\n
Đang truy cập : 32
Hôm nay : 7099
Tháng hiện tại : 166899
Tổng lượt truy cập : 18017160
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 6: Những bài thơ cuối đời
Đây cũng là tập di cảo thứ 11 xuất bản trong vòng 15 năm qua - kể từ ngày Bùi Giáng rời “cõi người ta” - và chính thức bắt đầu phát hành hôm nay ở ngôi nhà ông đã sống và viết tập ấy trước khi mất năm 1998 ở số 482/35/5 Lê Quang Định, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM (nhà sách Quỳnh Na) và một địa chỉ khác: 245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM (nhà sách Hà Nội).
Giở tập thơ ra, ngay bài thứ nhất cũng cho ta biết ông viết trước lúc ra đi không lâu: “Bảy mươi ba tuổi Xóm Gà chơi/Xóm núi xưa xa ở cuối trời”. Xóm núi xưa xa là xóm núi nào? Đó là: “miền quê hẻo lánh, xung quanh có ruộng đồng sông núi trùng điệp, những đám cỏ chạy suốt cả tuổi thơ (làng tôi có xưa kia nhiều cỏ mọc - cỏ mọc từ trong làng ra ngoài ruộng, tới những cồn gò, đồi núi thật xanh). Từ đó về sau, tôi tìm kiếm mãi một màu xanh không còn nữa vì những trái bom và hòn đạn thiêu nướng khổng lồ” như Bùi Giáng từng bộc lộ. Cuối bài thơ là hai câu: “Sơn ổ cuối trời xa có biết/Tâm tình dị khách thất thập dư?”. Ông tự nhận mình là một “dị khách” vào tuổi “thất thập dư” và “sơn ổ cuối trời” được nhắc đến trong bài chính là nơi ông đã mừng chào cô Chín nào đó: “Mừng chào cô Chín Quảng Nam/Duy Xuyên phủ huyện Vĩnh Trinh thôn làng”.
Có tác giả từng nhận xét “Bùi Giáng càng điên... càng tỉnh - càng già... càng lãng mạn” (Nguyễn Hưng Quốc), ứng với bài Lần cuối trong di cảo Tâm sự tuổi già: “Thăm em lần cuối cùng này/Tặng em chẳng rõ lấy gì tặng nhau/Ngỡ ngàng chuyện trước chuyện sau...” và chú thích bên dưới bằng hai câu thơ tuyệt vời của Nguyễn Đình Toàn: “Ru em lần cuối cùng này/Bằng hơi mát của một ngày sắp qua”.
Nối theo là: “Giòng sông chảy tới tận cùng/Ngày đêm không một phút ngừng chảy trôi” - gợi đến Apollinaire mà ông đã dịch thơ - và bài Mon destin oh Marie chẳng hạn: “Tình chấn động suốt vùng cây suối liễu/Mà bỗng dưng nay chẳng kiếm ra giòng”. Cũng liên tưởng đến A une passante của Baudelaire, được Bùi Giáng dịch với câu: “Có nghe trong gió mộng triền miên qua”. Vậy đó, một mảng đậm đà trong di cảo này gồm những bài có dính dáng đến “mộng”: “Chiêm bao luống những nhiều rồi/Nhớ dòng sông cũ nhớ đồi núi xưa” - “Tuổi già còn được bao lâu/Mà mơ với mộng đằm đằm chiêm bao” vừa được Đắc Phúc phổ nhạc và in vào tập này (cùng với các nhạc phẩm: Xuân hồng và Trăm năm hồng lệ).
Các ý thơ tương tự viết năm 73 tuổi (vài tháng trước khi Bùi Giáng qua đời) đưa ta về với thơ Saint John Perse, như bài Je me souviens, với lời dịch thi thoát của ông: “Trong ly nước mộng tuyệt vời/Với sầu giao động nỗi đời giao thoa/Linh hồn định mệnh âm ba/Bông vàng khép mở đầu hoa mơ hồ”! Một dấu nhấn nữa trong Tâm sự tuổi già là những lời “chào” viết lúc ông sắp qua đời: “Già quá sắp chết đến nơi/Chào nhau biết có ai đâu mà chào (...) Chào em những buổi chiều chiều/Ra bờ sông ngắm ngọn triều đang lên”. Đứng trên “bờ sông” sinh tử, ông vẫn cười và vẫn “phá thể” trong thơ: “Bà nay đã tám mươi ba/Tôi nhỏ hơn bà mười tuổi/Tôi nay chỉ bảy mươi ba mà thồi” (chữ thồi ở đây có nghĩa là thôi). Cũng có những câu gửi vào cõi nào xa lắm: “Tôi về nhà chốn Phiêu Bồng/Tôi về nơi chốn có Mồng Một Giêng”. Ba chữ “Mồng Một Giêng” viết hoa nói đến một cuộc “tái lai” của ông. Còn hiện đời: “Còn chi nữa? Nữa còn chi/Còn chi nữa chẳng chút chi là còn”. Một kiếp thi sĩ, một kiếp thị hiện tài hoa, rồi cũng trôi qua như màu hoa trên dòng nước xiết: “Giòng thu nước chảy chan hòa/Sóng xuân thủy lục vì hoa hồng vàng”.
Đậm nét qua những bài thơ cuối đời trong di cảo thứ 11 này là những câu ghi lại “hành trạng” của ông trên đường lang thang: “Ăn trong vườn ngủ ngoài đường/Ấy là tình nghĩa máu hường cho tim/Nhành mai hỏi, đóa lan xin/Chiều nay ngõ trúc vắng tin tức người” (Ăn và ngủ). Có bài với tựa nghe rất buồn: Rồi tôi khóc - nhưng đọc lại thấy ấm áp: “Triền miên một phút vô cùng/Một giây vô tận tao phùng tình yêu”. Ông cũng nhắc đến nhiều con vật: “Rằng sao rất mực người ta/Mà ngơ ngẩng vịt mà già nua trâu”. Vịt, được Huỳnh Hữu Ủy kể: “Có một bữa, ông đòi tôi chở về căn nhà nào đó bên miệt Phú Nhuận để ông cho vịt ăn, vì nhiều ngày qua rồi ông chưa trở về chắc là vịt đói lắm. Trên căn gác tôi đưa ông về, ông rào một chuồng vịt khoảng mấy thước vuông, ông ném gạo cho vịt ăn, nói nói cười cười, rất hoan hỉ, nhưng đàn vịt ấy chỉ toàn là một bầy vịt bằng... nhựa!”. (Còn nữa).
Thi sĩ Phạm Phú Hải (đã qua đời) - tác giả tập thơ với cái tựa độc đáo và vang bóng: Gánh nước tưới sông - có đăng bài thơ Không đề khá dài trong đặc san Tưởng niệm Bùi Giáng, mà khi đọc chúng ta thấy hồn thơ của Phạm Phú Hải cùng “Bùi Giáng đại huynh” dường như kẻ trước người sau tiếp nối từ một nguồn Hồng Lĩnh. Xin trích đôi dòng: Ngọn hồng và cỏ ngủ quên |
Giao Hưởng
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc