\n
17:55 EST Thứ sáu, 13/12/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 38

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 37


Hôm nayHôm nay : 7211

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 167011

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18017272

Trang nhất » Tin Tức » Văn Sĩ - Thi Sĩ

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

Những chàng trồng cây “ si ‘ Kiều Nữ Bích Sơn.

Đăng lúc: Thứ bảy - 24/01/2015 17:34 - Đã xem: 6850
Những chàng trồng cây “ si ‘ Kiều Nữ Bích Sơn.

Những chàng trồng cây “ si ‘ Kiều Nữ Bích Sơn.

CLVNCOM - Nữ nghệ sĩ Bích Sơn ở Sardinia Ct. Valencia . Cali gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm tin tức của thi sĩ - soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà sau khi cô lên internet biết tin anh ấy mất. Cô Bích Sơn nhắc nhiều kỷ niệm vui liên quan đến Kiên Giang, Hữu Phước, Hà Triều, nhà văn Thanh Nam trong thời chúng tôi làm việc trong đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong hai thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.
Chuyện đã xảy ra hơn 60 năm rồi, nhờ cô Bích Sơn nhắc kỷ niệm xưa, tôi nhớ lại những chuyện vui về anh thi sĩ gàn Kiên Giang mà thời đó đã có một lúc người ta đồn là anh chàng thi sĩ “ trồng cây si “ Kiều nữ Bích Sơn.
Trong các thập niên 50, 60, 70, thời vàng son của các nghệ sĩ cải lương, rất nhiều nam, nữ nghệ sĩ cải lương trẻ đẹp, được khán giả ái mộ nhiệt liệt. Nam danh ca thì được các bà địa chủ, mệnh phụ nhân chiếu cố. Nữ nghệ sĩ thì được các công tử phong lưu, những nhà tư sản, những sĩ quan cao cấp và công chức quyền thế theo đuổi tán tỉnh.
Báo chí kịch trường và tin truyền miệng của các khán giả ghiền cải lương thường phóng đại chuyện các ông tư sản, các chủ hãng, các sĩ quan cao cấp chạy theo tán tỉnh nữ nghệ sĩ, tặng xe hơi, nhà lầu, hột xoàn, nữ trang quí giá. Và cũng có những chuyện kể giựt gân như chuyện bà đại tá, bà trung tá đánh ghen…
Những chuyện tình mộng mơ, ít được khán giả biết đến, ít bị dư luận báo chí là chuyện “ trồng cây si “ của các văn nhân, thi sĩ đối với các nghệ sĩ tài sắc. Nữ nghệ sĩ Bích Sơn được báo chí tặng cho danh hiệu Kiều nữ Bích Sơn, là người được các thi sĩ, văn nhân theo đuồi. Thay vì tặng nữ trang, hột xoàn, xe hơi, nhà lầu, các văn, thi sĩ nghèo tiền nhưng họ giàu tâm hồn nên họ tặng cho Kiều nữ Bích Sơn nhiều bài thơ, nhiều bài văn đăng báo ngợi khen để lấy lòng Kiều nữ.
Nữ nghệ sĩ Bích Sơn  là cháu gái của nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận. Cô Bích Sơn sanh năm 1937, cô theo cha mẹ di cư vào Nam sau năm 1954. Tôi quen biết Bích Sơn khi cô đi hát cho gánh hát Bích Thuận năm 1956, năm 1957 cô hát cho đoàn hát của ông bầu Tào Hơn. Lúc đó Bích Sơn là cô đào trẻ đẹp, ngâm thơ rất hay, cùng với nữ nghệ sĩ Ngọc An chia nhau thủ vai đào chánh nên ông Bầu Tào Hơn lấy tên hai nghệ sĩ làm tên bảng hiệu đoàn hát Bích Sơn - Ngọc An.
Nữ nghệ sĩ Bích Sơn đẹp như một cô búp bê Nhựt Bổn. Mắt một mí làm cho đôi mắt của Bích Sơn càng thêm mơ mộng. Mái tóc dài buông xỏa bờ vai, dáng đi khoan thai, nói năng dịu dàng, Bích Sơn giống như một cô nữ sinh trường áo tím hơn là một nữ nghệ sĩ cổ nhạc.
Giọng ca cổ nhạc của Bích Sơn còn mang hơi hướm của người sinh trưởng ở miền Bắc vì vậy khi đoàn Bích Sơn - Ngọc An hát tuồng Ngưu Lang - Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, thì anh chàng soạn giả kiêm thi sĩ này khai thác tối đa giọng ngâm thơ Tao Đàn, lối ngâm Sa Mạc và lối ngâm thơ tứ tuyệt của Bích Sơn thay cho các bài bản nhỏ gác vọng cổ để tạo một phong cách diễn xuất ca ngâm mới cho đôi nữ nghệ sĩ tài sắc Bích sơn, Ngọc An.
Nhờ lối ngâm thơ Tao Đàn gác cho ca vô vọng cổ mà khán giả đổ xô đến xem tuồng Ngưu Lang - Chức Nữ và đây cũng là một dịp cho các tờ báo có trang kịch trường khen ngợi hai cô đào trẻ Bích Sơn, Ngọc An trong phong cách mới khi ca câu vô vọng cổ.
Nữ nghệ sị Bích Sơn càng được nổi tiếng hơn khi cô ca bài nhạc Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, thơ của Kiên Giang, nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Năm 1958, khi hát bài đó trên sân khấu Đại Nhạc Hội Chúa Nhựt tổ chức tại rạp Nguyễn Văn Hão, Kiều nữ Bích Sơn mặc áo dài màu tím thang dợt, trên ngực cài một đóa hoa trắng, tóc xỏa ngang vai, vóc dáng thư sinh, giọng ca buồn man mác. Toàn khán trường lắng nghe lặng im như chia xẻ nổi đau của thi nhân khi mất người yêu trong chiến tranh:
Tôi xin nhắc vài câu thơ của thi sĩ Kiên Giang, người đã vinh danh Kiều nữ Bích Sơn qua thơ nhạc:
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa xóa không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ,
Che cả người thương, nóc giáo đường.
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh.
……………………………..
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường.
………….......................................
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường.
“ Lạy chúa! Con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ở trên trời
Trong lòng con, giữ màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con , Chúa ơi!!!”
Nữ nghệ sĩ Bích Sơn có đạo công giáo. Cô theo nghề hát cải lương nên những khi cúng giổ Tổ, cô cũng theo tập tục của gánh hát, cô đốt nhang, khấn vái và lạy bàn thờ Tổcùng với các nữ nghệ sĩ hanh Nga, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi...Những ngày chúa nhựt và ngày lễ công giáo, Bích Sơn đi rước lễ, đọc kinh thánh ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.
Bốn câu thơ: ( lúc đó chưa ai biết đến cô N. ở Rạch Gía, người có đạo công giáo và là n gười yêu trong mộng của thi sĩ )
« Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo,
Nhưng tin cóChúa ở trên trời,
Trong lòng con, giữ màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ôi !!!
Có một dạo, các ký giả kịch trường và nghệ sĩ đồn ầm lên là thi sĩ Kiên Giang si mê kiều nữ Bích Sơn. Thi sĩ Kiên Giang không xác nhận mà cũng chẳng đính chánh, anh ta cứ làm thơ khen tặng kiều nữ Bích Sơn để đăng báo, trên thực tế thì Kiên Giang cũng chẳng có hành động nào chứng tỏ làanh yêu Bích Sơn, ngoài những bài thơ khen ngợi Kiều nữ.
TRĂNG TRÒN.
Sương khuya dầm ướt lá trầu,
Cho mùi cau lứa, đậm màu môi son
Trăng qua mười sáu, hết tròn
Tuổi em mấy chục vẫn còn xuân xanh
Gió  mưa làm xác xơ cành
Gốc còn rễ tốt... trái lành còn thơm.
Nước đi rồi nước về nguồn
Trăng còn mười sáu em còn ngây thơ
Chiến tranh tàn phá mộng mơ
Chỉ riêng Kiều nữ còn mơ trăng tròn.
Kiên Giang 1965.
Bà Bầu Thơ nghe các ký giả khen Bích Sơn, tuy ca cổ nhạc không hay bằng các nghệ sĩ Saigon nhưng Bích Sơn có giọng ngâm thơ tuyệt vời, cô hát cải lương cũng rất có nét và lại là đào trẻ đang ăn khách nên bà Bầu Thơ nhờ ký giả Nguyễn Ang Ca và thi ĩ Kiên Giang mời  Bích Sơn về ký hợp đồng hát trên sân khấu Thanh Minh ( 1960 ).
Bích Sơn về đoàn Thanh Minh Thanh nga, vở hát đầu tiên của cô là tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, của Kiên Giang. Tuồng ăn khách nhờ cốt truyện thơ mộng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga vai Xuân Tự rất dễ thương. Út Trà Ôn vai Mạc Thiên Tứ , anh ca vọng cổ hay khỏi chê, ngoài ra còn phải kể thêm sức hút của giọng ngâm thơ tuyệt vời của nữ nghệ sĩ Bích Sơn trong vai Phương Thành.

Image

Bích Sơn vai Phương Thành (áo trắng)
Lúc đó thi sĩ Kiên Giang vẫn thường sáng tác thơ, đăng báo tặng Kiều  nữ. Nhưng BÍch Sơn là con nhà gia giáo, được sự chăm sóc chu đáo của nữ nghệsĩ Bích Thuận, một người lão luyện trong đời sống của các nghệ sĩ nên Bích Sơn chỉ dùng nụ cười e ấp dễ thương của cô để đáp lại mọi giọng điệu tỏ tình hay những lời gọi mời của các văn nhân, thi sĩ và khán giả ái mộ.
Thái độ và phong cách hành xử của Bích Sơn rất lễ độ, cung kính đối với Bầu gánh và các ông soạn giả. Với các diễn viên đồng nghiệp cô tỏ ra thân mật nhưng giữ khoản cách giữa cô với các bạn nam diễn viên. Do đó không ai có thể thân mật hơn hay có thái độ suồng sã với Bích Sơn.
Một hôm đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga dọn vô rạp Thủ Đô, không biết ai viết mấy câu thơ trên trang giấy học trò, dán trên vách ngay chổ để tủ làm tuồng của Bích Sơn:
“Đi đâu mà chẳng lấy chồng ?
Người ta lấy hết, chổng mông mà gào,
Gào rằng : Đất hỡi ! Trời ơi !
Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng ?
Ông trời ngoảnh lại mà trông:
“ Mày hay kén chọn, ông không cho mày! “
Bích Sơn ngâm lớn mấy câu thơ đó, mọi người trong gánh hát cười rân lên. Bích Sơn gở tờ giấy có bài thơ, dán lại trên tấm kiếng trong tủ làm tuồng của cô. Không ai biết Bích Sơn vui hay buồn, thi sĩ Kiên Giang thì đính chánh là anh không bao giờ làm cái chuyện kỳ cục đó.
Hôm sau, cũng ngay chổ tủ làm tuồng của Bích Sơn, ai đó dán một bài thơ khác, có mấy câu như sau:
“ Lấy anh, em sắm sửa cho
Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi
Lần này thì Bích Sơn gân cổ mà chối là không phải cô viết mấy câu thơ đó còn thi sĩ Kiên Giang thì giận tím mặt. Anh biết là không phải Bích Sơn viết mấy câu thơ đó nhưng anh nghi trong giới văn nhân, thi sĩ, soạn giả trong đoàn có ai đó chướng mắt về cái vụ Kiên Giang thường làm thơ đề tặng Kiều nữ Bích Sơn nên viết hai câu đó để nói rằng nếu lấy Kiên Giang làm chồng thì giống như mang gông vào mình, chỉ còn một nước là theo anh để đi ăn mày!
Bây giờ nghĩ lại hai câu thơ: “ Lấy anh, em sắm sửa cho, Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi! nó ứng vào nửa cuộc đời sau của Kiên Giang.
Trong năm 1972, thi sĩ kiêm ký giả Kiên Giang đã đội nón lá rách, mặc quần áo rách, vai mang cái bị theo nhóm  “ Nhà báo đi ăn mày “ biểu tình phản đối ông tổng thống Thiệu khi ông này ra một nghị định kiểm soát báo chí và hạn chế bán bông mua giấy in cho các nhà in in báo.
Cũng trong năm 1972, đoàn Thanh Minh Thanh Nga rã gánh,  Kiên Giang không còn viết tuồng cho gánh hát nào nữa. Anh mất tiền lương thường trực và không có chia 6% tiền bản quyền của gánh hát. Cuộc sống vô cùng bẩn chật, thiếu nợ khắp các quán cơm ở vài quận trong đô thành.
Năm 1975, đoàn Thanh Minh được lập lại, anh Kiên Giang về cộng tác với đoàn nhưng không còn được hưởng lương thường trực vì đoàn hát do nhà cầm quyền CS quản lý. Họ cấm soạn giả dưới thời VNCH không được hành nghề trong mười năm, do đó soạn giả Kiên Giang cũng không có tiền bản quyền như trước 1975.
Năm 1982, hai căn nhà của Kiên Giang ở quận 8 bị trưng thu làm chổ bán hợp tác xã của quận 8, anh thưa gởi từ quận lên thành phố, không ai giải quyết, huyện binh huyện, phủ binh phủ, vậy là vợ chồng Kiên Giang mất nhà. Bà vợ bỏ đi mất, Kiên Giang sống lây lất ở hành lang của hí viện. Vài ba hôm bị đuổi đi nơi khác, anh có khi ngủ ở đình bên quận 8, có khi về cơ sở của Hội sân khấu ở tạm vài hôm. Gia tài mang theo là cái túi đan bằng lá bàn, trong đó đựng bảo thảo những bài thơ do anh sáng tác.
Có lúc anh về ở đường Âu Dương Lân quận 8, lấy cái chuồng heo của lối xóm cho, dùng vải tang của mẹ anh làm vách, lợp bằng mấy miếng tôn cũ, cũng xin của người ta. Thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang hơn mười năm không nhà, sống ăn nhờ ở đậu. Đúng như hai câu thơ tiên đoán về số mạng của anh.
Nhân Bích Sơn gọi điện thoại hỏi về cái chết của thi sĩ Kiên Giang, tôi nhớ lại phần số không may của anh như triệu chứng đã báo vài chục năm trước.
Bây giờ Kiên Giang đã ở yên nơi nghĩa địa Bình Dương, không hiểu anh có linh thiên, hồn anh tự đọc lại những bài thơ do anh sáng tác, liên quan đến cuộc đời của chính anh không?



Image
Đôi bạn già lâu năm: SG Kiên Giang (trái) và SG Nguyễn Phương
Anh mất rồi nhưng anh để lại cho đời ba tập thơ hay, không biết có ai ái mộ thơ Kiên Giang lại chịu để một phút giây hoài niệm về cuộc đời của anh thi sĩ gàn này không?
Một đêm mất ngủ vì nhớ bạn.
Nguyễn Phương 2014





Kiều nữ Bích Sơn


Bích Sơn là cháu của nghệ sĩ tài danh Bích Thuận. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, lại được dì dẫn đắt, nên khoảng năm 1955-1956, Bích Sơn đã có những vai diễn sinh động trên sân khấu Kim Chung.
Người ta nhớ nhất là mái tóc dài như suối phủ bờ vai, cặp mắt mơ mộng với nụ cười ẩn chứa nổi buồn man mác trên đầy đặn, bầu bĩnh như búp bê của Bích Sơn – cô gái đất Bắc. Giọng ca Bích Sơn truyền cảm, và đặc biệt là cô ngâm thơ rất hay, giọng ngâm của cô hấp dẫn bao khán giả đương thời. Năm 1957, Bích Sơn gia nhập đoàn cải lương Bích Thuận, và dĩ nhiên lúc đó cô chưa có biệt danh “kiều nữ”. Thi sĩ Kiên Giang - Hà Huy Hà đang viết tuồng cho đoàn Bích Thuận, thấy Bích Sơn duyên dáng, thanh tao như tiên thật, nhà thi sĩ kiêm soạn giả tài ba Kiên Giang bèn viết báo ca ngợi nàng là kiều nữ! Mỹ danh này đi theo cả cuộc đời nghệ thuật của Bích Sơn.

Khởi đầu nghiệp diễn ở đoàn hát Kim Chung, nhưng Bích Sơn nổi bật trên sân khấu đoàn cải lương Thuý Nga trong vở Khi hoa anh đào nở của đôi soạn giả tài danh Hà Triều – Hoa Phượng. Vẻ đẹp của Bích Sơn thích hợp với một mỹ nhân xứ Nhật, giọng hát trầm bổng, nhịp nhàng với tiếng đàn samisen thấm vào lòng khán giả. Khi hoa anh đào nở đã thắp sáng tên tuổi của Bích Sơn. Tiếp đến là giải Thanh Tâm năm 1960 trao cho Bích Sơn chính là bệ phóng đưa cô lên tầm cao nghệ thuật.
Sau sân khấu đoàn Thúy Nga, Kiều nữ Bích Sơn qua những đoàn khác: Trăng Mùa Thu, rồi Thanh Minh- Thanh Nga. Cô có nhiều vai diễn ấn tượng trong những vở Tâm tình cô gái Thượng, Tóc em chưa úa Trăng thề, Mối duyên Thiên lý, Hoa mùa Gió loạn…

Đến với điện ảnh, Bích Sơn diễn xuất thành công vai Thu trong phim Bụi Đời do Lê Mộng Hoàng đạo diễn năm 1957, vai gái điếm trong phim Thế Hệ 20 do đạo diễn Nguyễn Thành Châu thực hiện.

Với vai Điêu Thuyền trong Lữ Bố Hí Điêu Thuyền phát trên truyền hình Sài Gòn năm 1972, Bích Sơn thành công ngoạn mục.
Sau năm 1975, Bích Sơn đầu quân cho đoàn Thanh Minh rồi Thanh Nga, cô đảm trách những vai khá sắc nét : Nữ Tướng Thánh Thiên trong Tiếng trống Mê Linh, Cố Mẫu trong Thái Hậu Dương Vân Nga, Nhũ Mẫu trong Truyền thuyết về tình yêu…. Sau một thời gian gắn bó với nghệ thuật cách mạng, tuổi đã cao, nghề diễn bắt đầu xế chiều, Bích Sơn đã tạm biệt ánh đèn nghệ thuật, ra nước ngoài đoàn tụ gia đình, kiều bào tại Mỹ cũng nhiều lần mong muốn Bích Sơn xuất hiện trong các chương trình văn nghệ cộng đồng nhưng kiều nữ kiên quyết từ chối, có lẽ Bích Sơn muốn khán giả chỉ nên nhớ hình ảnh một Kiều nữ ngày nào trên sân khấu cải lương với giọng ca trầm và đôi mắt đẹp buồn diệu vợi.
 
Theo TGNS
Tác giả bài viết: SG NGUYỄN PHƯƠNG - CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.