ và em gái mấy bận đi tìm tôi nhưng không gặp. Cho tới ngày gánh hát Sông Kiều về rạp Nguyễn Văn Hảo, tôi mới tái ngộ cả hai. Lúc đó, tôi khoe mẹ tờ báo chụp ảnh mình đoạt Giải Triển vọng HCV Thanh Tâm năm 1959, bà vui đến rơi nước mắt. Ngày xưa, khi tôi chưa biết đi đã vội chạy ra khỏi vòng tay của mẹ. Ngày nay, quanh quẩn với mấy cuộc tình, đau khổ có, hạnh phúc có, rốt cuộc tôi vẫn về bên mẹ” - nghệ sĩ Hùng Minh trải lòng.

 

NSƯT Hùng Minh và NS Vũ Phong trong vở Thái hậu Dương Vân Nga
NSƯT Hùng Minh và NS Vũ Phong trong vở Thái hậu Dương Vân Nga

 

Sau thời gian đi hát, nghệ sĩ Hùng Minh lập gánh Thanh Hương-Hùng Minh. Mẹ vẫn luôn là điểm tựa tinh thần của ông, theo sát chăm sóc con trong các đêm diễn. Bà mê nhất hai vai ông đóng là Tướng Mông Cổ vở "300 Đêm chia ly" và bác sĩ Tuấn trong một vở tuồng xã hội không nhớ tên.

"Mẹ tôi cả đời chịu thương chịu khó, hết khổ vì con, lại phải lo cho cháu. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, bà là điểm tựa ấm áp của gia đình tôi. Năm ngoái, tôi làm lễ mừng thọ 83 tuổi cho mẹ với sự tham gia của nhiều đồng nghiệp. Bà vui lắm khiến tôi cũng lâng lâng hạnh phúc!" - nghệ sĩ Hùng Minh nhớ lại.

NSƯT Hùng Minh trong vở Lan và Điệp
NSƯT Hùng Minh trong vở Lan và Điệp

Cả đời bôn ba vất vả, gánh hát lập rồi tan rã theo quy luật thị trường, thua lỗ khiến nghệ sĩ Hùng Minh vẫn không đủ thu nhập để mua một ngôi nhà an cư. Ông ở nhà thuê cho đến hiện nay và mơ ước có một căn nhà của chính mình ngày càng xa vời vì tuổi đã già, sức đã yếu. "Ước mơ của tôi giờ là có được sức khỏe tốt, không bệnh tật để có thể đi diễn, đóng phim, tuổi về chiều nếu bệnh tật làm sao đủ tiền chạy chữa" - nghệ sĩ Hùng Minh chua chát nói.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nghệ sĩ Hùng Minh


Trong thập niên 60, sân khấu cải lương sản sinh ra nhiều nghệ sĩ tài danh, được giới ký giả kịch trường và khán giả ái mộ cải lương công nhận dưới hình thức bỏ phiếu bình chọn những nghệ sĩ đó dưới danh hiệu nghệ sĩ được ưa thích nhất, nghệ sĩ được tặng huy chương vàng diễn xuất Giải Thanh Tâm.
 

Năm 1958, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được trao tặng huy chương vàng Giải Thanh Tâm. Năm 1959, hai nghệ sĩ Lan Chi và Hùng Minh được tặng huy chương vàng Giải Thanh Tâm. Nghệ sĩ Hùng Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Minh, sanh năm 1938 tại huyện Châu Thành, tỉnh Mỹtho, học sinh trường dòng Saint Joseph Mỹ Tho. Khi cha mất, em Minh theo mẹ về Saigon, cư ngụ ở quận 4.

Năm 1954, đoàn hát Thái Bình của ông Bầu Thới hát tại đình Lý Nhơn, quận tư, em Minh xin theo học hát, được bầu Thới thu nhận. Em Minh theo đoàn Thái Bình tại rạp hát Phan Rang được 10 hôm, chỉ được làm quân sĩ ra sân khấu vài lần thì đoàn Thái Bình trở về Saigon vì nội bộ lủng củng. Đoàn hát Thái Bình ngưng hoạt động, xác gánh để ở đình Tân An Dakao, em Minh và một số nghệ sĩ không nhà phải ở tạm trú trong đình.

Đây là giai đoạn bần khổ nhất của em Minh khi em bỏ nhà trốn theo gánh hát. Gánh hát rã, không dám trở về gia đình, không có nghề nghiệp gì khác, Minh đành sống lang thang bửa đói bửa no với các bạn vệ sĩ trong Đoàn. Sau đó, em Minh đã cùng các bạn đến gánh hát Ánh Sáng của Bầu Tập để xin theo học hát. Các bạn của em thì được vào Đoàn hát, riêng em không được nhận, đành trở về đình Tân An tạm trú.

 

Thành công trong nhiều tuồng

 

Lần khác em xin gia nhập gánh hát Phát Thanh của bầu Ba Tẹt hát ở Lái Thiêu, người giới thiệu với ông Bầu Ba Tẹt, nói em Minh là kép chánh của một đoàn hát tỉnh. Em được nhận ngay nhưng khi ông bầu Ba Tẹt giao cho một vai tuồng hát chánh, em không biết ca không biết hát nên đang đêm em phải bỏ gánh hát trốn, lội bộ từ Lái Thiêu trở về đình Tân An, Dakao.

Nghệ sĩ Nam Sơn biết hoàn cảnh khốn khổ của em Minh, nhận em làm con nuôi, dẫn theo gánh hát Bầu Tập, dạy cho em hát và đặt cho nghệ danh là Hoàng Bé..

Năm 1957, Hoàng Bé gia nhập gánh hát Đuốc Việt của Bầu Hơn, được sự giúp đở của các nghệ sĩ Thanh Cao, Trường Xuân, Tuấn Sĩ, Lệ Thẩm và Ngọc An nên dần dần Hoàng Bé hát được những vai nhỏ trên sân khấu. Khi nghệ sĩ chuyên đóng vai kép lão mùi Hoàng Sâm rời đoàn hát Đuốc Việt, soạn giả Thanh Cao giao cho Hoàng Bé thế vai của Hoàng Sâm. Hoàng Bé hát thành công, được soạn giả Thanh Cao đổi nghệ danh Hoàng Bé thành nghệ sĩ Hùng Minh mà anh sử dụng đến hôm nay.

Dưới sự truyền nghề tậm tâm của nghệ sĩ Thanh Cao và sự giúp đỡ của các nghệ sĩ Trường Xuân, Tuấn Sĩ và Ngọc An, Hùng Minh hát thành công trong nhiều tuồng: Cô Gái Áo Vàng, Hận Cường Quyền, Trộm Mắt Phật, Cây Đèn Thần, Phùng Lộc giả gái….

Đoàn Đuốc Việt - Bầu Hơn, chồng của nữ nghệ sĩ Ngọc An là hậu thân của đoàn hát Tiếng Chuông Bầu Cang, đã hai lần đổi bảng hiệu thành đoàn Hương Giang và đoàn Bích Sơn - Ngọc An nhưng đến năm 1959 thì rã gánh. Nghệ sĩ Ba Khuê sau khi tách rời đoàn Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao, cùng với vợ là nữ nghệ sĩ Ái Hữu thành lập gánh hát Hữu Tâm.

Ông Bầu Khuê, chủ nhân gát hát Hữu Tâm mời Hùng Minh về làm kép với một mức lương tương đối khá kèm theo một số tiền giao kèo. Hùng Minh được giao hát đủ loại vai tuồng: kép mùi, kép độc, lão. Nhờ cố gắng diễn các loại vai đó, Hùng Minh có dịp diễn qua các tuồng Ngã Ba Đường Hạnh Phúc, Tiếng Thét Giữa Điện Vàng, Nắm Cơm Chan Máu, Lòng Người Mặt Thú, Gió Hú Đồi Ma, Phương Dung Ca Kỹ, NÓ là Con Tôi…

Sau 5 năm học nghệ, Hùng Minh được tặng huy chương vàng Giải Thanh Tâm năm 1959 qua vai Hoa Lộc Trung trong tuồng « Nó là Con Tôi ».

Trong buổi nhận giải thưởng, Hùng Minh hát chung với Thanh Nga huy chương vàng năm 1958 vở tuồng Bên Bờ Suối Mộng. Lễ phát giải được tổ chức tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon.

Năm 1960, nghệ sĩ Hùng Minh được đoàn hát Song Kiều Thúy Nga mời về hát với một số tiền lương và giao kèo tăng lên.

Năm 1961, Hùng Minh cộng tác với đoàn hát Thanh Hương. Qua năm 1962, đoàn hát Thanh Hương được ông Bầu Hai Lợi mua lại, đổi bảng hiệu thành đoàn Thi ca vũ nhạc kịch Trâm Vàng.

Đến giữa năm 1963, cặp nghệ sĩ tài danh Thanh Hương và Hùng Minh tách ra, thành lập đoàn hát Thanh Hương – Hùng Minh, quy tụ nhiều soạn giả hữu danh, nhiều diễn viên tên tuổi nên đoàn hát Thanh Hương – Hùng Minh thu hút được đông đảo khán giả trong 10 năm liên tục.

Ngày 18 tháng 4 năm 1974, nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua đời vì một ca sinh nở khó khăn nên sau đó đoàn hát Thanh Hương – Hùng Minh rã gánh.

Năm 1975, Hùng Minh nguôi ngoai nỗi buồn, vừa gia nhập đoàn hát Tiếng Hát Dân Tộc thì đến ngày 30 tháng 4, mọi gánh hát đều phải ngưng hoạt động, chờ lịnh chánh quyền mới. Hùng Minh được bố trí về đoàn hát tập thể Thanh Minh.

Nghệ sĩ Hùng Minh cao ráo, đẹp trai, diễn xuất tinh tế, anh biết nghiên cứu tâm lý nhân vật từng vai, có kinh nghiệm diễn nhiều loại vai từ kép mùi, kép độc và vai hề nên trên sân khấu Thanh Minh, Hùng Minh hát thành công qua nhiều vai trong các tuồng Tấm Lòng của Biển, Tiếng Trống Mê Linh, Bên Cầu Dệt Lụa, Thái Hậu Dương Vân Nga….

 

Tinh thần kiên trì

 

Ba năm trên sân khấu Thanh Minh, nghệ sĩ Hùng Minh đã khẳng định được vị trí một kép quan trọng trong đoàn hát, anh đinh ninh sẽ chấm dứt những ngày phải long đong thay đổi liên tục nhiều đoàn hát như trước kia nhưng rồi ngày 26 tháng 11 năm 1978, nữ nghệ sĩ Thanh Nga và chồng cô bị sát hại, gánh hát Thanh Minh như một con thuyền giữa phong ba bão tố, Hùng Minh vẫn cố gắng cùng với những nghệ sĩ còn lại lo bảo đảm cho đoàn hát Thanh Minh tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Nghệ sĩ Hùng Minh hát thêm hai tuồng: Bóng Tối và ánh Sáng, Sau Ngày cưới…

Năm 1980, đoàn Thanh Minh được tập thể hóa, đổi bảng hiệu là đoàn hát Thanh Nga, nghệ sĩ Hùng Minh cũng được cấp trên điều động về đoàn hát Văn Công. Tại sân khấu nầy anh hát các tuồng Tiếng sóng Rạch Gầm, Tâm Sự Ngọc Hân, Muôn dặm vì chồng, Nàng Hai Bến Nghé, Dòng sông đầm lầy. Mùa Thu trên non cao, Khúc hát đoạn tình…

Năm 1989, anh đi hát cho đoàn Sông Bé 2. Năm 1991 anh về cộng tác với đoàn cải lương Saigon 1 cho đến năm 1995, Hùng Minh về nhà nghĩ, anh chỉ tham gia hát thu hình băng vidéo cải lương.

Thưa quý thính giả, nghệ sĩ Hùng Minh là một trong nhiều nghệ sĩ là những đứa con nhà nghèo ra đi lập thân, chịu khổ chịu đói kém trong đầu thập niên 50 để đeo đuổi theo các gánh hát để học hát. Với một tinh thần kiên trì, gian lao đói nghèo không hề làm cho anh chùng bước.

Với năm năm cố gắng không ngừng, nghệ sĩ Hùng Minh gặt hái được vinh quang qua việc anh nhận được huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1959. Từ đó tuy cuộc sống vật chất của anh được cải thiện dồi dào nhưng về mặt nghệ thuật, anh lại phải đứng ra lèo lái một đoàn hát chuyên hát ở các tỉnh xa thành phố Saigon nên anh không được báo chí kịch trường nhắc nhở tới.

Công việc quản lý gánh hát cũng chi phối khả năng hát xướng của anh nên tuy cùng là những nghệ sĩ được huy chương vàng giải Thanh Tâm, các nghệ sĩ như Thanh Sang, Diệp Lang, Phương Bình, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Thanh Nguyệt, Ngọc Giàu, MộngTuyền,… được khán giả yêu mến và nhắc nhở đến nhiều hơn Hùng Minh.

Nghệ sĩ Hùng Minh với năm mươi năm trên sân khấu, anh đã hát không dưới một trăm tuồng hát, nghệ sĩ Hùng Minh được kể là một nghệ sĩ có tay nghề vững vàng trong hàng các nghệ sĩ cải lương tài danh của các thập niên 50, 60, 70.

Soạn giả Nguyễn Phương,

 



Nguồn tin: tcgd theo NLĐ - XL& RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.