\n
Đang truy cập : 29
Hôm nay : 3149
Tháng hiện tại : 162949
Tổng lượt truy cập : 18013210
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Sân khấu Miền Bắc sau nhiều năm xây dựng mới chấm dứt tình trạng nghiệp dư ở các đoàn chuyên nghiệp, sau hoà bình các đợt hội diễn năm 1962 có 14 (1) đoàn sân khấu nghiệp dư tham dự. Hội diễn năm 1965, 42 đoàn tham diễn, có 22 đoàn nghiệp dư, từ năm 1970, các đợt hội diễn những đoàn nghiệp dư không thể so tài cùng sân khấu chuyên nghiệp. Qua các hội diễn, phản ánh thực trạng sân khấu Miền Bắc thoát thai từ kháng chiến và các vùng tạm chiếm mới xây dựng lại, tính chuyên nghiệp còn thấp. Sau nhiều cuộc cải tạo nghệ thuật, xây dựng sân khấu chính quy hiện đại, nâng cao nghệ thuật biểu diễn sân khấu mới phát triển. Nghệ
......................................................................................
(1)Theo công báo hội diễn của Vụ Nghệ thuật biểu diễn năm 1962 - 1970
thuật cải lương đã khắc phục nhiều nhược điểm: diễn cương, dựng vở không có đạo diễn, đưa nhạc đồ rê mi thay nhạc nghệ nhân hò xự sang... Từng bước chuyển hoá nghệ thuật cải lương lên chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, các đoàn nghiệp dư không thể theo kịp, là bước ngoặt lịch sử sân khấu Viêt Nam, sân khấu cải lương phản ánh hiện thực xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức nghệ thuật, phục vụ lớp người mới.Giai đoạn 1955 – 1965, Miền Bắc còn một số đoàn mới thành lập từ Hà Nội đến các tỉnh thành. Năm 1954, Hà Nội có các đoàn cải lương Kim Chung của bầu Long, cuối năm đổi thành đoàn Tiếng chuông vàng Thủ đô. Đoàn sinh hoạt tập thể có ban quản lý, chọn những tiết mục cũ dựng lại, bỏ những lời cương thô thiển để tham dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc tháng 12 – 1954. Nghệ sĩ ở lại với Tiếng Chuông vàng Thủ đô tham diễn có: Tuấn Sửa, Khánh Hợi, Kim Xuân, Kim Dung, Tiêu Lang, Tư Giã, Mộng Dần, Bích Được, Triệu Tường, Sĩ Cát, ánh Tuệ, Văn Quý, Bích Liên, Gia Túc, Vũ Nhuận, Hải Bình... Đoàn Tiếng chuông vàng thủ đô, sau đổi thành đoàn Chuông vàng, lấy ngày 10 – 10 – 1954 là ngày kỷ niệm thành lập đoàn.
Năm 1955, đoàn Kim Phụng đấu tranh với bầu chủ xin thành lập Đoàn Ca kịch dân doanh Kim Phụng, đến tháng 6 năm 1957, Ty Văn hoá theo sự thoả thuận các bên, chuyển thành đoàn dân doanh, quản lý tập thể, diễn viên có: Lệ Thanh, Ngọc Dư, Kiều Oanh, Minh Đức, Mộng Dung, Tùng Ngọ, Anh Đệ, Phạm Ty, Lê Chiêm, Điệp Tước, Ngọc Vân... Hà Nội còn một số đoàn cải lương tham dự Đại hội Văn nghệ năm 1958 như Đoàn cải lương TW, Đoàn cải lương tổng cục chính trị thành lập ở chiến khu Việt Bắc, Đoàn cải lương Nam Bộ...
Tổng số đoàn cải lương ở Hà Nội năm 1965 có sáu đoàn, một đoàn cải lương quân đội, sau năm 1965 giải tán đi B. Toàn Miền Bắc có các đoàn cải lương giai đoạn 1955 – 1965, tổng số 14 đoàn. Các đoàn cải lương Bến Tre, Vĩnh Phúc, Đoàn Cải lương Thanh Bình - Thanh Hoá, Đoàn Cải lương An Lạc - Nam Định. Đoàn Cải lương Qyuết Tiến - Thái Nguyên, Đoàn Ca kịch Hoa Mai - Hà Đông, Đoàn Cải lương Thành Long - Hải Dương, Đoàn Cải lương Kim Phụng, Đoàn Cải lương Chuông vàng, Đoàn Cải lương TW. Đoàn Cải lương tổng cục Chính trị, Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Cải lương Việt Hồng - Hải Phòng, Đoàn Cải lương Liên khu V, Đoàn thiếu niên Chuông vàng Thủ đô.
Sân khấu cải lương sau hoà bình lập lại phát triển khá mạnh, nhiều đoàn cải lương nghiệp dư thành lập diễn đua tài ngang ngửa cùng các đoàn chuyên nghiệp. Đoàn cải lương Hợp tác xã cơ khí 8/3, đoàn cải lương Hai Bà Trưng, quận hai bà, Đoàn cải lương nhà máy dệt 8/3... diễn các vở: Võ Thị Sáu, Mỵ Châu Trọng Thuỷ... phần lớn là diễn viên cải lương ở các ban hát về hoạt động biểu diễn nên họ dám tham diễn cùng đoàn chuyên nghiệp, phải sau nhiều năm học tập nâng cao nghệ thuật diễn, các đoàn cải lương tập thể, Nhà nước mới bỏ xa các đoàn cải lương nghiệp dư ở các xí nghiệp, hợp tác xã.
Sân khấu cải lương Miền Bắc, đổi mới nghệ thuật diễn, bỏ nạn diễn cương, một số đoàn tư nhân như Thành Long - Hải Dương, Lạc Việt Hà Nội phải giải tán... bị các Ty văn hoá ra lệnh bãi bỏ vì những lộn xộn tranh cướp đào kép, diễn cương...
Những đoàn cải lương tập thể, Nhà nước được Nhà nước quan tâm liên tục mở các lớp học nâng cao tư tưởng chính trị, lập từng giai cấp, lối sống. Mỗi đợt hội diễn đề ra các tiêu chí vở diễn, nghệ thuật diễn, các đoàn cách tân nghệ thuật diễn, sân khấu âm nhạc, mỹ thuật phục trang... Kịch bản, yêu cầu những năm đầu cải tạo xây dựng phong cách cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những vở cũ của các đoàn dựng lại diễn theo đạo diễn, bỏ diễn cương. Tiếp theo diễn những vở cải lương phản ánh kịp thời cuộc sống mới. Hội diễn năm 1962, các đoàn cải lương tham diễn các vở: Võ Thị Sáu – Phạm Ngọc Truyền, Đoàn Cải lương Nam Bộ. Vở Quang Trung, kịch bản Trúc Đường, Đoàn Cải lương quân khu IV. Vở Nghĩa quân Lam Sơn, tác giả Hà Khang, Đoàn Cải lương Thanh Bình - Thanh Hoá, vở Kiều - Việt Dung, Sĩ Tiến Đoàn Chuông vàng - Hà Nội. Vở Tú Uyên Giáng Kiều, tác giả Kính Dân, vở Nam kỳ khởi nghĩa, Đoàn cải lương Nam Bộ.
Qua sáu vở cải lương, sáu đoàn tham dự Hội diễn sân khấu Miền Bắc năm 1962, thấy số lượng các đoàn giảm sút so với con số những đoàn cải lương trước đó. Tuy nhiên có đoàn giải tán, có đoàn chưa đủ mạnh để dự hội diễn. Số vở phản ánh kịp thời cuộc sống mới như mong muốn của ban chỉ đạo cải tạo các đoàn cải lương còn ít, chỉ có một vở viết về con người thời chống Pháp, còn những con người đang sản xuất, đấu tranh thống nhất đất nước chưa xuất hiện trên sân khấu cải lương tại hội diễn.
Sang Hội diễn sân khấu Miền Bắc năm 1965 – 1966, vào thời điểm cuộc chiến tranh giải phóng lên cao, sân khấu cải lương có bốn đoàn tham diễn.
Đoàn Cải lương Nam Bộ (2), vở Giữ đất, tác giả Công Thành, Bá Huỳnh. Đoàn Cải lương Nam Hà vở Lưới Biển, Văn Phúc. Đoàn Cải lương Thái Bình, vở Đuổi sóng – Phạm Ngọc
Truyền, Lê Như Tiếp. Đoàn Cải lương Hoa Mai, vở Bên
...............................................................................
(2) Theo công báo của Vụ Nghệ thuật năm 1965
xác máy bay của Mai Thăng. Tại Hội diễn Miền Bắc năm 1965, có 4 đoàn cải lương tham dự, 4 vở diễn là những vở phản ánh kịp thời hiện thực con người cuộc sống mới. Đây là sự thánh công sân khấu cải lương Miền Bắc đi vào đề tài cuộc sống mới, nâng cao nghệ thuật diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp.
3.1. Nghệ thuật diễn.
Năm 1958, các Ty văn hoá phát động phong trào ba cải: cải rạo tư tưởng, cải tạo tổ chức, cải tạo tiết mục biểu diễn. Đây là chủ chương chung nằm trong kế hoạch hai năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, cải tạo tư bản tư doanh. Các đoàn cải lường tư nhân cải tạo chuyển vào đoàn tập thể là đoàn dân doanh, đến năm 1965 dần chuyển thành đoàn Nhà nước, diễn viên vào biên chế. Năm 1961, Miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, xây dựng kinh tế công nghiệp đại, đấu tranh thống nhất đất nước, Miền Bắc là hậu phương xã hội chủ nghĩa. Nhà thơ Tố Hữu nói “Xuân 61 đỉnh cao muôn trượng”. Sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đổi mới nâng cao, các đoàn cải lương đổi mới nghệ thuật diễn sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa, phục vụ công nông binh.
Năm 1958, các vở cải lương còn nhiều hương sa, La Mã, diễn huyền bị phê phán kịch kiệt như Tên trộm thành Bát Đa, Lộ Miêu Duy Liên của Hữu Quý, Say hương đồng nội, Sĩ Cát... bị phê phán là vàng vọt uỷ mỵ, thiếu tính giai cấp, lai căng. Thuật ngữ lai căng ở đây là xấu xa bị lên án, vì phóng tác theo những tác phẩm văn học phương Tây đây là quan niệm thời ấy. Trước tình hình mới đoàn cải lương Kim Phụng dựng thí điểm vở cải lương theo bài bản, kịch bản mới, diễn thuộc kịch bản theo đạo diễn, mời nhạc sĩ viết nhạc. Vở cải lương Bà mẹ bên sông Hồng của Phạm Ngọc Truyền sáng tác năm 1959, sau này tham dự Hội diễn năm 1962, gọi là vở Bà mẹ sông Hồng. Lệ Thanh vai bà mẹ, đoạt huy chương vàng, Kiều Oanh, Phạm Ty, Tùng Ngọc, huy chương bạc cho các vai phụ. Đây là bước đổi mới toàn diện cải lương Kim Phụng, kịch bản phản ánh người mẹ thời chống Pháp coi là con người mới, ca diễn hiện thực. Lệ Thanh phải nhập vai hết sức gian khổ để hoá thân thành bà mẹ làng quê kháng chiến bên sông Hồng. Chị phải đi theo dáng đi bà già chân quê, nói đài từ, trang phục, mắt nhìn... là bà lão dân quê, khi Lệ Thanh còn 29 tuổi. đây là cuộc hoá thân đầy gian khổ của người diễn viên thời tạm chiếm quen diễn những cô gái trẻ đẹp, công chúa, nàng tiên... Nhờ khổ công, nghệ thuật diễn chân thực, Lệ Thanh và đoàn đã thành công. Vở diễn đã tồn tại từ năm 1958 đến năm 1980, là vở diễn thành công nhất của đoàn Kim Phụng. Đoàn Nam Bộ công diễn cải lương vở mới: ánh lửa của Đoàn Giỏi, Văn Cao viết nhạc. Đoàn Chuông vàng vở Mùa hoa đào, Nguyến Bắc, Nguyến Đình Phúc soạn nhạc, Đoàn Cải lương Kim Phụng, dựng vở Tình Bạn - Nguyễn Bắc, âm nhạc Nguyễn Xuân Khoát... Toàn Miền Bắc giấy lên phong trào diễn cải lương đề tài cuộc sống, con người mới, Đoàn Hoa Mai vở Bên xác máy bay, kịch bản Mai Thăng, âm nhạc Nhạc Tấn, mỹ thuật Huy Văn, đạo diễn Mạnh Tưởng. Đoàn cải lương Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá... diễn những vở đề tài cuộc sống mới, có sáng tác âm nhạc, mỹ thuật đạo diễn dựng vở theo phương thức mới.
Nghệ thuật diễn cải lương Bắc sau hoà bình năm 1954 đến năm 1965, chấm dứt tình trạng nghiệp dư, biểu diễn chuyên nghiệp đi sâu nội tâm nhân vật, diễn có ngôn ngữ hành động nội tâm tâm lý, hành động ngoại hình, tiếp cận sân khấu kịch nói theo hướng sân khấu chính quy, hiện đại. Các vở diễn phản ánh tinh thần cuộc sống con người mới, đề cao, khuyến khích những vở viết về cuộc sống mới, nổi bật là thế mạnh sân khấu cải lương xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật diễn theo hướng hiện thực tâm lý, nhập thần vai diễn, xuất hiện thế hệ diễn viên mới, thay thế thế hệ diễn viên thời tạm chiếm. Những người cũ chỉ còn ,một số diễn viên ngôi sao, hoặc người tay nghề cao ở lại là trụ cột trong các đoàn cải lương Bắc.
3.2. Âm nhạc, mỹ thuật
a. Âm nhạc
Những năm đầu hoà bình, âm nhạc cải lương còn lai căng, nhiều nhạc công tìm những bản nhạc Tầu, nhạc Tây nổi tiếng hoà tấu làm nhạc kết thúc, hoặc chuyển cảnh nghe quá quen thuộc nhàm chán. Khi các diễn viên học tập ba cải, các loại ca nhạc ngoại lai bị loại bỏ, riêng loại nhạc Tầu không ai nói gì, còn lại nhạc Tây là nguy hiểm. Ca nhạc cải lương thực sự đổi mới từ năm 1959 – 1960, các đoàn mời nhạc sĩ viết nhạc dựng vở theo đạo diễn. Âm nhạc cải lương có hai hình thức hoà tấu nhạc nền, hoà tấu bài bản cải lương vào vở diễn.
Năm 1959, Đoàn Chuông vàng dựng vở Mùa hoa đào, Nguyễn Đình Phúc sáng tác nhạc, âm nhạc phỏng theo cổ nhạc cải lương những có tính nhạc cảnh cải lương. Vở Tình Bạn, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát viết nhạc, âm hưởng dân ca, chưa vào cải lương. Ông viết nhạc nền bài ca theo hình thức oprette. Âm nhạc cải lương xứ Bắc ngày ấy có nhạc sĩ Ngọc Thới, Đắc Nhẫn viết mang âm điệu bài bản cải lương được giới nghiên cứu đồng tình, ông viết các vở: Ông Tư ngang, Nhà gác hai, Đắc Nhẫn, Ngọc Thới viết nhạc cho các vở Bà mẹ sông Hồng, Người con gái đất đỏ, Kiều... công nhận là chính giới cải lương. Bên cạnh những nhạc sĩ sáng tác bài bản, còn lớp nghệ nhân sáng tác như Đinh Lạng, Kim Sinh, Sĩ Cát, Xuân Hỷ... những nhạc sĩ xuất thân từ sân khấu cải lương sáng tác được hâm mộ, vì chất nhạc mang âm điệu cải lương. Những sáng tác có tính bài bản, đổi mới ca nhạc đầu tiên của các nghệ nhân, nhạc sĩ được các giới và công chúng đồng tình. Những nhạc sĩ này có ưu điểm sáng tác khí nhạc, ca khúc mới đậm chất cải lương, nhưng có những hạn chế người trong cuộc không nhìn thấy. Những sáng tác ban đầu của các nhạc sĩ như Hoàng Vân, Xuân Khoát, Lê Yên, Nguyễn Đình Phúc... họ mang đến cải lương âm nhạc mới, là tân nhạc, xưa nay cải lương thường hình thành hai chất tân cổ nhưng vào cái thời đề cao dân tộc nên không được ủng hộ. Mặt khác các nhạc sĩ “liên doanh” với âm nhạc sân khấu cải lương chưa có hướng sáng tác đúng, chưa biết viết nhạc theo cấu trúc hình thức nào, định oprette, opera hoá là sai. Còn các nhạc sĩ xuất thân từ cải lương, sáng tác hợp thời, nhưng họ thiếu tạo chất âm nhạc mới, giai điệu quá cũ, quá quen thuộc chưa tạo chất hiện đại trong khí nhạc và ca khúc cải lương. Do thiếu cấu trúc chủ đề âm nhạc hiện đại, sự diễn tả, biểu hiện tình huống, chân dung tâm trạng nhân vật... không cao, phần lớn những mảng khí nhạc chỉ là nhạc nền cho diễn, chưa phân định rõ nhạc nền, nhạc diễn tả. Phần khí nhạc các nhạc sĩ chưa có hướng đúng đặc tính ca nhạc cải lương, cần chiều sâu biểu hiện những mảng khí nhạc - âm nhạc diễn tả. Ca khúc là bài hát tâm trạng, hoặc những bài tạo không khí đổi mới cảm xúc sân khấu, đó là giá trị của ca – nhạc cải lương.
Nghệ thuật ca, lớp diễn viên cũ đang là trụ cột hạng sao các đoàn, ca chưa mới, họ phải loại bỏ các lối ca hình thức sáo mòn xưa cũ. Ca mới có nội tâm diễn cảm đang từng bước chuyển đổi trong các ca sĩ cũ. Lớp ca sĩ mới, ca diễn tươi trẻ nhưng còn non về kỹ thuật, sự diễn cảm. Nghệ thuật ca những năm đầu ba cải còn nhiều lúng túng, từ năm 1960 – 1965, cải lương Bắc đổi mới toàn diện, có hướng ca diễn hiện thực. Lớp ca sĩ cũ trao lại kinh nghiệm ca cho lớp trẻ, kết hợp sự thâm nhập cuộc sống mới tạo lớp diễn viên trẻ bên cạnh các ngôi sao dần đổi mới ca nhạc cải lương.
Âm nhạc, ca cải lương, sau hoà bình lập lại từng bước đổi mới theo sự cải cách sân khấu cải lương. Sân khấu và ca nhạc phản ánh hiện thực cuộc sống con người Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng sân khấu cải lương chính quy hiện đại.
Mỹ thuật phục trang đổi mới theo nghệ thuật ca diễn, dưới thời tạm chiếm các hoạ sĩ tả thực cầu kỳ chi tiết, phô trương hình thức, mỹ thuật sau hoà bình sân khấu cải lương thể hiện vở diễn tả chân, hiện thực lịch sử, hiện thực cuộc sống mới. Sang giai đoạn sau xuất hiện thế hệ hoạ sĩ trẻ, bút pháp trang trí mới gần như thay thế hoàn toàn thế hệ hoạ sĩ trước như Mộng Gòong, Trần Đình Thọ, Trần Văn Cản, Mộng Goòng... Xuất hiện thế hệ mới: Nguyễn Hồng, Huy Văn, Phạm Tăng, Phùng Huy Bính, Bùi Huy Hiếu, Trọng Can... đổi mới mỹ thuật cải lương.
Mỹ thuật đi sâu tả chân ước lệ mảng khối, những vở lịch sử cấu trúc mô típ, chủ đề sâu sắc, cảnh trí tạo bề thế hào khí mang tính hiện thực. Mỗi cảnh thể hiện chủ đề gợi tả người xem, từng mảng màu cấu trúc tổng thể vở diễn biểu hiện tư tưởng tình cảm tác phẩm sân khấu. Những vở cải lương đương đại vẽ mảng khối tả thực khái quát hiện thực tạo không gian sân khấu rộng, không chi tiết cầu kỳ, nhưng gợi tả không khí cuộc sống mới. Các hoạ sĩ có tông màu hoà sắc cải lương mang phong cách cải lương đồng bằng Bắc Bộ, một phát hiện mới kỹ thuật cải lương những năm 60 của thế kỷ trước.
Mỹ thuật đẹp, hoành tráng, hoà sắc dịu êm cùng trang phục hiện đại, những mẫu nhân vật cải lương cổ áo tay nước, tay thụng cải tiến gọn lại không cổ lỗ. Những nhân vật đương đại phục trang gần với phục trang ngoài đời, không loè loẹt, cầu kỳ. Phục trang giản dị với nghệ thuật ca diễn chân thực đem đến thẩm mỹ sân khấu hiện thực. Mỹ thuật cải lương tả thực ước lệ, tạo không khí vở diễn chân thực bình dị.
III. Sân khấu cải lương Miền Trung
Cải lương Miền Trung những năm 45, nhiều ban hát từ Nam ra còn lưu diễn ở lại, tan rã, hoặc ra Bắc như Kim Thoa, Nhạn trắng, Phước Cương, Việt Kịch Năm Châu... Tại Miền Trung có các đoàn cải lương hoạt động đến năm 1955, biểu diễn doanh thu tại các tỉnh.
Nha Trang có Phước Hội, Đà Nẵng có đoàn Hoà Bình, Phước Tường, Quy Nhơn có đoàn Nhạn trắng... những đoàn cải lương Miền Trung thường diễn cải lương tuồng cổ, tuồng Việt, ít đoàn diễn cải lương đương đại. Từ năm 1955 – 1965, mấy năm đầu tiếp tục đoàn cải lương Nam ra diễn, tại Phú Yên có đoàn Phú Yên, do một số nghệ sĩ Nam Bộ lập đoàn diễn quanh các tỉnh Quy Nhơn. Khi ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng, chiến sự diễn ra ác liệt các đoàn cải lương không lưu diễn ra Miền Trung. Những đoàn cải lương cũ hoạt động ở Đà Nẵng, Nha Trang, năm 1960 có thêm đoàn Tấn Tài I, II, do vợ nghệ sĩ Tấn Tài làm bầu đoàn Tấn Tài II, diễn ở Nha Trang. Qua năm 1964, các đoàn tan rã, số diẽn viên bài chòi, cải lương ở địa phương chạy lên chiến khu vào đoàn Ca kịch Liên khu V, trong đoàn có bộ phận cải lương diễn ở chiến trường Miền Trung. Sân khấu kháng chiến Miền Trung, sau năm 1965, bổ xung nhiều diễn viên từ Bắc vào diễn phục vụ bộ đội và đồng bào khu V. Những tư liệu về cải lương Miền Trung còn nhiều khiếm khuyết chưa có điều kiện làm sáng tỏ thực tiễn cải lương Miền Trung.
Sân khấu cải lương Miền Trung phát triển mạnh dân ca bài chòi, kịch dân ca và tuồng, còn cải lương ít tồn tại, phát triển. Cải lương không đặc sắc suốt từ khi ra đời đến những giai đoạn sau cải lương Miền Trung chỉ xuất hiện một số năm, sau đó không tồn tại, không có nhiều khunh hướng, phong cách đặc sắc. Ngay giai đoạn đất nước thống nhất, cải lương Miến trung ít phát triển, từ những năm cuối thế kỷ XX, đến nay Miền Trung không có cải lương. Đó là nét đặc biệt sân khấu cải lương ít tồn tại, phát triển trong đời sống văn hoá nhân dân các tỉnh thành Miền Trung.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc