\n
03:00 -08 Thứ sáu, 29/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 63


Hôm nayHôm nay : 2888

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371826

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12171505

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Thuật

Nghệ Thuật Hát Hồ Quảng ( 5 ) Gian nan buổi đầu » Khai Môn Lập Nghệ ».

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/11/2014 10:18 - Đã xem: 2694
Nghệ Thuật Hát Hồ Quảng ( 5 ) Gian nan buổi đầu » Khai Môn Lập Nghệ ».

Nghệ Thuật Hát Hồ Quảng ( 5 ) Gian nan buổi đầu » Khai Môn Lập Nghệ ».

CLVNCOM - Nghệ thuật hát cải lương Hồ Quảng được khai sinh vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đến nay( 2014 ) hơn năm mươi năm, tuy được đông đảo khán giả ưa thích nhưng nghệ thuật cải lương Hồ Quảng vẫn chưa có một lý luận căn bản về nghệ thuật sáng tác và biểu diễn như các ngành nghệ thuật khác : Hát Bội, Cải Lương và Thoại Kịch
Chúng ta chưa thấy có soạn giả tài danh và tác phẩm hay về cải lương Hồ Quảng so với các loại hình sân khấu khác. Về diễn xuất, các nghệ sĩ chuyên hát về cải lương Hồ Quảng tuy ca hay, múa giỏi, nhan sắc đẹp, vẫn chưa có nghệ sĩ nào tạo được vai diễn « để đời «  như bên Hát Bội và Cải Lương.
Để hiểu rõ do nguyên nhân nào mà nghệ thuật cải lương Hồ Quảng gặp những khó khăn trở ngại trong quá trinh phát triển, tôi nghĩ cần xét qua về thời điểm phát sinh và thời gian hoạt động của loại hình nghệ thuật này, cần tìm hiểu về lực lượng soạn giả, tác phẩm đã được công diễn và khả năng nghệ sĩ, đồng thời cũng cần phải xét qua địa bàn hoạt động và khán giả cùa sân khấu cải lương Hồ Quảng.
Xét qua các ngành nghệ thuật sân khấu khác, ta thấy Hát Bội có những soạn giả có học vị cao về Hán học, hoặc Tây Học hay là quan chức trong Triều đình Huế như ông Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa( tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên), cụ Hoàng Cao Khải( tuồng Tượng Kỳ khí xa), ông Nguyễn văn Diên( tuồng Địch Thanh Ly Thợn) Cụ Đào Tấn ( tuồng Hộ Sinh Đàn, Tam Nữ Đồ Vương, Trầm Hương Các ) Ông Ưng Bình Thúc Gịa( tuồng Lộ Địch phỏng theo kịch Le Cid), có những tuồng Thấy từ thời Tả Quân Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn Gia Định lưu lại mà ngưới ta chưa xác định được tên tác giả như tuồng San Hậu, Hồ Ly Hóa Cáo, Đào Tam Xuân báo phu cừu, Tiết Cương phá Thiết Khưu Phần…gần đây có các ông Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng, ông Hồ Biểu Chánh, ông Lương Khắc Ninh, ông Trưởng Toà Phan Văn Thiết, ông Đốc phủ Đỗ Văn Rỡ, ông Thân Văn Nguyễn Văn Quí, Giáo sư Đinh Bằng Phi. học giả Thanh Trung Trần Văn Khải….nhiều nhà trí thức, Văn Nhân, nghệ sĩ chuyên nghiệp như cô Ba Ngoạn, bà Ba Đắc, cô Năm Đồ, nghệ sĩ Thành Tôn, Minh Tơ, Đinh Bằng Phi, Tám Văn, Mười Vàng đã góp công viết lý luận về nghệ thuật sáng tác và biểu diễn Hát Bội, sáng tác nhiều tuồng hay và đào tạo nghệ sĩ trẻ kế thừa. Vì vậy, dù nhiều thể chế chánh trị thay đổi, có làm áp lực gây khó khăn cho hoạt động của nghệ thuật Hát Bội như bản thân của ngành nghệ thuật này có một cơ sở lý luận vững chắc, tạo điều kiện cho việc đào tạo lớp nghệ sĩ kế thừa có tài năng để duy trì và tìm cơ hội phục hồi nền nghệ thuật sân khấu Hát Bội.
Về nghệ thuật hát Cải Lương, từ khi Đàn Ca Tài Tử được nâng lên thành Ca Ra Bộ, đến tuồng cải lương, có rất nhiều công chức có  học vị cao, nhiều giáo sư, sinh viên đại học Hà Nội, những Du học sinh ở Pháp về và các nhà Hán Học lập gánh hát, viết tuồng cải lương và tập luyện cho các nghệ sĩ khiến cho bộ môn hát cải lương ngày càng phát triển. Trong lịch sử của nghệ thuật sân khấu cải lương sáng chói tên tuổi của ông Lương Khắc Ninh, Lê Quang Liêm, Hồ Biểu Chánh, André Lê văn Thận, Pierre Châu văn Tú ( tức thầy Năm Tú Mỹtho), Mạnh tự Trương Duy Toản, Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, Nguyễn Tri Khương, Đặng Công Danh, Nguyễn Công Mạnh, Giáo Huyền, các sinh viên đại học Hà Nội Nguyễn văn Tệ, Phạm Công Bình, Châu Hồng Đào, các nghệ sĩ tiền phong có trình độ Trung Học Pháp như Nguyễn Thành Châu( Năm Châu ), Lê Hoài Nở( Năm Nở ), Duy Lân, Huỳnh Thủ Trung ( Tư Chơi ) Trần Hữu Trang, Ba Giáo, các nghệ sĩ danh ca kiêm soạn giả Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tư Thới, Thanh Cao, Tám Vân, Duy Chức, Nguyễn Phương, Quang Phục, Vinh Sang, Năm Tồn….Sau năm 1954 có hơn 27 soạn giả trẻ tài danh giúp việc cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, tôi xin nhắc một số tên soạn giả mà tôi tin là rất nhiều người biết như các anh Viễn Châu, Kiên Giang Hà Huy Hà, Nguyễn Ang Ca, Hà Triều – Hoa Phượng, Lê Khanh, Mộc Linh, Quy Sắc, Thiếu Linh, Thành Phát, Hoàng Khâm, Ngọc Văn, Hoàng Lang, Hoài Ngọc, Thiên Hương, Yến Linh, Điêu Huyền, Thu An, Thái Thụy Phong, Nguyễn Liêu, Yên Ba, Ngọc Huyền Lan, Thế Châu, Phương Ngọc….
Tuồng cải lương được trình diễn trên nhiều sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chưởng, Kim Chung, Dạ Lý Hương, Phụng Hảo, Năm Phi, Năm Châu, , Hoa Sen, Hương Hoa, Hương Mùa Thu, Kim Thanh, Thủ Đô, Thống Nhất, Thủ Đô - Tấn Tài, Đoàn Út Bạch Lan – Thành Được, đoàn Bạch Tuyết – Hùng Cường, đoàn Bích Sơn - Ngọc An, Trăng Mùa Thu, Sao Ngàn Phương, Phước Chung, Hữu Tâm , Tiếng Chuông, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc, đoàn Cẩm Nhung – Thúy Lan, đoàn Bạch Sơn – Út Hậu…
Tôi kể rất nhiều tên soạn giả tài danh, nhiều đoàn hát đại ban để chỉ rõ là nghệ thuật sân khấu cải lương khi được hình thành thì nó phát triển rất mạnh, rất nhanh nhờ có một số đông tác giả có trình độ học thức cao, sáng tác được hàng trăm tuồng hát nổi tiếng, có không đưới 60 đoàn hát cải lương hành nghề ở miền Nam( chưa kể các đoàn cải lương ở miền Trung). Rạp hát dành cho cải lương ở Saigon, Chợ Lớn và Gia Định có 39 rạp. Mỗi tỉnh có ít nhất hai rạp hát dành cho cải lương. Mỗi huyện có một rạp hát. Diễn viên tài danh nam nữ tính ra có vài ngàn.
Ngoài ra hàng chục tờ Nhật Báo có trang kịch trường, hàng ngày đưa tin về đoàn hát, tuồng tích, giới thiệu và phê bình nghệ sĩ. Có hàng chục hãng thu dĩa hát cải lương, diã ca vọng cổ, dĩa đó được phát hành bán đi khắp cả miền Trung và miền Nam, được đài phát thanh Saigòn và đài phát thanh quân đội phát sóng hàng ngày đến tận cùng đất nước. Ngoài ra còn có đài truyền hình, các hãng thu băng cassette, băng vidéo giới thiệu tuồng tích và nghệ sĩ.
Có nhiều học giả nghiên cứu, viết sách về nghệ thuật sáng tác và biểu diễn cải lương. Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon có khoa dạy hát cải lương…
Kiểm điểm sơ qua về lực lượng của Hát Bội và Cải Lương, tôi thấy Hát Bội và Cải Lương có nhiều nhà trí thức, soạn giả tài danh đã sáng tác nhiều tuồng hay, có tính cách văn học, giúp cho các nghệ sĩ có cơ sở để phát huy tài năng ca, diễn và làm cho nghệ thuật cải lương càng phát triển. Ngoài ra còn có các cơ sở ngoại vi như báo kịch trường, đài phát thanh, đài truyền hình, các hãng dĩa giúp cho nghệ thuật hát bội và cải lương được quảng bá rộng rãi.
Xét về môi trường hoạt động của các đoàn hát thì chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa ban bố quyền tự do dân chủ, tự do đi lại, tự do kinh doanh nên các đoàn hát có thể lưu diễn khắp bốn vùng chiến thuật, diễn ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, các tỉnh vùng biển, các tỉnh miền Trung và vùng cao nguyên Trung Phần.
Dân chúng có một thời gian dài được quận đội VNCH bảo vệ, sống an cư lạc nghiệp, nhứt là trong các thành phố, quận, huyện nên họ có tiền xem hát giải trí làm cho đời sống của nghệ sĩ cũng được sung túc, ổn định.
So với điều kiện hoạt động và hoàn cảnh phát triển của  nghệ thuật Hát Bội và Cải lương, nghệ thuật cải lương Hồ Quảng không thuận lợi về mọi mặt.
Bàn về soạn giả cải lương Hồ Quảng :
Soạn giả Đức Phú sáng tác vở LSB – CAĐ, dựa theo cốt truyện phim Đài Loan cùng tên, vở thứ hai là vở Tình Người Kiếp Rắn phóng tác theo phim Thanh Xà - Bạch Xà, sau vở này, Đức Phú không sáng tác được tuồng cải lương Hồ Quảng khác. Đức Phú là nhạc trưởng của dàn nhạc vũ trường Kim Sơn, vũ trường này ở gần đình Cầu Quan, nơi đóng đô của đoàn Hát Bội pha Cải Lương Minh Tơ – Khánh Hồng. Nhạc sĩ Đức Phú đàn piano, đờn Organ và đánh trống trong vũ trường Kim Sơn. Anh rất giỏi về tân nhạc và nhạc khiêu vũ, Đức Phú biết một số bài bản cổ nhạc nhưng không tự mình xây dựng được cốt truyện, không thể tự một mình sáng tác được một tuồng hát. Anh phải lấy cốt truyện phim, có nhân vật, tình tiết và bài ca sẳn trong phim để phóng tác thành một vở cải lương Hồ Quảng.
Sau đó khá lâu, khán giả mới được xem một số tuồng Hồ Quảng của tác giả Bạch Mai. Nữ nghệ sĩ tuồng cổ Bạch Mai là chị của nghệ sĩ Thanh Bạch, cô là đào chánh của đoàn hát tuồng cổ Huỳnh Long,( con gái lớn của Bầu Huỳnh và nữ nghệ sĩ Ngọc Hương ). Ngoài ra còn có các tuồng cải lương Hồ Quảng của các nghệ sĩ cải lương tuồng cổ Thanh Tòng, Bữu Truyện, Bo Bo Hoàng.
Đó là những tuồng cổ rút trong các tuồng Hát Bội xưa hoặc cải lương tuồng Tàu, viết lại hoặc giữ nguyên đối thoại cũ, vừa dùng bài ca cổ nhạc như tuồng cải lương vừa dùng bài ca Hồ Quảng theo điệu nhạc rút từ các phim tình sử Đài Loan.                                         
Tôi có các tuồng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Tình Người Kiếp Rắn, Thần đồng Lưu Minh Châu, Tứ Tử đăng khoa, Chung Vô Diệm : Mão Đoan Tin, Hội Kỳ Bàn, Lưu Bị cầu hôn Giang Tả, Nổi oan hoàng hậu, Thập Tứ nữ anh hào, Chiếc Hổ Phù, Xử án Bàng Quí Phi...Rất tiếc là tôi chưa tìm thấy tuồng cải lương Hồ Quảng được sáng tác, chỉ thấy những tuồng phóng tác theo các tuồng hát cổ đã được các đoàn tuồng cổ Minh Tơ, Huỳnh Long hát sau năm 1975.
Muốn phát triển nghệ thuật sân khấu, phải có nhiều...thật nhiều soạn giả có tài để sáng tác nhiều tuồng tích, có tuồng thì nghệ sĩ mới thể hiện được cái hay của sân khấu, mới truyền đạt được nội dung tuồng tích cho khán giả thưởng ngoạn và khi có nhiều tuồng mới, nghệ thuật sáng tác và biểu diễn sẽ ngày càng thêm phát triển, từ đó sẽ có thêm kinh nghiệm về lý luận kỷ thuật, mỹ thuật để khẳng định được vai trò ngành sân khấu của dân tộc.
Trong thập niên 60, 70, có rất nhiều soạn giả cải lương ở các đoàn hát hát thường trực ở Saigòn, ChợLớn, Gia Định mà không có soạn giả cải lương nào bước qua lãnh vực sáng tác tuồng cải lương Hồ Quảng. Tại sao vậy?
Người ta nghĩ là các soạn giả đó để hết tâm trí, sáng tác tuồng tích cung ứng kịp thời cho đoàn hát mà mình đang cộng tác. Đây chỉ là một lý do. lý do chính là các soạn giả cải lương muốn được tự do sáng tác, muốn tự do phóng bút theo cảm hứng mà không bị ràng buộc vì phải tuân theo giọng trầm bổng của các nốt nhạc Đài Loan trong phim LSB - CAĐ,
Ví dụ tuồng Xử án Bàng Qúi Phi, lớp Bàng Quí Phi bị xử án, phải thọ lãnh Tam Ban Triều Điển ( uống thuốc độc, hoặc tự sát bằng gươm, hoặc tự thắt cổ chết bằng một vuông lụa ba thước) Soạn giả đã dùng bài ca Hoàng Mai Khốc Mộ với lời văn gượng ép cho vua Tống và Bàng Quí Phi ca:
- Thôi rồi một kiếp hồng nhan,
( Trống, Kèn rộ lên) Nhìn dây oan đoạn kiếp nhan hồng
Quân Vương hỡi, chàng, - Thiên thu cách biệt đôi đàng âm dương.... Bệ hạ!
Vua ca :  Nhìn Bàng Phi thọ mang án hình,
Tim yêu uất nghẹn lệ sầu tuông rơi.
Thôi rồi một kiếp má hồng xâm thương
Chỉ vài ba câu ca trích như trên, ta thấy soạn giả phải gò ép theo từng nốt nhạc và làm cho câu văn trở nên tối nghĩa. Chữ Hồng Nhan thì người ta còn hiểu là một cô gái đẹp, câu dưới ép theo nốt nhạc, thành ra là Nhan Hồng, ai hiểu được nhan hồng là cái gì ?
Cũng như câu : « Thôi rồi một kiếp má hồng xâm thương. » Xâm Thương là nghĩa gì ? Má Hồng Xâm Thương là sao?
Đó là chưa kể theo nhạc Đài Loan mà viết thành bài ca Hồ Quảng thì muốn hay không vở tuồng đó phải diễn theo lối hát của Tàu, những đoạn cuối câu À Á A,...A A A,... thì ca cái đầu phải quây vòng vòng...
Các bạn chuyên hát tuồng Tàu, tuồng cổ thì không thấy có gì trở ngại, các bạn sáng tác và biểu diễn loại tuồng xã hội hoặc dã sử VN, đến chổ này thấy ngượng và khó mà lướt qua.
Ngoài những trở ngại vì thiếu soạn giả và tác phẩm, nghệ thuật hát Hồ Quảng được khai sinh trong một thời điểm mà Saigon và các thành phố lớn phải trãi qua nhiều biến động chính trị, thời cuộc bất ổn trong nội bộ chánh phủ VNCH vì các cuộc đảo chánh, chỉnh lý, quân và dân ở miền Nam phải gặp khó khăn trong đời sống khi chiến đấu chống với các cuộc tấn công của VC.
Năm 1962, vở tuồng cải lương Hồ Quảng đầu tiên : LSB - CAĐ ra mắt khán già.
Năm 1963, đão chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại. Saigòn, ChợLớn, Gia Định giới nghiêm một thời gian, các gánh hát đều không hát ban đêm được. Một tuần chỉ diễn được một suất hát trưa chúa nhựt.
Từ năm 1963 đến cuối năm 1964 liên tiếp có nhiều cuộc đảo chánh, chỉnh lý, xé bỏ Hiệp thương Vũng Tàu, biểu tình của sinh viên, học sinh, hòa thượng, phật tử, bàn thờ Phật xuống đường, vì vậy giới nghiêm liên tục, các đoàn hát ít vốn rã gánh, các đại ban sống lây lất, các đoàn hát Hồ Quảng cũng không ngoại lệ được.
Từ 1965 đến cuối năm 1967, tình hình chính trị tương đối ổn định, các đoàn hát phục hồi phong độ, hát có nhiều khán giả, doanh thu cao.
Đầu năm 1968, Tết Mậu Thân máu lửa, chiến tranh  tràn lan vào các thành phố, người chết quá nhiều không kiểm soát nổi : quân đội VNCH, quân Đồng Minh, Mỹ, Đại Hàn, quận Việt Cộng, riêng thường dân trong nội thành Huế bị quân VC giết hơn năm ngàn người. Trong không khí tang thương của đất nước, các gánh hát đâu có thể vô tư hát hò như trước. Nhiều nghệ sĩ tòng quân, nhiều gánh hát rã, các đoàn hát Hồ Quảng cũng ngưng hoạt động.
Năm 1972 Mùa hè đỏ lửa( từ 30 tháng 3 năm 1972 đến 31 tháng 1 năm 1973), chiến tranh tăng cường độ thảm khốc ở các vùng Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Việt, đồng bằng khu V( Đà Nẵng, miền Trung) và khu 8 ( Mỹtho, Tân An, Bến Tre) Nhiều gánh hát rã như Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chưởng, Hương Mùa Thu, Sao Ngàn Phương, Phước Chung… các đoàn hát Hồ Quảng cũng im hơi lặng tiếng.
Năm 1973, hiệp định đình chiến, quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi VN, thu nhập của công nhân viên chức và dân chúng đều gặp khó khăn, thua kém hơn những năm khi quân Mỹ và Đồng Minh ồ ạt đổ vào VN, do đó họ ít đi coi hát, các gánh hát càng mất doanh thu trong các suất hát.
Năm 1975, Cộng Sản chiếm Saigon, tất cả các gánh hát tư nhơn bị giải tán. Các đoàn văn công, các đoàn hát Tập thể của nhà nước được thành lập, loại hình sân khấu cải lương Hồ Quảng chánh thức bị nghiêm cấm, không cho sáng tác và trình diễn.
Từ năm 1980, nhiều nghệ sĩ tài danh Hồ Quảng vượt biên, định cư trên nhiều nước trên thế giới, lực lượng nghệ sĩ Hồ Quảng phân tán mõng, lại ở xứ người, hoạt động sân khấu chỉ được thực hiện trong các dịp Tết, hay có tổ chức đặc biệt hoặc phải hát trích đoạn ở các restaurant, do đó nghệ thuật sân khấu Hồ Quảng cũng theo bước đường của Hát Bội và Cải lương tàn lụn lần lần.
Một chút ghi nhớ về nghệ thuật cải lương Hồ Quảng.
Soạn giả Nguyễn Phương. 2014
 

Nguồn tin: cailuongvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.