\n
Đang truy cập : 66
Hôm nay : 5674
Tháng hiện tại : 165474
Tổng lượt truy cập : 18015735
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 14: Bùi Giáng yêu sách và hoa
|
Chỉ riêng nhan đề cuốn sách trên đã gợi chúng tôi nghĩ đến một Bùi Giáng bước vào cuộc đời này như bước vào một “lễ hội” chưa tàn. Đọc những cuốn khác, thấy Bùi Giáng giới thiệu nhiều triết gia, như Soeren Kierkegaard được xem là “vị thủy tổ sáng lập chủ nghĩa hiện sinh. Ông là người Đan Mạch, sinh ở Copenhagen tiền bán thế kỷ 19, (…) muốn hòa mình với tâm tình bơ vơ của thời đại, ước mong đem triết học hòa vào nguồn thơ và nhạc của thăm thẳm núi rừng. (…) Kierkegaard la to lên: “Lý luận tư tưởng, không bao giờ đạt tới cái ân tình say đắm của tồn sinh. Có một cõi bờ bí huyền bát ngát của đời sống không thể nào lý luận lịch kịch đủ sức đưa ta vào. (…). Hiện sinh, là bước ra khỏi phòng tối, là không chấp thuận cái kín cổng cao tường, là chối từ cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã rồi, đã đủ… Không. Sống là còn đòi hỏi thêm… thêm… Thế còn chưa đủ. Thế vẫn chưa vừa. Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể nào lập y như bữa trước” (Soeren Kierkegaard và cơ sở chủ nghĩa hiện sinh).
Bạn đọc trách thi sĩ Bùi Giáng tại sao bàn chuyện triết học lại cứ xen lẫn thi ca vào? Ông trả lời: “Xin thưa: đó không phải là một điều đáng trách. Theo quan niệm nhiều triết gia thời nay và thời xưa, thì “La philosophie a cessé d’être un drame, d’être une pensée, pour devenir un chant”. Triết học sau bao lần dọ dẫm tơi bời ở mọi đường quanh nẻo quẹo, cuối cùng đã không còn là một bi kịch rứt ray, một suy tư nghiêm ngặt, để trở thành một lời ca vi vu”.
Ông nhắc đến Karl Jaspers là người “muốn xiển minh cái quyền lực hiện hữu của con người bằng cái khả năng của tự do phát minh, tự do sáng tạo bằng quyền lực chọn lựa lối đi ở từng cảnh huống (…). Phải nói rằng: “tôi” trước hết, là hữu thể tự tạo mình bằng khả năng chọn lựa, bằng ý lực tung hoành vùng vẫy”. Rồi tiếp: “Kỷ niệm như đem về sương tuyết để pha in. Em chấp nhận không? Hãy cùng nhau dấn thân vào giông tố. Yêu là chết. Ngay từ đầu hãy lên đường ly biệt nhé, em. Triết lý của Jaspers là cả một con đường vũ bão. Hãy can đảm rời mái gia đình, vào trong siêu hình sa mạc se sắt để đón lấy gió võ vàng thổi lại ý phong lan. Những tờ cảo thơm mang nhiều biểu tượng; hãy nắm, hãy cầm, và đọc nhé, những ẩn ngữ nào kỳ bí sẽ minh giải cái nghĩa đời cho nhau đó, thưa em” (Thân phận con người trong triết học Karl Jaspers).
Về André Malraux, Bùi Giáng nhận định: “Qua tác phẩm ông (Malraux), ta bị đập mạnh bởi giọng nói quả quyết, hiên ngang, sống động của kinh nghiệm và qua những gì ta biết về đời ông, là một sự sáng suốt kiếm tìm một hình ảnh của con người. Bởi vì con người đã mất hình, mất bóng. Con người đã không còn níu giữ được thượng đế trong hai tay. Thì sau lúc thờ thẫn khóc than, phải tự tạo cho mình những giá trị nào để mình bám vào mà sống, mà đứng lại với đời, ở lại với lá cây, cợt cười cùng cồn cát”.
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi kể ra đây câu chuyện (chuyện thực, không phải giai thoại) để minh họa thêm chân dung Bùi Giáng - một thi sĩ đã sống không phải bằng “khuôn định của triết học và luận lý”, mà luôn sống động, rực nóng như những hồn thơ cháy đỏ, lăn lóc trong gió lộng và trên đường phố cuối chiều 30 tết. Nguyên khoảng từ rằm tháng chạp trở đi, vào những năm đầu của thập niên 1990, các vị sư ở chùa Phật Đà - một ngôi chùa nhỏ nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM - thường mang hoa ra bán cạnh lễ đài Bồ tát Thích Quảng Đức để kiếm chút ít tiền hương đèn giao thừa. Một năm nọ, Bùi Giáng xuất hiện đi lui đi tới, đi qua đi lại, không mua chậu hoa nào, mà cứ chen lấn với khách, đẩy người này xô kẻ nọ để dòm quanh dưới đất. Thầy Bổn của chùa Phật Đà hỏi: “Cụ tìm gì?”. Bùi Giáng đáp: “Tìm hoa rơi”. Một lát sau, có vài bông hoa rơi xuống thật. Bùi Giáng hớn hở chạy tới lượm từng chiếc lên, ngắm nghía nâng niu. Thầy Bổn bảo: “Cụ lượm làm gì?”. Đáp: “Lượm đem về cho nó ăn tết”. Lại hỏi: “Hoa mà biết ăn tết à?”. Bùi Giáng “khai thị” rằng: “Hoa cũng như người. Người ăn cơm thì nó uống nước. Ban đêm người ngủ nó vẫn thức. Nghe thơ đây: Trong linh hồn một bông hoa/Dường như có cõi người ta đường hoàng”. Rồi ông lẳng lặng đi, mang theo những đóa hoa cuối năm vừa mới rời cành…
Giao Hưởng
thi sĩ, gia đình, yêu sách, khô khan, triết học, người ta, nghiêm nghị, nhất là, triết gia, hôn phối, nào là, thường lệ, giải thoát, nhan đề, cuộc đời, giới thiệu, thủy tổ, sáng lập, chủ nghĩa, thế kỷ, tâm tình
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc