\n
Đang truy cập : 33
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 32
Hôm nay : 3589
Tháng hiện tại : 163389
Tổng lượt truy cập : 18013650
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NS Xuân Lan & Hồng Loan trong show Chút Tình Gửi Lại Nhân Gian 3/2014
II. Sân khấu cải lương Nam
Giai đoạn 1975 – 1985, nằm trong sự phát triển sân khấu cải lương, Bắc – Nam – Trung xuất hiện nhiều đoàn cải lương. Sân khấu cải lương Nam có hai hình thức tồn tại các đoàn cải lương, một là những đoàn tư nhân dưới chế độ cũ, hai là đoàn cải lương Nhà nước, đoàn Văn công Giải phóng, những đoàn mới thành lập do Nhà nước bao cấp.
Những đoàn cải lương tư nhân, tự do ra đời, các huyện, xã tự thành lập đoàn đi diễn doanh thu, có thu thì tồn tại, không doanh thu đủ chi thì tan rã. Phong trào diễn cải lương ngoài sân bãi doanh thu lan tràn khắp cả nước, nhiều địa điểm cấm kỵ như Nhà hát lớn Hà Nội, Hội trường Ba Đình, sân Hàng Đẫy, bị các đoàn cải lương nam biến thành sân bãi cải lương diễn doanh thu. Những đoàn diễn ngoài sân bãi phục hồi lại những vở cải lương Sài Gòn cũ, phần lớn là những vở cải lương tình cảm, những mối tình đẫm lệ, tay ba, tay tư, trắc trở như Tiếng đàn trên sông lạnh, áo cưới trước cổng chùa, Hoàng tử tranh hôn, Mối tình Lan Điệp, Thân thù trên đỉnh núi, Gái bán hoa, Giá quê, Hai chiều ly biệt, Trả hận, Thân thù trên đỉnh núi... Những đoàn diễn ngoái sân bãi dù là đoàn Nhà nước, hay tư nhân cứ chạy theo doanh thu, diễn các lọai cải lương ca hát vàng vọt bi luỵ, sướt mướt, đánh trưởng giật gân, phục trang lộng lẫy trung tính, mốt thời thượng. Sân khấu phục trang không coi trọng hiện thực, coi trọng cái đẹp, mốt thời thượng. Dù là nhân vật Việt nhưng đầu Hồng Kông, váy áo Hồng Kông, trang phục Tầu, Tây...Đó là những mốt mà các diễn viên cho là đẹp cứ hoá trang, phục trang lên sân khấu. Ngoái sân bãi diễn lộn xộn, các vở diễn không kiểm duyệt, các đoàn mua đào, bán kép, đút tiền giữ bãi để lưu diễn, Từ lâu đã có luật bất thành văn, lúc đầu mỗi đoàn ký hợp đồng sân bãi, nộp cho người ký 10% tổng doanh thu. Nếu đoàn nào cũng nộp đúng như thế là chuyện bình thường, nhưng quá nhiều đoàn diễn, làm sao có sân bãi, lại có tình trạng “đi đêm” , nhiều đoàn nộp tới 15% cho người ký hợp đồng sẽ được diễn nhiều hơn. Như vậy, mỗi doàn muốn diễn phải nộp lệ phí 20% sân bãi, đây là khoản tiền công khai thu cho các nhà Văn hoá, các sân bãi, còn 10 – 15% là nộp riêng cho người ký hợp đồng bỏ túi. Trung bình mỗi đoàn hát phải nộp từ 30 – 40% số tiền tổng doanh thu, nhưng còn lãi xuất cao, vì đây là vào giai đoạn hoàng kim nghệ thuật. Chính tác giả từng làm bầu ca nhạc, ký hợp đồng với các chủ tịch công đoàn, thường nộp 10% riêng cho các chủ tịch công đoàn, đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn sau không nộp 10% mà theo thoả thuận, ví dụ một chương trình ký là 20.000.000đ, bầu lấy 15.000.000đ, để chi phí diễn viên, nhạc công, còn lại bầu hưởng tất, riêng 5.000.000đ chi cho người ký. Có nhà máy tác giả lĩnh tiền xong không chi lại, từ đó bị cấm cửa không bao giờ vào được nhà máy ấy, đó là luật chơi nghiệt ngã của cái thời bung ra mở cửa “tự cứu lấy mình”.
Sự lộn xộn sân bãi doanh thu, những cách làm ăn tiêu tiền chùa của cái thời nửa bao cấp nửa thị trường, nghệ thuật chạy theo đồng tiền, sân khấu cải lương phi nghệ thuật. Cuộc sống nhiều bức xúc xã hội, sân khấu cải lương hội diễn đã phản ánh những mảng tối của xã hội. Sân khấu hội diễn 1980, là sân khấu đích thực lấy lại nghệ thuật, lấy lại nội dung, định hướng phát triển cải lương và thẩm mỹ nghệ thuật. Mỗi lần hội diễn đem lại hào khí mới cho giới cải lương và công chúng, hội diễn lần thứ hai nhiều đoàn cải lương tham diễn. Hội diễn năm 1980, các đoàn cải lương Nam tham diễn lần đầu tiên hoà nhập cải lương Nam – Bắc trên một sân chơi đua tài.
Đoàn Cải lương Đồng Nai vở Hồn thơ non nước – Văn Du, Đoàn Cải lương Thanh Nga vở Bóng tối và ánh sáng – Ngọc Linh – Hoa Phượng, Đoàn Cải lương Sông Hàn vở Gió và bụi – Hoàng Yến, Đoàn Cải lương Sài Gòn I vở Người ven đô - Minh Khoa, Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ vở Dưới cờ Tây Sơn – Trúc Đường, Đoàn Văn công giải phóng vở Tiếng sóng rạch gầm – Ngọc Linh, Đoàn Cải lương Tiền Giang vở Ngọn cờ đầu – Nguyễn Thành Châu, Đoàn Cải lương Hương Tràm vở Giọt máu oan cừu – Trọng Nguyễn, Đoàn Cải lương Kiên Giang vở Bên vòng tay mẹ – Mai Khắc Trầm, Đoàn Cải lương Cửu Long vở Chân trời rực sáng – Kiên Tâm, Đoàn Cải lương Tây Ninh vở Công chúa An Tư – Thái Hồng, Thanh Hiền, Đoàn Cải lương Sông bé vở Hoa hồng Nhật Tảo – Hoài Việt, Đoàn Cải lương Đồng Tháp vở Tìm lại đứa con – Huỳnh Minh Nhị, Đoàn Cải lương Hậu Giang vở Thủ phạm là ai – Phong Triều.
Tham dự hội diễn lần đầu, Miền Nam 13 đoàn, 1 đoàn Miền Trung, giải thưởng huy chương vàng có ba vở: Dòng suối trắng - Đoàn Cải lương Kim Phụng, Người ven đô - Đoàn Cải lương Sài Gòn I, Ngọn cờ đầu - Đoàn Cải lương Tiền Giang. Giải bạc trao cho 5 đoàn: Thái Bình, Thanh Nga, Sông Hàn, Hương Tràm, Kiên Giang. Qua hội diễn thông báo ít nhất là ba điều, một là số đoàn cải lương tham dự đông hơn cải lương Bắc, có đoàn Nhà nứơc và tư nhân cùng tham diễn trên một sân chơi, số giải thưởng hạn chế không mưa huy chương như các đợt hội diễn sau, đa phần những vở diễn đề tài cuộc sống đương đại, nói lên cải lương Nam phát triển mạnh, hướng tới xây dựng nền nghệ thuật mới. Sân khấu hội diễn khẳng định nghệ thuật cải lương góp phần lấy lại thẩm mỹ nghệ thuật, nhằm chống lại những khuynh hướng cải lương thương mại ngoài sân bãi, dù còn là sân khấu ngợi ca, ít đoàn lấy đó làm theo, nhưng là những bài học cảnh tỉnh giúp mọi người, mỗi đoàn nhìn nhận lại nghệ thuật cải lương. Dù diễn doanh thu, chạy theo công chúng, phải giữ lấy phẩm chất mỹ học của nghệ thuật cải lương.
Nghệ thuật diễn cải lương Nam sau ngày thống nhất còn nhiều lối diễn hình thức, khoe giọng ca hay, khoe trang phục đẹp, hớ hênh gợi tình. Những buổi diễn ngoài sân bãi chạy theo doanh thu của các đoàn cải lương Sài Gòn cũ đã nói lên nhiều điều, còn các đoàn Nhà nước diễn giao lưu tại các Nhà hát chưa thoát khỏi lối diễn xưa cũ. Đến hội diễn năm 1980, sau cuộc cải tạo nghệ thuật từ kịch bản đến đạo diễn, mỹ thuật phục trang... các đoàn có nhiều tiến bộ.
Những vở cải lương hội diễn, các đoàn cải lương Nam bắt đầu đi vào nghệ thuật diễn có nội tâm nhân vật, nội dung tác phẩm. Các đạo diễn, diễn viên chú ý ca diễn theo sát tình cảm tâm trạng nhân vật, diễn biểu hiện nội dung hiện thực tác phẩm. Dù ở đâu đó còn một số diễn viên để đầu Hồng Kông, trang phục lạc điệu, nhưng thành công chính của các đoàn đã hướng vào nội dung tác phẩm. Nhiều diễn viên cải lương Nam như Thanh Kim Huệ, Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, Phượng Liên, Diệp Lang, Kim Cúc... ca diễn tình cảm được công chúng nhiệt thành ngưỡng mộ. Nghệ thuật diễn sáng tạo, tìm ngôn ngữ hành động diễn tâm lý, hình thể biểu cảm từng động tác, một ánh mắt nhìn, một cái xoè quạt e lệ... So với ngày đầu giải phóng, diễn ở giữa Nhà hát lớn tự nhiên đứng ra trước micrô ca bài Cây sầu riêng trổ bông với trang phục đẹp, một vai diễn thay đến năm lần trang phục..., đến những năm 80, diễn viên diễn sâu sắc nội tâm hơn. Nhiều diễn viên các ban hát cải lương Sài Gòn không còn băn khoăn về ca diễn ngoại hình như trước thường lấy đó làm mẫu, bây giờ các diễn viên ca diễn hồn nhiên đi sâu nội tâm tình cảm nhân vật, đến thập niên 90, Bạch Tuyết, Thanh Kim Huệ, Phượng Liên, Thanh Sang, Thanh Tuấn... Các diễn viên trở thành những nghệ sĩ lớn diễn tình cảm, sâu sắc, độc đáo sáng tạo ngôn ngữ hành động nội tâm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
Nghệ thuật diễn các diễn viên cải lương Nam tại hội diễn lần thứ nhất là bước ngoặt lịch sử đổi mới các hình thức ca diễn từ nghệ thuật cải lương chế độ cũ sang nền cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các tác giả, đạo diễn, diễn viên đang lột xác hồi sinh, bám sát hiện thực cuộc sống mới thể hiện trái tim tình cảm mới bằng nghệ thuật ca diễn cải lương dân tộc – hiện đại.
a. Âm nhạc.
Âm nhạc cải lương vào giai đoạn phát triển ca nhạc nhẹ tràn lan trên mọi miền đất nước, đã có nhiều thay đổi dàn nhạc, ca hát. Sau năm 1979, các ban ca khúc chính trị ra đời chống chiến tranh Bành trướng, đến năm 1980, nhiệm vụ tuyên truyền hết, các ban ca khúc chính trị tan rã, đã đạt mục đích nhưng tuyên truyền ca nhạc thành công. Nếu công khai tuyên truyền ca nhạc nhẹ sẽ bị cấm, bị giải tán, bị truy xét. Ngày ấy, các nhà quản lý, tuyên huấn và đại bộ phận công chúng coi ca nhạc nhẹ là sản phẩm văn hoá thực dân mới. Nên các ban ca khúc chính trị ca diễn nhạc nhẹ bằng các bài hát tuyên truyền chính trị, chống chiến tranh, ca ngợi quê hương, bảo vệ tổ quốc... được mọi giới đồng tình. Sang năm 1980, các ban nhạc nhẹ nghiệp dư ra đời không ai bận tâm nữa, các đài giới thiệu ca nhạc nhẹ... được chấp nhận.
Ca nhạc nhẹ xâm nhập đến các vùng cao hải đảo biên giới xa xôi, ngăn không được buộc phải công nhận, ca nhạc nhẹ vào cải lương. Công lớn của các ban nhạc cải lương xây dựng dàn nhạc dân tộc chính quy đồ sộ bị sụp đổ tận gốc, vào thời giá lương tiền, chuẩn bị bước sang thời kỳ đổi mới các đoàn giảm nhẹ biên chế, các nhạc công dân tộc ở các đoàn cải lương, đoàn xiếc, đoàn văn công, thất nghiệp đổ vỡ từng mảng. Các đoàn cải lương biên chế lại dàn nhạc, mỗi đoàn thường có hai ba nhạc công dân tộc, ghi ta lõm, đàn nguyệt, nhị hoặc đàn tranh, sáo, có thứ này giảm thứ kia. Mỗi đoàn chỉ có hai ba nhạc cụ dân tộc, trừ Nhà hát Cải lương thì dàn nhạc thường có từ 8 đến 12 người, biên chế thành hai dàn nhạc. Dàn cổ nhạc cải lương ba bốn nhạc cụ, dàn tân nhạc từ 3 đến 5 nhạc cụ. Dàn tân nhạc thường có những nhạc cụ chính Trống Jazz, đàn ghi ta săng, ghi ta bass, thường thấy trong các đoàn cải lương cấp tỉnh. Còn những đoàn có điều kiện, dàn tân nhạc thêm đàn organ, kèn trompette, clarinette, sáo Flutte... Đây là mốt thời thượng, thường có hai dàn nhạc tân cổ phổ biến từ Nam ra Bắc, hầu hết các đoàn cải lương phải có, không có không hấp dẫn doanh thu. Những năm 80, các đoàn cải lương trước khi diễn thường ca nhạc nhẹ, diễn trích đoạn, nhiều đoàn thuê ca sĩ ca nhạc nhẹ đến diễn, đông khán giả mới diễn cải lương. Dựng vở mới, phải viết nhạc, nhiều nhạc sĩ tính số nhịp khí nhạc, số bài hát để lấy tiền. Ca nhạc cải lương bị lạm dụng ca nhạc nhẹ, hoà tấu nhạc nhẹ inh tai nhức óc. Nhiều người phàn nàn về các dàn tân nhạc cải lương hoà tấu ầm ĩ, dư luận lên án mãi không sửa được. Ca nhạc cải lương sa đà hình thức, lấy âm nhạc lấn át sân khấu. Bên cạnh những hiện tượng quá khích, ca nhạc cải lương có nhiều tiến bộ, nghệ thuật hoà tấu dàn nhạc, kỹ thuật ca hát nhịp điệu mới, vì hoà theo tiết tấu nhạc nhẹ, những làn điệu cải lương ca nhanh hơn hoà nhập chung vào nhịp điệu ca nhạc. Đây là bước đổi mới ca nhạc cải lương, đổi mới dàn nhạc, đổi mới sáng tác khí nhạc, kỹ thuật hoà tấu âm nhạc, kỹ thuật ca... đem đến sân khấu ca nhạc cải lương không khí ca nhạc mới, ca nhạc nhẹ phương Tây hiện đại – nhạc nhẹ Mỹ. Kỹ thuật ca phát triển hai đặc điểm, ca Vọng cổ xoay quanh điệu lý, nói lối gối bài ca – ca Vọng cổ với các ca khúc mới theo nhịp điệu nhạc nhẹ. Nhạc nhẹ vào nước ta đầu tiên các điệu slow, slow sun, cha cha cha, pop, bolero, rock, disco. Ca cải lương có bước tiến mới ca tân nhạc, là kỹ thuật ca các diễn viên cải lương phải học theo lối ca cải lương hoá những bài tân nhạc. Vì những khó khăn ban đầu, nhiều đoàn diễn các vở cải lương sáng tác nhạc mới mời ca sĩ nổi tiếng hát thu băng riêng để phát thay cho diễn viên cải lương. Từ những năm 90 cuối thế kỷ XX, sự thuê mướn lai ghép này mới giảm dần, tiến đến tự hát tự ca diễn tân cổ của các diễn viên cải lương.
Ca nhạc nhẹ vào cải lương, cải lương Bắc xoá nhoà quan điểm dân tộc hình thức xưa cũ, định hướng sai của các nhà quản lý văn hoá bảo thủ.Còn cải lương Nam như diều gặp gió, vì họ có truyền thống ca nhạc nhẹ từ lâu bây giờ được dịp bung ra, các tay ghi ta săng hốt những câu nhạc chạy ngón như múa trên đàn trổ tài trước công chúng với điệu ca Vọng cổ chạy chữ nhịp 64 từ năm 1985, làm mọi người mê hồn. Dù ca chạy chữ là hình thức xáo rỗng, nhưng lúc đầu xuất hiện hình thức ca mới, các diễn viên cải lương Nam được công chúng đồng tình hào hứng đón nhận. Đây là một thành công cao, sáng tạo kỹ thuật ca Vọng cổ dù chỉ số ít người thành công. Về sau hình thức ca Vọng cổ nhịp 64, không được hưởng ứng có hai nguyên nhân, nguyên nhân hàng đầu là giới báo chí phê phán lối ca hình thức. Nguyên nhân thứ hai công chúng nghe mãi một lối ca lặp đi lặp lại sẽ nhàm chán, tự họ không cảm thụ nữa. Nghệ thuật ca nhạc nếu thành công cao ngay lập tức thường không bền, điều đó như quy luật của nghệ thuật. Những gì có thời gian ngấm vào công chúng sự thành công sẽ lâu hơn. Trong ca nhạc nhẹ xuất hiện điệu Lam ba đa năm 1995, nổi tiếng khắp thế giới, tạo ra một vụ kiện bản quyền bắt bồi thường 2.000.000$, nhưng sau ba năm tự nó biến khỏi thế giới nhạc nhẹ, đến nay không ai nhắc tới điệu Lăm ba đa. Ca Vọng cổ nhịp 64 nổi tiếng làm nhiều người kinh ngạc đến nay chẳng ai muốn nghe, không nghệ sĩ nào hát nhịp điệu ấy nữa.
Ca nhạc cải lương Nam Bắc hoà nhập có những thành công đổi mới cấu trúc dàn nhạc, kỹ thuật ca, từ bỏ mọi hình thức ca kỹ thuật đơn thuần chuyển thành ca kỹ thuật có nội dung. Ca nhạc cải lương Nam từng bước dần từ bỏ lối ca vàng vọt hình thức, tiến gần đến nghệ thuật ca diễn tình cảm chân thực.
b.Mỹ thuật, phục trang.
Mỹ thuật cải lương những năm đầu hoà bình thống nhầt, các đoàn cải lương Nam trang trí tả thực, tả thực chi tiết, tạo vẻ đẹp hấp dẫn lộng lẫy.
Những vở diễn ngoài sân bãi, trang trí đẹp nhưng cảnh trí ít, mỗi vở ba bốn cảnh, trang trí trung tính. Ngay những vở tham dự hội diễn nhiều vở trang trí trung tính, cảnh trí tả thực, những chi tiết như cây lá, cành cây, gân lá, răng cưa... nhưng cảnh trí không cụ thể ở thời nào, sân khấu cốt làm đẹp, không tả chân theo lối hiện thực. Phục trang nhiều vở diễn không theo hiện thực vở mà theo mốt thời trang, các kiểu quần áo, đầu tóc, túi xách... theo thời trang cuộc sống, mốt Hồng Kông, Tây Âu.
Phục trang những vở cải lương cổ trung tính, phục trang đẹp nhưng không rõ nhân vật thuộc thời nào. Mỹ thuật phục trang các đoàn cải lương Nam trang trí tả thực – ước lệ – trung tính. Mỹ thuật hấp dẫn đi cùng ca diễn, đáp ứng công chúng thích cái đẹp thời trang. Dù có nhiều tiến bộ, nhưng còn những hạn chế của hình thức trang trí cũ. Mỹ thuật những đoàn cải lương thành phố, lộng lẫy, hình thức. Những đoàn các tỉnh có phần hiện thực, tả thực ít cảnh trung tính, đây là sự khác biệt trang trí mỹ thuật, phục trang cải lương đồng bằng Nam Bắc. Mỹ thuật các đoàn dưới đồng bằng, sân khấu bình dị, hiện thực. Phục trang bình dị như cuộc sống vốn có, sân khấu chân thực, ca diễn có giới hạn, ít khoa trương hình thức.
Mỹ thuật cải lương những năm đầu, còn hạn chế,nhưng nhiều đoàn có những tiến bộ tiếp cận mỹ thuật sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Sân khấu hội diễn năm 1980, nhiều vở diễn sân khấu ngợi ca, đến năm 1985, hoà cùng sân khấu cả nước, các đoàn tham diễn những vở đề tài cuộc sống mới phản ánh hiện thực xã hội. Mỗi vở diễn phản ánh các sự việc đang diễn ra từng ngày ở dưới đồng bằng trên thành phố, những con người đi trước đang mắc nạn, trả giá bởi cơ chế, quan liêu chậm tiến.
Đoàn Cải lương Long An vở Đất và hoa – Minh Khoa, Đoàn Cải lương Sông Hậu II vở Trong cơn giông – Xuân Phong, Dương Linh, Đoàn Văn công thành phố Hồ Chí Minh vở Dốc sương mù – Lê Duy Hạnh, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang vở Tình yêu và lời đáp – Nguyễn Trường Thiên Lý, Đoàn Cải lương Đồng Nai vở Trên mảnh đất anh nằm – Huỳnh Minh Nhị, Đoàn Cải lương Cửu Long vở Ký hoạ người đồng bằng – Lê Duy Hạnh, Đoàn Cải lương An Giang vở Pháo hiệu màu xanh – Hoàng Anh Chi, Đoàn Cải lương Tây Ninh vở Người trong cõi nhớ – Lưu Quang Vũ, Đoàn Cải lương Đồng Tháp vở Người giữ mộ – Phi Hùng, Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ vở Câu thơ yên ngựa – Hoàng Yến, Đoàn Cải lương Hương Tràm (Minh Hải) vở Trước bình minh – Anh Đạo, Hữu Nghĩa, Dạ Thảo, Đoàn Cải lương Bến Tre vở Trên mảnh đất quê hương – Lê Huỳnh, Huỳnh Thị Đằng, Ngô Mạn, Đoàn Cải lương Sông Hậu I vở Quà tặng tình yêu - Đoàn Bá, Đoàn Cải lương quân khu IX vở Hai dòng nước - Ngô Hồng Khanh.
Hội diễn cải lương năm 1980, cải lương Nam có 13 đoàn tham diễn, đến hội diễn năm 1985, 14 đoàn tham diễn, hơn đợt trước một đoàn, nhưng không có đoàn cải lương tư nhân tham gia. Từ sau hội diễn này đến hội diễn 2000, chỉ có hai đoàn cải lương tư nhân tham diễn, nguyên nhân do các đoàn lo doanh thu, phải là những đoàn mạnh mới đủ lực tham diễn, mặt khác các đoàn tư nhân ngại tham diễn không được gì lại bị phê phán mất uy tín. Ngoài ra còn những tiêu cực trong hội diễn, ngay từ hội diễn 1980, các đoàn đã lo phong bì cho các uỷ viên giám khảo, đến các hội diễn sau tình trạng ấy càng nặng nề hơn. Có những uỷ viên đưa tiền nhiều cho điểm cao, tiền ít trả lại cho là mình bị coi thường. Có giám khảo nghiêm như Hồ Ngọc (7) không nhận phong bì lại lên tiếng phê phán, liền bị bọn đàn em đến hẹn nói là: “đi nhậu với ông Đình Quang” may mà ông chưa ra khỏi cổng bảo vệ, bị bọn chúng kéo đi, nhưng ông giằng lại, vô tình đã thoát nạn. Tại hội diễn sân khấu năm 2005, một uỷ viên giám khảo hỏi tác giả, nhưng có ý tâm sự: bây giờ con mẹ ấy nó đưa 5.000.000đ cậu bảo nên xử lý thế nào? Tác giả nói: anh nhận và thông
báo cho mấy người có phần trong đó biết, còn mình vứ cho điểm vô tư, đến sau buổi diễn trả lại cho cô ấy. Kết quả mấy ông này không nhận tiền, nhưng vẫn phải nâng điểm cho vở diễn của Nhà hát vì tính chất mặt trận không thể thẳng băng được. Qua đây mới thấy hầu hết các cuộc thi không bao giờ là công bằng và chính xác, hiện nay những cuộc thi Thần tượng âm nhạc, Sao mai điểm hẹn... Chỉ những cuộc nhắn tin bình chọn cho ca sĩ, Nhà đài đã thu ba tỷ đồng, còn các ca sĩ muốn trúng giải, họ phải tung hai lần tiền, gửi tiền cho các fan nhắn tin, phong bì cho ban giám khảo. Chuyện giải Sao mai điểm hẹn lần thứ hai năm 2005, Hồng Nhung bỏ 9.000$ để vào giải, gạt Cao Thái Sơn ra, ngoài ra còn cặp với ông phó ban tổ chức, nên bị người tình đánh cho ra thai... Những chuyện chạy tiền trong hầu hết
...........................................................................................................................
(7) Chuyện xảy ra ở thành phố Cần Thơ
các cuộc thi đã quá rõ, nên ai được giải, ai không được là chuyện bình thường. Những cuộc thi sáng tác nhạc, Bài hát Việt... tất cả không tránh khỏi những luật bất thành văn. Đây là những sự kiện hiện thực lịch sử nghệ thuật thời nay không thể bỏ qua, xin trở lại hội diễn năm 1985, các đoàn cải lương Nam tham diễn 100% những vở đề tài cuộc sống mới, đây là nét đặc biệt của hội diễn. Những vở diễn phản ánh những bức xúc xã hội như tố cáo, phơi bày sự thật để mọi người nhận biết những lỗi lầm, oan khuất của cán bộ, nhân dân trước thời kỳ đổi mới. Nội dung những vở tham dự hội diễn, một là phản ánh những điểm nóng về phương thức làm ăn mới của lớp người đi trước, bị cơ chế trói buộc chặn đường tiến, hai là thân phận con người sau cuộc chiến họ sống trong nghèo khổ vì những bản thành tích, chiến công, vì lối sống không hoà nhịp vào cuộc sống mới, ba là những người “tiên phong”, họ chạy theo danh vị, tiền tài đánh mất tất cả để đổi lấy lợi ích trước mắt. Những vở diễn của sân khấu hội diễn, cảnh tỉnh mọi người, dự báo về vận mệnh con người, đất nước... Sân khấu thực sự có ích với khán giả và xã hội.
Sân khấu hội diễn 1985, là bước ngoặt lịch sử mở đầu đổi mới sân khấu, theo phương thức phản ánh hiện thực mới nối tiếp những cuộc hội diễn sau là sân khấu cải lương của nhân dân.
2.1 Nghệ thuật diễn.
Sân khấu cải lương Nam đến hội diễn lần thứ hai là bước ngoặt lịch sử đổi mới phương thức phản ánh hiện thực, phương pháp biên kịch cải lương của lớp tác giả mới cũ. Số tác giả cũ của Sài Gòn, số tác giả chiến khu và những tác giả ngoài Bắc là những sáng tác mới.
Sự đổi mới nội dung sân khấu dẫn đến đổi mới nghệ thuật diễn của các diễn viên cải lương ngôi sao, cải lương Nam lộ rõ hai khuynh hướng phong cách, những đoàn cải lương thành phố, nghệ thuật diễn tinh tế, hành động nhanh, ca kỹ thuật ngọt mùi. Những đoàn cải lương các tỉnh diễn hồn nhiên giản dị, ca diễn chậm rãi, kể chuyện tự nhiên. Những vở diễn của các đoàn cải lương đồng bằng Nam Bộ thể hiện rõ sân khấu kể chuyện, trong những lớp diễn thường có chén rượu, câu chuyện đời cứ tự nhiên ngấm vào công chúng. Hành động diễn không hoa mỹ, tự nhiên nói sao điệu bộ minh hoạ như hiện thực cuộc sống. Nghệ thuật diễn sân khấu hội diễn đổi mới diễn chân thực, các diễn viên ca diễn vừa độ sát tâm trạng nhân vật, đây là bước tiến đầu tiên của cải lương Nam. Tiến bộ về vở diễn đề tài cuộc sống con người mới, nghệ thuật diễn ngôn ngữ hành động mới, ca diễn mang nội dung hiện thực tâm lý tình cảm nhân vật.
Nghệ thuật diễn trên sân khấu hội diễn là hình mẫu nghệ thuật, ngôn ngữ hành động, sự hoàn chỉnh nghệ thuật đạo diễn từ các màn lớp đến tổng thể vở diễn. Các nhân vật có chuỗi hành động hợp lôgíc từ đầu đến kết thúc số phận qua những việc làm của nhân vật. Mỗi vở tổ chức hành động diễn có nhịp điệu tiết tấu toàn vở, tạo cao trào kỹ thuật ca diễn, đây là sự đổi mới nghệ thuật các đoàn cải lương Nam sau hoà bình thốngnhất đất nước.
2.2 Âm nhạc, mỹ thuật.
a. Âm nhạc
Âm nhạc cải lương những vở hội diễn xuất hiện lớp nhạc sĩ mới và cũ của Miền Nam cùng hoà nhập vào các vở cải lương, nâng cao kỹ thuật hoà tấu dàn nhạc, chấm dứt chơi nhạc hò xự sang.
Những vở diễn mới sáng tác nhạc mới như Quang Hải, Y Vân, Lưu Nhất Vũ, Thanh Tùng... âm nhạc đậm chất cải lương như Dốc sương mù, Tình yêu lời đáp, Ký hoạ người đồng bằng... Những vở cải lương đề tài cuộc sống mới các nhạc sĩ đưa vào chất dân ca sông nước Hậu Giang, những điệu lý kết hợp với bài Vọng cổ, điệu Oán, diễn tả tâm trạng, tình cảm nhân vật, chất âm nhạc bi hùng. Âm nhạc cải lương có những mảng đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, có những nét nhạc giằng xé bứt phá như cảnh trong vở Ký hoạ người đồng bằng. Một số vở có những ca khúc chủ đạo diễn tả không khí vở diễn, tâm trạng nhân vật hát đi hát lại là điểm nhấn về nhạc hát. Hoặc những đoạn nhạc chuyển cảnh lặp đi lặp lại, điểm nhấn báo hiệu chuyển cảnh... Các nhạc sĩ như có hướng mới viết cải lương:
Cấu trúc trọn vẹn tác phẩm âm nhạc trong một kịch bản cải lương, đây là phát hiện mới của những nhạc sĩ sáng tác ca nhạc cải lương. Âm nhạc sân khấu cải lương đổi mới, phương thức sáng tác nhạc, hoà tấu dàn nhạc, kỹ thuật ca... Các diễn viên ca diễn ngọt mùi, chân thật bình dị, đây là nét đẹp của ca nhạc hội diễn. Tuy nhiên, không loại trừ một số diễn viên ca chạy chữ bản Vọng cổ nhịp 64, ca hình thức kỹ thuật, thiếu nội dung, nhưng những ưu điểm của ca nhạc là đổi mới nghệ thuật âm nhạc.
b.Phục trang.
Mỹ thuật phục trang ngoài sân bãi doanh thu tự do, chẳng biết thuộc khuynh hướng nào, nhưng trên sân khấu hội diễn là đổi mới.
Đổi mới từ các họa sĩ Lưu Công Nhân, Phan Phan, Lê Định, Phùng Huy Bính, Bùi Huy Hiếu... Hội diễn 1985, các hoạ sĩ chạy theo mốt mới vào cải lương thường cấu trúc mô hình, trang trí mô hình tạo mảng khối, phá vỡ hình thức trang trí tả thực cảnh trí cầu kỳ có tính truyền thống cải lương từ xưa đến năm 1980. Hình thức trang trí hình khối có vẻ kịch nói chưa mềm với cải lương, nhưng những vở cải lương đương đại chấp nhận được. Những kiểu trang trí mảng khối đổi mới bộ mặt sân khấu cải lương, hình thức rang trí với nghệ thuật diễn tạo không khí sân khấu hiện đại. Hình thức trang trí này thường là trung tính gợi tả, hình như các đạo diễn ngại nói đến cái hiện thực cụ thể nên buộc các hoạ sĩ tạo cảnh trí không cụ thể, chỉ gợi tả từ phục trang đến nghệ thuật ca diễn, đặc biệt ngôn ngữ nhân vật... Qua đó, người xem tự nhận biết câu chuyện ấy xảy ra ở đâu vào bao giờ. Tuy nhiên, chỉ là dự đoán chung chung, không thể khẳng định chính xác được, đây là nói về những vở cải lương đương đại. Còn những vở cải lương cổ trang trí trung tính, người xem có thể giải mã ở thời nào, nhưng cũng chỉ là tương đối, bởi ngay ngôn ngữ nhân vật thời thượng cổ mà cứ xưng hô là anh em, ông tôi... quả không thể khẳng định được. Những năm 80, sân khấu trung tính trang trí mảng khối trung tính, trung tính từ mỹ thuật đến ngôn ngữ văn học kịch, nhiều người không đồng tình, nhưng phải chấp nhận có một sân khấu như thế.Mỹ thuật cải lương thiếu đi cái đẹp tả thực cụ thể sông núi, trời mây, cây cỏ thơ mộng, có vẽ cây là cây mảng khối, cây đứng thẳng có vài cành to không lá,cụt cành... Có vở tả một dãy vườn cây, sông nước đứng trơ ra mấy cái lá tượng trưng, hết vẻ thi vị, nhưng nó đem đến ấn tượng mới lạ. Sân khấu cải lương tìm đến vẻ đẹp tạo hình cấu trúc trang trí hình khối, bên cạnh đó có những hoạ sĩ không từ bỏ lối cũ, trang trí tả thực chi tiết, tạo vẻ đẹp thơ mộng, hoành tráng. Đây là sự tương phản giữa hai hình thức trang trí sân khấu cải lương, không loại trừ nhau đem đến những cái đẹp riêng cho sân khấu.
Mỹ thuật sân khấu cải lương đi cùng vở diễn đổi mới sân khấu mang đặc tính dân tộc hiện đại, phản ánh thẩm mỹ sân khấu muốn bứt phá như cuộc sống trong các
vở diễn.
Sân khấu cải lương 1968 – 1985, từng bước đổi mới nghệ thuật, giai đoạn đầu giao lưu, hoà nhập cải lương hai miền Nam - Bắc, có nhiều hình thức phát triển trong đời sống khán giả được mọi người hâm mộ.
Sân khấu cải lương có hai hình thức biểu diễn, biểu diễn doanh thu ngoài sân bãi phần lớn các đoàn tư nhân Sài Gòn cũ, cả những đoàn Nhà nước diễn chạy theo thị hiếu công chúng vì mục đích doanh thu. Nhiều hình thức tổ chức biểu diễn cấu trúc chương trình nội dung vở diễn theo yêu cầu nhằm đạt hiệu quả doanh thu, phá bỏ những mực thước thẩm mỹ nghệ thuật cải lương. Những vở diễn trên sân khấu hội diễn nhằm định hướng nghệ thuật, nhưng đã xa rời công chúng vì sau hoà bình công chúng đòi hỏi đổi mới nghệ thuật, sân khấu cải lương chưa đáp ứng kịp. Đến hội diễn 1985, sân khấu đổi mới, chuyển từ sân khấu ngợi ca của nền sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa sang sân khấu phê phán, phản ánh hiện thực mới. Đây là sự chuyển đổi văn hoá, nghệ thuật, từ văn nghệ thời chiến sang thời bình, cuộc sống mới đang vận động phá vỡ nhiều giá trị mực thước cũ, sân khấu cải lương hoà nhập theo dòng chảy mới. Tuy vậy, nghệ thuật diễn đang tồn tại hai hình thức, hình thức doanh thu ngoài sân bãi sát thực tiễn công chúng, nhưng nhiều người phê phán cho là nghệ thuật rẻ tiền, mất phương hướng, nghệ thuật xuống cấp... Cần nhìn nhận lại nghệ thuật, không thể lấy mực thước thẩm mỹ kinh viện cũ để nhận xét những hình thức sân khấu mới. Đây là nhận thức luận chưa theo kịp hiện thực sân khấu, vì trước đây ta quen cảm thụ một dòng nghệ thuật ngợi ca, khi phát triển nền kinh tế xã hội mới, nghệ thuật có nhiều dòng, phục vụ nhiều đối tượng ở những công việc, trình độ khác nhau bị coi là mất phương hướng, phản thẩm mỹ... Sự phát triển sân khấu cải lương đến từng đối tượng công chúng, có những xô bồ, quá khích... nhưng là sân khấu vì công chúng. Nghệ thuật cải lương tiếp cận công chúng xuất hiện sân khấu phê phán, sân khấu giải trí. Quá trình phát triển nghệ thuật cải lương có những hình thức sân khấu mới:
Đây là đổi mới sân khấu cải lương, xuất phát từ nền kinh tế xã hội, có lớp công chúng mới đã ra đời các hình thức sân khấu của công chúng. Nền văn hoá nghệ thuật mới, đáp ứng mọi đối tượng công chúng, phát huy sáng tạo nghệ thuật, từng bước hé mở khuynh hướng tác giả với các loại hình nghệ thuật. Sân khấu cải lương từ năm 1975 đến 1990 giai đoạn hoàng kim nghệ thuật, là sự phát triển phong phú các loại hình nghệ thuật mới, cải lương ca nhạc nhẹ chinh phụ công chúng cả nước và phát triển ra thế giới, đó là điều trước đây không nghệ sĩ nào dám mơ đến. Sân khấu cải lương 1985, mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới nghệ thuật vì công chúng, phản ánh hiện thực xã hội.
Chương VI
Sân khấu cải lương giai đoạn 1985 – 2007
I.Nghệ thuật cải lương những năm cuối thế kỷ XX.
1.Sân khấu cải lương giai đoạn 1985 – 2000.
Những năm cuối thế kỷ XX, sự nghiệp đổi mới đất nước mở cửa giao lưu với các nền kinh tế, xã hội phương Tây. Tình hình đổi mới diễn ra từ nhiều năm trước, đến năm 1986 chính thức được công nhận từ NQTV VI, mở ra kỷ nguyên mới về các mặt hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật. Mọi hoạt động văn hoá nghệ thuật có phần cởi mở dân chủ, những trào lưu ca nhạc nhẹ, sân khấu, nghệ thuật phương Tây vào nước ta. Ca nhạc nhẹ, cải lương phát triển nhiều hình thức tiếp cận công chúng đổi mới nội dung những bản nhạc, vở diễn phản ánh hiện thực mới. Nghệ thuật phản ánh cái tôi riêng tư, những góc tối của con người lên tiếng đòi công nhận. Những vở diễn sân khấu phản ánh cái tôi vùng vẫy khắp nơi đòi hưởng lạc quyền lợi... chà đạp lấn át lên tất cả để dành lấy những thoả mãn cá nhân. Ca nhạc chuyển từ ngợi ca cái ta sang cái tôi, nhân xưng anh em có trong những bài nhạc trẻ xoáy vào đề tài tình yêu: tình yêu tan vỡ, dỗi hờn, si cuồng, tưởng vọng, vu vơ... là sự thành công nhất của trào lưu ca nhạc văn hoá đại chúng. Nhiều ban nhạc tư nhân ra đời, sau đó là hàng loạt các đoàn cải lương tư nhân xuất hiện dưới nhiều hình thức biểu diễn doanh thu.
Những đoàn cải lương tư nhân hoạt động trên mọi miền đất nước, ở Nam Bộ nhiều huyện xã có từ 4 đến 8 đoàn cải lương, một số huyện như Cai Lậy, Ô Mô, Cái Bè... tổ chức hội diễn cải lương có từ 8 đến 13 đoàn dự thi. Nhiều đoàn cải lương mọc lên khắp các tỉnh Miền Trung, Bà rịa – Vũng Tầu, Tây Nguyên. Sân khấu cải lương Miền Trung ít có điều kiện phát triển nhưng vào những năm 90, Miền Trung có nhiều đoàn cải lương tên tuổi tham dự Hội diễn sân khấu Toàn Quốc, ra Miền Bắc diễn doanh thu... Số đoàn cải lương tư nhân vào giai đoạn cao trào, Miền Bắc có 14 đoàn, Miền Trung có 18 đoàn, Miền Nam 120 đoàn. Tuy nhiên những đoàn cải lương tư nhân không tồn tại lâu, chất lượng nghệ thuật và tổ chức hoạt động còn nhiều khiếm khuyết, phát triển như các nhà hàng thời trang. Nhưng nhiều đoàn có những vở diễn thành công, tổ chức đội ngũ chuyên nghiệp, tham dự hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Tính tổng số các đoàn cải lương cả nước có 364 đoàn, số diễn viên 5000 người, đây là thời kỳ hoàng kim sân khấu cải lương, nhìn vào số lượng, hình thức bên ngoài được công chúng nuôi dưỡng bằng biểu diễn doanh thu là thành công lớn. Sự phát triền nhiều đoàn cải lương là giai đoạn phức tạp nhất về nội dung nghệ thuật, dù không có sai phạm về đường lối văn nghệ, nhưng những hình thức diễn phản thẩm mỹ không ít. Nghệ thuật diễn, mỹ thuật, âm nhạc, phục trang, sân khấu... là bước lùi nghệ thuật. Đó là cuộc cạnh tranh đoàn nào giữ được phẩm chất nghệ thuật sẽ tồn tại, những đoàn yếu kém tan rã dẫn đến thoái trào sân khấu cải lương. Sân khấu cải lương trở về đúng với bản thân của công chúng sau năm 1995 cả nước có 52 đoàn cải lương Nhà nước, 34 đoàn cải lương tư nhân. Số lượng các đoàn cải lương giảm nhanh vì chất lượng nghệ thuật kém, các đoàn ra đời nhiều, tan rã nhanh. Sân khấu cải lương vào giai đoạn hưng thịnh nhiều hình thức diễn cải lương đến công chúng:
Điểm qua sáu hình thức biểu diễn cải lương ra đời, phát triển mạnh vào thời hoàng kim thì sự cạnh tranh giữa các hình thức cải lương đã loại trừ lẫn nhau dẫn đến năm 1993, khủng hoảng nghệ thuật. Nạn khủng hoảng nghệ thuật tác động đến các hình loại, ca nhạc trữ tình, nhạc đân tộc, sân khấu tuồng, chèo, cải lương diễn không đủ doanh thu, nhiều đoàn tư nhân tan rã, nhiều diễn viên bỏ nghề mở quán, sửa xe máy, bán hàng sắt... xa rời nghệ thuật. Sân khấu cải lương từng có thời đứng đầu cạnh tranh sân bãi, đánh bại ca nhạc nhẹ, sau năm 1987 đến năm 1993 ca nhạc nhẹ đã đánh baị sân diễn doanh thu sân bãi cải lương. Năm 1993, sàn diễn sân khấu cải lương bị hai đòn trí mạng ca nhạc nhẹ và cải lương video cạnh tranh mạnh, sàn diễn sân bãi thất thu, nhiều đoàn tan rã. Sự tan rã các đoàn cải lương trên sân bãi là bước chắt lọc chất lượng nghệ thuật, sàn diễn sân khấu cải lương chỉ còn lại những đoàn mạnh có chất lượng nghệ thuật mới tồn tại trước công chúng. Sau đổi mới năm 1987, Nhà nước bỏ bao cấp, các đoàn tự hoạch toán thu chi, Nhà nước chỉ bao cấp 4 mục chi: Mua trang thiết bị sân khấu, sửa chữa sàn tập, nhà xưởng, dựng tiết mục mới, lương và các khoản chi khác phải tự túc. Nhà nước khoán mức doanh thu, nếu vượt chỉ tiêu sẽ tính 80% bồi dưỡng diễn viên, 20% chi quỹ phúc lợi (1). Chính sách khoán doanh thu mới mở ra được sáu năm 1987 – 1993 có dấu hiệu phá sản, Nhà nước liền bao cấp trở lại 50%, đến năm 1997 bao cấp 100% cho các đoàn sân khấu và cải lương. Nhà nước chuyển cơ chế khoán mới, mỗi đoàn cải lương hằng năm biểu diễn 150 buổi, 100 buổi doanh thu, 50 hoặc 60 buổi diễn phục vụ chính trị, đồng bào vùng sâu vùng xa... không doanh thu. Tình trạng khoán này kéo dài đến năm 2000, sau năm 2000 tuỳ mỗi địa phương tự giao khoán cho các đoàn mức khoán, hình thức khoán khác nhau. Các tỉnh phía Bắc, các Nhà hát: Cải lương Hà Nội – TW, có mức khoàn từ 150 đến 160 buổi cả doanh thu và phục vụ 50 buổi. Sau năm 2000, từ năm 2003 Nhà nước khoán 200 buổi/năm, doanh thu 150 buổi. Nhà hát Cải lương TW 500.000.000đ/năm. Còn các tỉnh mức khoán 150 – 160 buổi/năm, doanh thu 100 buổi, thường các đoàn cấp tỉnh thu 200.000.000đ/năm. Các tỉnh phía Nam có nhiều hình thức khoán, lúc đầu khoán buổi diễn như ngoài Bắc, từ 2003, khoán số tiền doanh thu, mức trung bình 300 – 500 triệu đồng năm, cá biệt như đoàn xiếc thu 3 tỷ đồng/ năm doanh thu. Sự thay đổi chính sách quản lý các đoàn cải lương dẫn đến tinh nghệ thuật, dù tự do ra đời, tự do tan rã thì số lượng các đoàn đã suy giảm đến mức tột cùng do công chúng định đoạt các đoàn cải lương hoạt động tồn tại. Đây là giai đoạn phát triển nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động văn hoá, nghệ thuật theo quy chuẩn hàng hoá, trong cơ chế vận hành của tổ chức kinh tế xã hội mới. Quy chế của nền kinh tế hàng hoá dưới hình thức tổ chức kinh tế, đặt mối quan hệ người tiêu dùng với nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để tổ chức sản xuất: hàng hoá - giá cả - nhu cầu – khách hàng. Từ mối quan hệ nhu cầu, các đoàn cải lương chỉ tồn tại là những đoàn đững vững trong cơ chế thị trường, đó là những đoàn cải lương tư nhân mạnh.
Sự hoạt động cải lương trước những biến đổi của nền kinh tế xã hội, mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, là giai đoạn đầu phát triển các đoàn cải lương.
1.1.Các đoàn cải lương Nam
Trong nền kinh tế thị trường, nghệ thuật cải lương Nam nhanh chóng bám sát công chúng, thích nghi môi trường xã hội, dưới đồng bằng Nam Bộ, có nhiều đoàn cải
.....................................................................................................................
(1)Theo các đoàn trưởng cải lương cho biết
lương Nhà nước, tư nhân cùng tồn tại. Các đoàn Nhà nước bền vững hơn vì được bao cấp toàn diện, thường là những đoàn có thành tích biểu diễn phục vụ, có chất lượng nghệ thuật, ít nhất là được công chúng trong tỉnh và các tỉnh bạn yêu thích.
Đoàn cải lương Sài Gòn I, ra đời tháng 9 – 1975, những nghệ sĩ đầu tiên NSND Phùng há (phong tặng 1983), Năm Châu, Ba Vân... tiếp đến các diễn viên út Trà Ôn, Thành Được, út Bạch lan, Phương Liên, Mỹ Châu, Thanh Thanh Hoa, Ngọc Giầu, Tô Kim Hồng... tiếp đến Thanh Kim Huệ, Thanh Điền, Châu Giang, Trúc Phượng, Bảo Linh, Dương Thanh, Kim Tử Long, Phượng Loan. Đoàn có những vở diễn thành công: Sân khấu về khuya, Đời cô Lựu, Người ven đô, Đêm trắng... của các tác giả: Năm Châu, Trần Hữu Trang, Minh Khoa, Lưu Quang Hà và một số vở của Thanh Kim Huệ, Thanh Điền như: Lỡ yêu rồi, Quỷ kiến sầu, Em ơi đừng khóc nữa... được công chúng yêu thích.
Nhà hát cải lương Tràn Hữu Trang, thành lập tháng 6 – 1976, tiền thân từ 3 đoàn cải lương: Đoàn T4, Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Văn công Sài Gòn – Gia Định. Đoàn Văn công Sài Gòn – Gia Định đến năm 1975 đổi tên thành Đoàn Văn công thành phố Hồ Chí Minh, năm 1976 nhập vào Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Dàn diễn viên đầu tiên của Nhà hát: Hoàng Giang, Ngọc Thạch, Hữu Phước, Tấn Đạt, Ngọc Giầu, Hoàng Long, Lê Thiện, Công Thành, Bạch Tuyết... tiếp theo Phương Quang, Lệ Thuỷ, Minh Vương, út Hiền, Thanh Sang, Ngọc Lan Thanh, Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thoại Miêu, Quốc Hùng, Vũ Linh, Phương Hồng Thuỷ, Diệu Hiền, Ngọc Huyền, Thanh Vi, Phượng Hằng, Hữu Quốc, Châu Thanh, Phượng Loan, Tiến Dũng, Thoại Mỹ, Tấn Giao, Mỹ Hằng, Vũ Luân, Ngọc Tuyết... Nhà hát có đội ngũ diễn viên nổi tiếng, nhiều ngôi sao cải lương được công chúng cả nước biết tên, mỗi giai đoạn có nhiều vở diễn kinh điển cho ngành cải lương. Nhà hát có dàn kịch mục 70 vở diễn suất sắc, còn nhiều chương trình diễn xung kích của 4 đoàn, mỗi đoàn có ít nhất 60 lượt vở dựng lại, hoặc dựng mới. Số vở diễn chung của Nhà hát dựng mới và dựng lại gần 200 vở diễn, nhiều chương trình gây chấn động dư luận không đáp ứng nổi nhu cầu công chúng. Nhà hát có nhiều vở diễn nghệ thuật cao như Chim Việt cành Nam – Thể Hà Vân, Kiều Nguyệt Nga – Ngọc Cung, Dốc sương mù – Lê Duy Hạnh, Thái hậu Dương Vân Nga – Trúc Đường, Đêm phán xét – Thể Hà Vân, Cây sầu riêng trổ bông – Hoài Linh, Truyện cổ Bát Tràng – Hà Triều, Hoa phượng, Nàng Xê Đa – Lưu Quang Vũ, Đôi bờ – Lê Duy Hạnh... Sang những năm đầu thế kỷ, công chúng suy giảm, những Nhà hát từng bước xã hội hoá thành công.
Thế hệ diễn viên mới sát cánh cùng giám đốc Quốc Hùng dựng nhiều vở diễn, cấu trúc các chương trình thử nghiệm cải lương hấp dẫn công chúng doanh thu cao. Nhà hát có những giai đoạn khó khăn, gần mất vị trí trong công chúng, nhưng đã vượt qua lấy lại công chúng, luôn là Nhà hát cải lương hàng đầu Nam Bộ. Năm 2006, Nhà hát thử nghiệm dựng vở Cây tương tư 1 tỷ đồng, là chương trình cải lương có kinh phí lớn nhất trong các hình thức dựng vở từ xưa đến nay. Từ năm 2000 đến năm 2007, Nhà hát có hai đoàn, đoàn một 20 người, đoàn hai 25 người. Đoàn hai là đoàn trẻ thường đi diễn xa thành phố đến vùng sâu vùng xa, đảo Trường Sa, Phú Quốc, các tỉnh Nam Bộ. Nhiều diễn viên đi diễn vùng Đồng Tháp Mười, tiền bồi dưỡng thấp, mọi người đã hăng hái lên đường, các diễn viên còn trích lương xây dựng nhà tình thương, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhà hát có 6 NSND đa phần đã nghỉ hưu, hoặc chuyển đi nơi khác, còn nhiều nghệ sĩ ưu tú như Diệu Hiền, Hoàng Giang, Thanh Hải, Thanh Tâm, Quốc Hùng, Thoại Miêu... Các diễn viên đoạt giải thưởng Trần Hữu Trang: Tuấn Giao, Ngọc Tuyết, Hữu Quốc, Mỹ Hằng, Quỳnh Hương... Từ năm 1993 đến năm 2000, doanh thu thấp, nhiều đêm Nhà hát nghỉ diễn vì không có khán giả đảm bảo doanh thu. Nguyên nhân khi xã hội hoá sân khấu tại thành phố, thời gian đầu các bầu show và diễn viên nâng giá cát xê, làm cho nhiều đoàn đổ vỡ, thị trường sân khấu vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, tạo ra thị trường tự do cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến nghiệp dư hoá nghệ thuật cải lương. Sân khấu cải lương bị các ngôi sao kiểm soát quy định vở diễn, địa điểm, cát xê... Cuối cùng thước đo nghệ thuật và giá trị người nghệ sĩ – tính bằng cát xê. Giá trị nghệ thuật của các vở diễn – tính theo tên các diễn viên ngôi sao, qua đó hạ thấp thẩm mỹ cải lương, sa sút tình người nghệ sĩ. Thực trạng những năm xã hội hoá tự phát gây rối loạn thị trường nghệ thuật, sân khấu cải lương mất phương hướng, Nhà hát đã khắc phục:
Nhà hát Cải kương Trần Hữu Trang từng bước thoát khỏi sự phong toả, nhấn chìm của quá trình xã hội hoá nghệ thuật trong vòng quay cơ chế thị trường. Từ năm 2000 đến năm 2007, Nhà hát làm chủ công chúng, làm chủ thị trường, nhiều chương trình doanh thu 50 – 60 triệu đồng, có chương trình đạt 2000 triệu đồng. Nhà hát đã lấy lại vị trí nghệ thuật và uy tín trước công chúng những năm đầu thế kỷ mới.
Đoàn cải lương Sài Gòn II, thành lập ngày 19 – 8 – 1975, những diễn viên dầu tiên: Thanh Kim Huệ, Thanh Điền, Diệp Lang, Thanh Tuấn, Giang Châu, Lệ Thuỷ, Ngọc Bích, Thoại Miêu, Kiều Lan, Lam Chi, Mỹ Châu, Hồng Nga, Mai Lan... Đoàn có nhiều vở diễn thành công như Khách sạn hào hoa – Vũ Kim, Trần Hà, Tiếng hò sông Hậu - Điêu Huyền, ảnh lửa rừng khuya - Điêu Huyền, Nụ hôn chiều ly biệt – Thanh kim Huệ, Cây tương tư – Thanh kim Huệ... Đoàn Sài gòn II đến năm 2001 tan rã.
Đoàn Sài Gòn III thành lập ngày 15 – 8 – 1975, các diễn viên: Trường Sơn, Thuý Lan, Thanh Việt, Tài Lương, Trúc Phương, Linh Huệ, Ngân Tâm, Vương Ngọc... Những vở diễn giai đoạn đầu: Mái tóc người vợ trẻ – Trần Hà, Tiếng trống Mê Linh – Nguyến Đức Thuyết, Bên cầu dệt lụa – Thái Châu, Thái hậu Dương Vân Nga – Trúc Đường. Từ năm 1990 có các diễn viên: Văn Ngà, Ba Xây, Ngọc Nuôi, Bảo Quốc, Hùng Minh, Bích Sơn, Kiều Mai Lý, Thanh Sang, Kim Hương, Hoàng Giang... Đoàn Cải lương Sài Gòn III hoạt động đến năm 2000 tan rã.
Đoàn Hương mùa thu, hoạt động từ những giai đoạn trước đến năm 1975 thành lập lại, lớp diễn viên đầu tiên: Hiếu Liêm, Bảo Linh, Ngọc Hưng, Ngọc Hoa, Hoài Thanh... Đoàn có nhiều vở diễn truyền thống, dàn kịch mục 80 vở cải lương cổ và đương đại. Những vở cải lương giai đoạn gần nhất: Lửa phi trường – Ngọc Thu, Gánh cỏ sông Hàn – Ngọc Thụ, Con cò trắng – Thu An, Dưới đáy dòng sông (huy chương bạc năm 1995)... Đoàn Cải lương Hương mùa thu hoạt động đến năm 1998 tan rã.
Đoàn Cải lương 2 – 84, thành lập từ tháng 2 năm 1984. Đoàn tập hợp nhiều diễn viên ngôi sao đi diễn ở các nước Tây Âu, Phần Lan, Thuỵ Điển... nên lấy mốc thời gian tập hợp đoàn mang tên đoàn cải lương 2 – 84.
Đoàn có 20 diễn viên, nhiều diễn viên nổi tiềng như Diệp Lang, Thanh Nguyệt, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Bạch Tuyết, út Bạch Lan, Thanh Tòng, Ngọc Giàu, Giang Châu, Nguyên Hạnh, Lương Tuấn, Nam Hùng, Châu Thanh, Tú Chinh, Thanh Tuấn, Phương Quang, Hồng Nga, Trọng Nhân... Đoàn diễn các vở Tô ánh Nguyệt – Trần Hữu Trang, Lôi Vũ – Tào Ngu, Đời cô Lựu, áo cưới trước cổng chùa – Kiên Giang, Pha lê và cát bụi – Trương Bỉnh Tòng...
Đây là đoàn cải lương tư nhân mới ra đời xã hội hoá tự phát, là đoàn cải lương mạnh nhất Nam Bộ, tập chung những ngôi sao ca diễn ngọt mùi, xinh đẹp, nhưng hoạt động đến năm 1992 tan rã hoàn toàn vì doanh thu thấp, vì cấp phép hoạt động chậm, mọi người phải ra đi. Sự ra đi của cải lương 2 – 84, có lỗi của các tổ chức Nhà nước coi nhẹ các hoạt động sân khấu tư nhân.
Đoàn Cải lương Trung Hiếu, tiền thân là Đoàn Cải lương Ngoại thương Sở thương nghiệp thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1982, năm 1985 lên hoạt động chuyên nghiệp thuộc Sở Công an thành phố.
Nơi hoạt động của đoàn trụ sở 477 Võ Văn Tần, thuộc Quận III, thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đây đoàn thường diễn vở cũ như áo cưới trước cổng chùa, Cung gieo sông hận... từ ngày chuyển sang Sở Công an, đoàn diễn những vở mới: Sóng gió cuộc đời của Viễn Hùng, Vụ án Mã Ngưu - Đăng Minh, Lệnh truy nã - Huỳnh Bá Thành, Tình không biên giới - Đăng Minh... Đây là những vở đề tài cuộc sống mới, nhiều vở nói về chiến công người chiến sĩ công an, đoàn từng dẫn quân ra Bắc diễn doanh thu cao. Những diễn viên của đoàn: Yến Nhung, Kim Hương, Thảo Sơn, Mai Sương, Thanh Long, Hoàng Ni, Đức Tài, Đăng Minh, Quốc Thắng, Hải Quang, Hiệp Thành, Châu Thanh, Lê Xệ (hài), Phượng Mai, Thu Thảo, Hoàng Anh, Minh Phụng, Mai Ly, Thoại Hằng, Vương ánh, Cẩm Tiên, Ngân Giang, Vương Cảnh, Minh Tiến, Phượng Mai...
Đoàn Cải lương Trung Hiếu là đoàn cải lương có nhiều vở diễn nghiêm chỉnh, được công chúng yêu thích, nhưng sau năm 90, đoàn thu nhập thấp nằm trong nạn khủng hoảng công chúng của sân khấu cải lương. Năm 1993, đoàn tan rã vì nhiều diễn viên ngôi sao bỏ đoàn, mỗi người đi kiếm tiền theo ý tưởng riêng, đoàn không còn khả năng biểu diễn.
Đoàn Cải lương Tuổi trẻ, Sở Thương nghiệp thành phố hồ Chí Minh, ra đời năm 1985, đoàn có hai lần ra Hà Nội biểu diễn, doanh thu mỗi tối 20 – 30 triệu đồng. Công chúng Hà Nội thường xem đông ở sân Hàng Đẫy, một số rạp ở Hà Nội, Nhà văn hoá Hà Đông, Nhà văn hoá Công đoàn Hà Nội...
Những diễn viên chính nổi tiếng của đoàn: Mai Thanh Phượng, Hoàng Thâu, Linh Tâm, Yến Chi... Những vở diễn: Dâng trọn tình yêu, Sao mai thành phố, Hạnh phúc đắng cay, Chiều đông gió lạnh về... Đoàn hoạt động nhiều năm từ Sài Gòn ra Miền Trung, xuống đồng bằng Nam Bộ, đến năm 1990 tan rã.
Sân khấu cải lương thành phố những năm 80, có 20 đoàn biểu diễn doanh thu, là những đoàn tư nhân, gọi là tập thể nhiều đoàn có nhiều diễn viên ngôi sao, hoặc suất sắc, hoạt động nhiều năm được công chúng hâm mộ. Đây là giai đoạn hoàng kim lịch sử phát triển sân khấu cải lương trên mọi miền đất nước, nhiều đoàn cải lương tư nhân ra đời, khi mất công chúng các đoàn tự tan rã.
Một số đoàn cải lương tư nhân đồng bằng Nam Bộ ra đời giai đoạn xã hội hoá tự phát, biểu diễn doanh thu hiệu quả phục vụ được công chúng yêu thích.
Đoàn Bông dừa trắng, tỉnh Bến Tre thành lập năm 1983 từ hai ban hát tư nhân Hương Phúc, Hướng Dương, có nhiều diễn viên quen biết: Minh Phụng, Kiều Tiên, Hồ Bảy, Phương Linh, Dạ Thảo, Thảo Sương, Thanh Xuân, Kim Chi, Thanh Vũ, Thu Thuỷ, Vương Hiền, Tuyết Nga. Một số vở nổi như Bông dừa đỏ, Tiếng hò trên sông Hạ, Trên cánh đồng quê hương – Huỳnh Thị Đằng, Cánh buồm trắng... Đoàn hoạt động đến năm 1993 tan rã, số diễn viên giỏi nhập vào Đoàn Cải lương Bến Tre.
Đoàn Cải lương Hàm Luông, có các diễn viên khá nổi: Linh Kiều, Khánh Châu, Hoài Vương, Mỹ Vân, Mộng Lâm, Kim Nguyệt... Đoàn diễn nhiều vở doanh thu cao, có vở ánh đuốc đêm xuân tham dự hội diễn 1985, huy chương bạc. Đoàn Cải lương Hàm Luông tan rã năm 1985, nhưng có dàn kịch mục 46 vở, nhiều vở đề tài cuộc sống mới được công chúng yêu thích như Người đẹp suối mây – Ngô Mạn, Cô gái đội trầm hương – Ngô Mạn, Sóng nước hồn trinh – Ngọc Bé, ánh đuốc đêm xuân – Lê Huỳnh, Sơn Hậu thành – Ngọc ấn, Bửu Trì, Thanh trụ rừng gươm – Bửu Tài...
Tỉnh Bến Tre có 4 đoàn cải lương lớn, ngoài ra các huyện còn có các đoàn tự nhân Đoàn Mỏ Càng, Chợ Lách, Hoa Dừa, Châu Thành... Nhiều đoàn doanh thu cao, biểu diễn sang nhiều tỉnh đồng bằng Nam Bộ, từ 3 đến 5 năm tan rã, có diễn viên vào đoàn Nhà nước, người bỏ nghề mở quán.
Đoàn Cải lương Bông hồng vàng – bầu chủ Linh Tâm, thành lập năm 1987, tại Vĩnh Long, diễn viên có: Bảo Chung, Vũ Linh Tâm, Phương Thuỷ, Hương Giang, Vũ Hằng, ái Thanh... Đoàn có dàn kịch mục 32 vở, hoạt động đến năm 1995 tan rã, chỉ có một số vở để lại trong công chúng như Ma nữ đa tình, Chung tình, Mù thu Bạch Mã...
Đoàn Cải lương Bông hồng vàng, ít diễn viên ngôi sao, kịch bản chưa hấp dẫn nên sớm tan rã.
Đoàn Linh Thanh, bầu chủ Chiều Linh. Đoàn thành lập năm 1990, diễn viên có:Chiêu Linh, Thanh Loan, Kiều Trang, Vũ nam, Thanh Thanh, Thái Linh... Đoàn diễn các vở: Vụ án Mã ngưu, Tuổi thơ lưu lạc, Hành khất đại hiệp, Bạch nhạn thần chưởng... Những vở diễn của đoàn phần lớn là vở cải lương kiếm hiệp, do phương hướng không rõ, ít diễn viên nổi, đoàn tan rã năm 1997.
Đoàn Cải lương Rạng đông, ra đời năm 1992, tại tỉnh Trà Vinh. Bầu chủ gia đình Năm Linh, diễn viên: Hồng Trẻ, Linh Hằng, Tài Loan, Hiếu Luận, Linh Vương, Thuỳ Trang... Những diễn viên không nổi lắm, nên mỗi lần diễn mời thêm các diễn viên ngôi sao thành phố như Vũ Linh, Tú Sương... doanh thu cao. Đoàn cố bám trụ đến năm 2000, ví công chúng suy giảm đến mức không đủ chi, Đoàn Rạng đông tan rã.
Đoàn Hương Miền Nam, đầu tiên là đoàn Tiếng hát Vũ Linh, do Vũ Linh bầu chủ, diễn viên có Tú Sương, Dạ Thảo, Mai Lý... sau đổi thành Hương Miền nam, ra đời năm 1992 đến năm 1994 tan rã tại Cần Thơ. Đoàn Hồng Nhung ra đời năm 1992 tại Cần Thơ, diễn viên có Thanh Nam, Chế Tâm, Tuấn Sơn, Mỹ Hạnh, Lệ Hương, Diễm Hoàng... Đoàn diễn các vở: Tuyệt tình ca, Hoả sơn thần, Sát thủ song đao... Tuy ít diễn viên nổi, nhưng dựng vở kỹ, biết doanh thu, Đoàn tồn tại đễn năm 2007 còn lưu diễn ở đồng bằng Nam Bộ.
Đoàn Cải lương Tây Đô, là đoàn Nhà nước từ chiến khu trở về tỉnh Cần Thơ thuộc Sở Văn hoá Thông tin quản lý. Đoàn ra đời năm 1965, giai đoạn chiến tranh vừa biểu diễn làm thông tin tuyên truyền thuộc Ban tuyên huấn tỉnh. Từ năm 1992, đoàn có lớp diễn viên mới: Văn Nam, Vương Vũ, Thảo Vân, Phượng Loan, Ngân Vương, Mỹ Dung, Linh Thảo, Vương Châu, Diệp Tĩnh... Đoàn có nhiều vở diễn tham dự Hội diễn sân khấu, những vở đề tài cuộc sống mới như Loài hoa không tên, Đứa bé không tên, Bản tình ca đêm chơi vơi, Gió ngược chiều, Huyền thoại một tình yêu, Mùa xuân... Phần lớn là kịch bản Ngô Hoàng Khanh và Liên Tâm. Đoàn Cải lương Chuông vàng là đoàn tư nhân, thành lập năm 1967, từ căn cứ giải phóng, sau về tỉnh Sóc Trăng hoạt động biểu diễn khá lâu. Những diễn viên giai đoạn đầu: Vương Châu, Quốc Phương, Như Hạnh, Hoàng Đông... Những vở diễn của đoàn: Gươm Thiêng, Thời loạn, Hai mươi năm một chuyện tình, Nỗi đau năm tháng... Đoàn Cải lương Chuông vàng hiện còn hoạt động...
Sân khấu cải lương đồng bằng Nam Bộ phát triển rất mạnh, vì phường xã có quyền cấp giấy phép hoạt động, nên mỗi tỉnh có 15 – 20 đoàn. Trước tình hình ấy, năm 1993 Bộ Văn hoá có lệnh bãi bỏ các phường xã cấp phép hoạt động biểu diễn cho các đoàn cải lương đồng bằng Nam Bộ. Sân khấu cải lương dần đi vào thế ổn định các đoàn và hoạt động biểu diễn.
1.2.Sân khấu cải lương Miền Bắc.
Sân khấu cải lương Miền Bắc từ năm 1985 đến 2000, còn nhiều đoàn cải lương Nhà nước do các Sở Văn hoá thông tin quản lý. Nhưng tính theo số đoàn đã suy giảm, vì có 2 đoàn sát nhập thành Nhà hát Cải lương Hà Nội, thì Đoàn Cải lương Chuông vàng, Kim Phụng không tách biệt nhau là những đoàn độc lập. Từ năm 1993, dù trong cùng Nhà hát vẫn là hai đoàn tham dự hội diễn, mỗi đoàn có vở riêng, nhưng đến năm 2000, tham diễn chung một vở gọi là Nhà hát Cải lương Hà Nội. Nghĩa là sau khi ông Ngọc Dư nghỉ hưu, thì Cải lương Hà Nội chỉ còn một đoàn của Nhà hát, còn trước đây ông Ngọc Minh một đoàn, Ngọc Dư một đoàn, Hội diễn nào Nhà hát cũng có hai vở diễn của hai đoàn mang thương hiệu riêng, so tài với nhau. Thế mới hay cách quản lý nghệ thuật, tưởng sát nhập vào đầu mối giảm đi, nhưng chẳng có tác dụng gì.
Đoàn Cải lương Bông sen trắng Nghệ An, sau hội diễn năm 2000, không đoạt giải liền bị giải thể, Nghệ An chỉ còn Đoàn dân ca tiến lên Nhà hát Dân ca Nghệ An. Sau buổi tham dự hội diễn năm 2000, Đoàn Cải lương Bông sen trắng vở Đối mặt với thời gian, tin từ Ban giám khảo lọt ra ngoài đoàn không đoạt giải. Ông đoàn trưởng là nghệ sĩ diễn viên, đạo diễn Đào Quý Phi nói là ốm nặng, ngất sỉu, bị choáng. Dù ông trưởng đoàn lâm bệnh đáng thương thế nhưng không thể thay đổi tình hình, qua sự ngất sỉu của ông đúng là phải “đối mặt với thời gian” như đòn trừng phạt định mệnh, không đoạt giải sẽ không tồn tại. Sự quản lý nghệ thuật là thế, một hiện tượng tương tự, Đoàn Cải lương Hoa Mai dự hội diễn năm 2000, đoạt giải bạc quá may mắn, vì ở nhà chuẩn bị giải thể, nhưng mang giải thưởng về đã được tồn tại, đến năm 2007, dù lực lượng diễn viên yếu nhưng đoàn tỏ ra lạc quan trụ vững. Các đoàn cải lương Bắc giảm sút một số đoàn tan rã, một số đoàn sát nhập vào Nhà hát, hoặc các dơn vị nghệ thuật tổng hợp gọi chung là Nhà hát. Những đoàn cải lương Bác giai đoạn cực thịnh từ 1985 đến 1990, có nhiều đoàn tư nhân nhưng không đáng kể bởi tổ chức và diễn viên chưa chuyên nghiệp như các đoàn: Đoàn Cải lương Nhân dân Hải Dương, Đoàn Cải lương Sông Tô, Đoàn Trưng Vương, Đoàn Bông huệ trắng... Đoàn lâu nhất là đoàn Nhân dân Hải Dương ra đời năm 1993 đến năm 1996 tan rã, Đoàn Bông huệ trắng – phụ trách là bà Vũ Thị Huệ cán bộ Viện Văn hoá - Bộ Văn hoá. Đây là thời gian bà sắp nghỉ hưu nên chân trong chân ngoài, đứng ra tổ chức đoàn, có lẽ đây là một đoàn tư nhân tổ chức khá chặt chẽ. Đoàn có đoàn trưởng, đoàn phó: Vũ Thị Huệ trưởng, Lê Canh phó. Tổng số diễn viên 25 người, lương tháng 250.000đ/người, lương thấp nhất là 125.000đ/người, đây là thời điểm năm 1991, đoàn trả lương cho diễn viên. Vào thời gian này nhiều đoàn cải lương tư nhân tan rã, sự tồn tại của đoàn như một bí quyết thành công về phương pháp quản lý doanh thu. Diễn viên của đoàn không ổn định, có thể tăng cường mời các nghệ sĩ từ đoàn Nhà nước vào diễn, đoàn chỉ có mấy diễn viên trụ cột. Thu Bảy, Thanh Hoa, Đoàn Trúc, Trung Thành, Phương Quyên... Đoàn dựng và diễn một số vở: Hai dòng sữa mẹ, Hai ngàn ngày oan trái, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Dưới mái Tây Hiên...
Phương thức hoạt động của đoàn, trả lương theo đêm diễn, còn mức lương nêu trên là lương bảo hiểm hàng tháng, nếu ai ốm đau sẽ được hưởng. Hình thức dựng vở 1,5 triệu đồng một vở, thời gian từ 5 đến 7 ngày hoàn thành, đoàn đi diễn những nơi ít đoàn đến lưu diễn – xoá những điểm trắng hưởng thụ nghệ thuật của công chúng, chỉ ở đó mới có mức thu cao. Tuy vậy, đoàn thành lập năm 1990 đến năm 1993 tan rã.
Những đoàn cải lương tư nhân Miền Bắc, không có diễn viên ngôi sao, biểu diễn các đoàn hầu hết phải đến các vùng sâu vùng xa như Đoàn Cải lương Nhân dân Hải Dương thường lên Apatít Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Yên, Bảo Đài... Đoàn Sông Tô của Bảo Chân con gái ông Tuấn Sửu làm bầu thường đi diễn ở Nghệ An, Nông trường Đồng Giao, Sông Hiếu, Quảng Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang... Đoàn Trưng Vương, Quận Hai Bà do ái Thân làm chủ thường diễn ở Nhà Văn hoá quận, Thị xã Hà Đông, ra Quảng Ninh... Những đoàn cải lương tư nhân phía Bắc, hoạt động đến năm 1995 tan rã, vì không có công chúng, không đủ vốn hoạt động lâu dài.
1.3.Cải lương Miền Trung
Sân khấu cải lương Miền Trung xưa không phát triển, các đoàn cải lương Miền Trung ra đời xuất phát từ các đoàn cải lương Nam, thường pha trộn một vài diễn viên Miền Nam tham diễn. Nhưng vào giai đoạn hoàng kim nghệ thuật cải lương Miền Trung có một trang sử rực rỡ, cải lương Miền Trung do người Miền Trung làm chủ, có phong cách riêng không phụ thuộc vào cải lương Nam Bộ. Đây là giai đoạn rực rỡ của cải lương Miền Trung, nhưng chỉ như ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn chói lọi rồi vụt tắt không có bình minh. Các đoàn cải lương Miền Trung có số diễn viên đông, Nhà nước quản lý, ngoài ra còn các đoàn tư nhân các tỉnh có diễn viên Miền Nam hoặc đoàn trưởng là người Miền Nam, nhưng chỉ là cá biệt, những đoàn lớn, diễn viên đông là của cải lương Miền Trung, do người Miền Trung làm chủ.
Đoàn Cải lương Hoa biển, thành lập 20 – 10 năm 1977 tại Ninh Khánh, là đoàn cải lương do Sở Văn hoá thông tin tỉnh Phú Khánh quản lý. Tiền thân của đoàn hợp thành từ bốn đoàn cải lương tư nhân: Quốc Hương, Kim Chưởng, Ninh Khánh, Sông Dinh, nhập lại trước giải phóng gọi là Đoàn Cải lương Ninh Khánh. Vào tháng 1 – 1986, đoàn đổi tên thành Đoàn Cải lương Hoa biển, nếu tính về lịch sử tiền thân các đoàn cũ ra đời những năm 50, qua nhiều biến đổi quản lý: đoàn tư nhân - đoàn lập thể 1975, đoàn quốc doanh 1980... đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Đoàn có lớp diễn viên đầu tiên: Thanh Hằng, Khánh Tuấn, Tài Linh, Quang Tuấn, Minh Phượng, Tuấn Vương, Trà Trí, Hồng Sỉu, Cẩm Vân, Mỹ Hoàng, Hồng Hạnh... Đoàn diễn các vở từ 1980 – 1985: Lục Vân Tiên – Trường Vũ, Thoại Khanh Châu Tuấn – Trường Vũ, Lửa thiêng trên đảo vắng – Lê Nhị hà, Ngôi sao biển – Lê Bá Sinh, Truyện cổ Bát tràng – Văn Biển, Kỷ niệm tình yêu – Thế Khoa... Giai đoạn 85 – 90 có các vở: Tiếng đàn thủa xa xưa – Lê Nhị Hà, Minh Lý, Công chúa Sa Mi – Lưu Mộng Long, Tìm lại cuộc đời, Thâm cung huyết lệ – Phạm Ngọc Sơn... Đoàn Cải lương Hoa biển là đoàn mạnh của sân khấu cải lương Miền Trung, nhiều lần ra diễn tại Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc. Đoàn hoạt động đến năm 1993 tan rã.
Đoàn Cải lương Hoa biển có dàn kịch mục 35 vở,đề tài lịch sử, đề tài cuộc sống mới 20 vở, chưa kể những vở diễn của đoàn từ trước giải phóng, hoặc từ năm 1975 đến năm 1993, số vở diễn là 50 vở. Đây là đoàn cải lương được Nhà nước đầu tư, có phong cách cải lương Miền Trung, nhưng vào giai đoạn doanh thu thấp, đoàn không thể tồn tại khi Nhà nước không hỗ trợ kinh phí, đoàn tan rã năm 1993.
Đoàn Cải lương Sông Hàn, thành lập 1 – 7 – 1977, gồm ba đoàn tư nhân: Lý hương thu, Tuý nguyệt, Bảo toàn, đây là tên các bầu chủ, đồng thời là tên các đoàn cải lương. Những đoàn này hoạt động từ năm 1970, năm 1975 nhập thành hai đoàn: Sông Hàn I, II. Năm 1981, sát nhập lại là Đoàn Cải lương Sông Hàn.
Đoàn Cải lương Sông Hàn có 54 người, 22 diễn viên,còn lại là hành chính, do Nhà nước bao cấp nên số người ăn theo chiếm 50%. Từ năm 1977 – 1987, đoàn có các diễn viên: Thiên Nga, Hải Như, Linh Phụng, Thảo Sương, Linh Sơn, Nguyễn Thiện, út Hậu, Thiên Nga, Hải Thụ, Nhật Cường, Hoàng Khanh, Ly Lan... Những vở diễn của đoàn: Chiếc nhẫn ngọc – Tuấn Vinh, Thái hậu Dương Văn Nga – Trúc Đường, Gió bụi biên thuỳ – Hoàng yến, Âm mưu tình yêu – Huy Uẩn chuyển thể, Khát vọng mùa xuân – Châu Thuận, Dòng suối mang tên em – Phan Minh, Đôi dòng sữa mẹ – Ngọc Phương, Doãn Châu, Lưu Quang Vũ, Đất sống của người – Lưu Quang vũ, Nước mắt và bạo lực – Ngọc Tranh, Nửa đời hương phấn – Hà Triều, Hoa phượng...
Đoàn Cải lương Sông hàn đã tham gia các hội diễn sân khấu, nhiều lần ra Bắc, lên Tây Nguyên tham diễn, doanh thu cao. Đoàn do Sở Văn hoá bao cấp, có phong cách ca diễn riêng, dựng nhiều vở mang phong cách cải lương Miền Trung, nhưng sau nhiều năm doanh thu không đủ chi, năm 1996 đoàn tan rã.
Sân khấu cải lương Miền trung còn nhiều đoàn tư nhân như Sông Hương I, II, Sông Trà, Phú Yên, Hoa Bơ Lăng... nhiều tỉnh như Phúc Khánh, Thừa Thiên Huế có ba bốn đoàn, cả Miền Trung có 13 tỉnh thường xuyên có 15 (2)đoàn cải lương Nhà nước và tư nhân biểu diễn khắp nơi, ra Bắc, vào Nam, sang Bà Rịa – Vũng Tầu... Sân khấu cải lương Miền Trung có một giai đoạn cực thịnh, phát triển cùng cải lương cả nước, nhưng khi chuyển sang thời kinh tế thị trường các đoàn lần lượt tan rã đến năm 1997 Miền Trung không còn cải lương. Đồng bào Mìên Trung lại thường xuyên xem cải lương từ các đoàn Miền nam ra như Đồng Nai, Đồng Tháp, Sài Gòn I, Vũ Linh, Tây Đô... Cải lương Đồng Tháp gắn bó thường xuyên với khán giả Miền Trung, mỗi .......................................................................................................................
(2) Theo SKTP số ra ngày 13 – 12 - 1996
năm một lần lưu diễn dọc miền duyên hải và các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Nha Trang... Sân khấu cải lương Miền Trung, đã một thời làm nên lịch sử là mảnh đất cải lương, có công chúng và những đoàn cải lương mạnh như nhiều đoàn cải lương các tỉnh. Nhưng sau nhiều năm các đoàn tan rã do các tỉnh chưa đầu tư cho sân khấu cải lương Miền Trung, dù công chúng còn mong muốn.
1.4.Sân khấu cải lương qua các hội diễn.
Suốt thời kỳ đổi mới có nhiều cuộc Hội diễn sân khấu toàn quốc, Hội diễn sân khấu 1985, kết thúc thời kỳ quan liêu bao cấp đẻ ra nền sân khấu ngợi ca một chiều, những tiết mục cúng cụ, nhiều vở diễn nói một phần hiện thực mới chỉ là những ám chỉ cạnh khoé. Đến Hội diễn 1985, mở đầu bằng những vở diễn nói thẳng nói thật, không úp mở, bóng gió xa xôi. Sân khấu tâm sự cùng công chúng, mở đầu kỷ nguyên sân khấu mới, sân khấu phê phán, phản ánh hiện thực mới.
Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Sân khấu Hội diễn 1990 là thời gian kinh tế “khủng hoảng, đời sống khó khăn”, sân khấu tự quản do các đoàn tự thu chi(3) theo nhận định chính thức của một thành viên Ban tổ chức. Nhưng tham dự Hội diễn đông, nhiều đòan, nhiều vở diễn nhất trong lịch sử Hội diễn sân khấu Việt Nam. Số đoàn tham diễn 80 đoàn, 92 vở diễn của các thể loại chèo, tuồng, kịch nói, múa rối, kịch dân ca, cải lương, cùng 4000 diễn viên. Ban giám khảo trao tặng 657 giải thưởng, theo nhận định của Ban tổ chức hội diễn là: thành công tốt đẹp. Liên hoan mang hơi thở cuộc sống, nhiều nhân vật trong những vở cải lương bị lên án hành động phi nhân tính – tỏ thái đọ kêu gọi bảo vệ chân lý. Phải nói hội diễn như một thông điệp chuyển hoá xã hội, trước sự nghiệp đổi mới tác động đến vận mệnh quốc gia. Cải lương Bắc có các đoàn:
Đoàn Cải lương Hải Phòng. Sau bức màn nhung, Vũ Hải, Đoàn thanh Hoá vở Hai ngàn ngày oan trái – Lưu Quang Vũ, Nhà hát cải lương TW vở: Khi thành phố lên đèn – Trang Phượng (Ngọc Phương), Trả giá cuiộc đời – Chiến Thạc, Ngọc Hồ, Đoàn Cải lương Hùng Vương (Vĩnh Phú) vở Tàn héo những ước mơ - Chiến Thạc, Đoàn Cải lương Hoa Mai vở Ông thánh sinh đôi – Tất Đạt, Đoàn Cải lương Bông sen trắng vở Xôn xao rừng quế – Phan Lương Hảo, Đoàn Chuông vàng vở Vòng hào quang tội lỗi – Phùng Dũng, Đoàn Cải lương Kim Phụng vở Vụ án một Vương Phi – Vũ Đình Phòng,
..............................................................................................................................
(3)Theo NSHD Ngọc Phương báo cáo tại Viện sân khấu 15 – 3 - 1993
Đoàn Cải lương Quảng Ninh vở Bỉ vỏ – chuyển soạn Võ Khắc Nghiêm, Đoàn Cải lương Kim Phụng vở Khi tình yêu đã chết – Anh Biên, Đoàn Chuông vàng vở Hoa quỳnh trong phủ chúa – Phùng Dũng, Đoàn Cải lương Thái Bình vở Tiếng hát Cao Nguyên – Ngọc Thụ, Đoàn Cải lương Hà Nam Ninh vở Nỗi đau người mẹ – Vũ Hải. Đoàn Cải lương Thanh Hoá vở Ngai vàng rung chuyển.
Đây là hội diễn thể hiện sức mạnh kinh tế và nghệ thuật của các đoàn cải lương do Nhà nước bao cấp, còn nói là kinh tế khó khăn thì lúc nào nhân dân ta cũng khó khăn như hiện nay 20% số dân thành thị có ô tô, 90%có xe máy, trung bình mỗi nhà có hai xe máy, nhưng đời sống vẫn khó khăn. Lại nói về Hội diễn sân khấu năm 1990, là năm cuối thời kỳ hoàng kim sân khấu cải lương, đến năm 1993, công chúng suy giảm mạnh, sân khấu khủng hoảng, nhưng kinh tế không khủng hoảng vì thế các đoàn mới đua tranh nhiều đoàn diễn haivở tham dự hội diễn. Những hội diễn sau nhiều đoàn không đủ khả năng tham dự, hầu hết các đoàn chỉ cố gắng dự thi một vở cho có mặt trình làng, còn kinh phí ít không có thời gian dựng công phu.
Hội diễn 1990, tiếp tục sân khấu phê phán, tâm sự cùng công chúng, những vở đề tài cuộc sống mới lên án mạnh mẽ hơn, phê phán lối sống phi nhân tính của lớp người mới xuất hiện thời kỳ đổi mới. Quan chức, thường dân, mỗi người có một lối sống riêng vì lợi ích của bản thân, phá bỏ phẩm giá con người, sẵn sàng trà đạp lên tất cả. Mỗi vở cải lương như một thông điệp xã hội về những mảng tối, thân phận mỗi con người bị đe doạ bởi lối sống xô bồ thiếu định hướng của xã hội mới. Các tác giả không mô tả những nhân vật thánh thiện, những người tốt việc tốt, những con người hoàn thiện như sân khấu ngợi ca. Sân khấu ngợi ca và nền văn học ấy, sau giải phóng nhiều độc giả nứơc ngoài phát biểu cảm tưởng rằng “đọc truyện của các bạn như những ông thánh nói chuyện với nhau”. Khi chuyển sang sân khấu phê phán, các tác giả không mô tả những nhân vật anh hùng, những sự kiện nỏi bật, mỗi vở phản ánh những câu chuyện đơì thường, đây là bước đổi mới văn học kịch và sân khấu cải lương về đề tài cuộc sống, nhân vật trong những vở diễn, đến cùng khán giả sáng tạo và tâm sự. Vở Nỗi đau người mẹ (Nỗi đau tình mẹ –Vũ Hải), là vở diễn xúc động kể chuyện về một người mẹ có nhiều con, đứa nào cũng giàu có, nhà lầu, xe máy sang trọng, nhưng nghĩa vụ nuôi mẹ thì cắt lân nhau, cãi nhau đùn đẩy nhau để kết cục người mẹ phải ra đường xin ăn và bị ô tô đâm chết. Đó là một thông điệp về sự tha hoá đạo đức truyền thống dân tộc của lớp người thời kỳ đổi mới, vở diễn chỉ kể chuyện trước công chúng khiến họ phải rơi lệ. Qua những vở diễn sân khấu Miền Bắc năm 1990, một số người đã tổng kết các nhân vật sân khấu 5T: tội tình tù tử tắc. Sự bế tắc số phận lớp người mới, mất phương hướng hành động sống, họ như con thiêu thân lao vào vòng xoáy đổi mới làm giàu, sống sa đoạ rơi vào vòng tội lỗi. Sự bế tắc của các nhân vật như chính xã hội những năm đầu đổi mới, xã hội chưa ổn định, chưa có mô hình kinh tế mới, các nạn vỡ hụi, lừa đảo, sập quỹ tín dụng... nhân dân hoang mang giao động, bon xã hội đen hoành hành ngang nhiên ngay giữa ban ngày. Những bế tắc ấy ngay các tác giả còn chưa có cách giải quyết trong mỗi vở diễn. Các tác giả chỉ tố cáo, lên án, phơi bày sự thật, những mặt trái con người, xã hội, công lý đảo điên để mọi người biết những thông điệp cảnh báo.
Sân khấu cải lương Nam, chuyển biến mới hơn, các tác giả lên án cơ chế bao cấp bảo thủ, thiếu định hướng phát triển xã hội đang là lực cản bước tiến của lớp người mới. Dù lớp người thời mở cửa, cũ mới, già trẻ, thành tích đầy mình. Lớp trẻ trí tuệ... mỗi người mỗi vẻ có tiến bộ và tội ác, người bảo thủ phạm tội... Nhiều vở cải lương đương đại nhấn thẳng vào sự thật mô tả hiện thực xã hội, lớp người mới họ đang hoạt động đổi thay xã hội. Hội diễn sân khấu đợt V tại thành phố Cần Thơ, ngày 22 – 12 – 1990 có 10 đoàn cải lương Nhà nước và tư nhân tham diễn.
Đoàn Sông Hậu I, vở Bản tình ca đêm chơi vơi – Ngô Hồng Khanh, Đoàn Tiếng ca trung hiếu, vở Tình không biên giới, Đoàn Sông Tiền vở Đừng quên kỷ niệm, Đoàn Cửu Long vở Quay về kỷ niệm, Đoàn Châu Long (An Giang) vở Nữ chúa phù Nam, Đoàn Tuổi trẻ (TPHCM) vở Yêu anh từ độ ấy, Đoàn Thanh Nga vở Dòng sông dĩ vãng, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang vở Kẻ ngoại tình, Đoàn Cải lương Hương mùa thu vở Cánh cửa trái tim.
Những vở cải lương của các đoàn 100% đề tài cuộc sống mới, nội dung phản ánh những câu chuyện ngày thường. Các vở diễn phê phán sự sa ngã của lớp người mới trước sự cám dỗ tiền tài, gái đẹp, địa vị, họ phản bội lại chính mình, cả truyền thống gia đình cách mạng... như vở Quay về kỷ niệm, Đừng quên kỷ niệm, Kẻ ngoại tình. Các tác giả hé mở nỗi lo toan trăn trở về sự tồn tại một xã hội tương lai, dù có lớp trẻ tài năng đang tìm đúng hướng chuyển hoá xã hội, đây là nhân tố mới nhưng họ đang bị trói buộc qua sự đổi mới thiếu định hướng, chậm phát triển trước thực tiễn. Sân khấu Hội diễn 90, có những vở diễn hầu hết đáp ứng mạch đập công chúng, sân khấu: đích thực – sân khấu giải trí – sân khấu thương mại. Ngày ấy, mọi người quan niệm sân khấu thương mại là xấu, là yếu kém, quả có một số vở diễn của một số đoàn tư nhân yếu kém về nội dung, nhưng không thể quan niệm sân khấu thương mại là xấu. Ngày nay, có những vở diễn sân khấu thương mại là diễn phúc bởi nó vực dậy cả đoàn có đời sống bằng doanh thu, khi cả nước đi buôn thì không còn quan niệm thương mại là xấu. Những vở diễn xấu, hoặc yếu kém là từ nội dung, hoặc vi phạm những nguyên tắc thẩm mỹ, ngay những vở diễn sân khấu chính luận yếu kém, hoặc vi phạm sẽ là những vở xấu, đâu có thương mại là xấu.
Thường nói tới sân khấu thương mại là sân khấu doanh thu, các đoàn cải lương Nhà nước, tư nhân diễn doanh thu đã có những vở mới là sân khấu đích thực được công chúng đồng tình. Nhiều vở sau hội diễn không bị đóng gói bỏ vào kho, có số vở diễn vài ba trăm đêm, là bước tiến mới sân khấu cải lương sau hội diễn, không cón khoảng cách với khán giả. Nếu hội diễn 85, sân khấu phê phán, không lối thoát, đến Hội diễn 90, hé mở ánh sáng le lói cuối đường hầm tin vào lớp trẻ tài năng, bản lĩnh trí tuệ. Nhiều người gọi đó là sân khấu đích thực, nói những chuyện đời thường, hé mở niềm tin ở phía trước, dù là mong manh, đó là những nhân tố tích cực hướng vào sự nghiệp đổi mới. Đây là từng bước chuyển biến thực tiễn xã hội chuyển vào các vở diễn sân khấu cải lương,dù các tác giả Mìên Bắc còn phê phán nặng hơn. bế tắc,, thì các vở diễn cải lương Nam đã hé mở có hướng mới. Hướng mới ấy đến Hội diễn sân khấu 95, càng sáng tỏ hơn qua các vở diễn mới.
Hội diễn sân khấu toàn quốc 95, có số diễn viên, số đoàn so với năm 1990 đã suy giảm, số người tham diễn 3000 người, 78 đoàn, 83 vở diễn. Ban giám khảo trao tặng 237 huy chương vàng, 278 huy chương bạc cho diễn viên các đoàn tham diễn.
Các đoàn Cải lương Bắc tiếp tục sân khấu phê phán, nhưng từ những vở diễn tại Hội diễn 90, hé mở niềm tin ở xã hội tương lai thì Hội diễn 1995, là một lối thoát khẳng định đổi mới là tất thắng, mô hình chuyển đổi kinh tế, hướng đi đã rõ ràng như vở Ai tỉnh ai điên, tác giả Sĩ Hanh, chuyển thể Huy Uẩn, tác giả kể lại câu chuyện trong một gia đình, mỗi người sống theo ý thích riêng của mình, không ai quan tâm đến ai. Người ông là đại tá về hưu có bảng vàng thành tích làm chỗ dựa cho thế hệ tương lai, ông bị họ lợi dụng lao vào cuộc chiến. Đó là câu chuyện ông Việt bố chồng Hà người con dâu làm giàu cho cả gia đình, cô quan niệm đó là đổi mới. Tác giả trình bầy những mâu thuẫn xung đột giữa các nhân vật về quan niệm của mỗi người trong cơ chế thị trường, ai tỉnh ai điên trước hiện thực mới. Chiến chồng Hà chỉ lo công việc quan liêu đến mức chẳng biết gì về cuộc sống gia đình, Dũng con của Hà và Chiến lại tự lập bằng cách tự đi bơm xe đạp để kiếm sống. Mỗi người một lối sống riêng âm thầm giữa dòng đời xuôi ngược của xã hội đang đổi mới vỡ tung từng mảng, mọi người đua chen trước thời cuộc, Hà là mẫu người “đổi mới ấy”. Hà cho rằng có tiền là có tất cả, cô buôn bán bất dộng sản, lợi dụng kẽ hở để làm giàu, cuối cùng bị phá sản cô trở thành kẻ điên dại. Kết thúc vở diễn tác giả có hướng giải quyết để mọi người suy ngẫm lại mình ai tỉnh ai điên, có nhân tố mới hành động đúng, cháu nội ông Việt, cô con dâu cùng lớp thanh niên hướng tới tương lai đổi mới đúng hướng bảo vệ truyền thống và xây dựng quê hương mới. Những vở hội diễn cải lương Bắc không phơi bày bỏ ngỏ sự thật đen tối phũ phàng, mà hướng tới tương lai khẳng định đổi mới một mô hình xã hội mới của nền kinh tế thị trường. Dù đổi mới đến đâu mọi người phải giữ lấy những gì là phẩm giá con người truyền thống đạo đức văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng là hành trang vào đời đổi mới. Đoàn Cải lương Thanh Hoá vở Con đò của mẹ – Hoàng Ân, Đoàn Cải lương Quảng Ninh vở Người sót lại của rừng cừu, Nhà hát Cải lương Việt Nam vở Ngọc chính tâm – Ngọc Thụ, Đoàn Cải lương Hải Phòng vở Vẫn chưa muộn – Sĩ Hanh, Đoàn Cải lương Nghệ An vở Ngọn lửa truyền đời sau – Hoài Giao, Đoàn Cải lương Hùng Vương vở Chuyện tình Âu Lạc – Phùng Dũng, Đoàn Cải lương Thái Bình vở Oan khuất một trời... Đến Hội diễn 95, cải lương Bắc phân tán hướng đề tài vở diễn, những vở lịch sử, những vở chống tham nhũng, những vở đề tài chiến tranh, nêu cao truyền thống cách mạng... Sân khấu cải lương Bắc chuyển hướng đề tài, sau Hội diễn 95, đến Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 2000, càng lộ rõ những yếu điểm của tác giả cải lương Bắc về sự già cỗi, hoặc khôn ngoan ngại va chạm và dư luận.
Hội diễn sân khấu cải lương đợt II năm 1995, tại thành phố Hồ Chí Minh, có 17 đoàn tham diễn, với 700 người tính cả nhân viên hậu đài... vào dự thi. Nhiều vở diễn phản ánh hiện thực cuộc sống mới không mãnh liệt như hội diễn 90, bắt đầu phân tán nội dung đề tài, hé mở thân phận con người sau chiến tranh, hoặc cảnh tỉnh mọi người trong lối sống ứng xử mới như các vở: Loài hoa không tên, Đoàn Cải lương Tây Đô, tỉnh Cần Thơ, Nỗi đau năm tháng, Đoàn Cải lương Chuông vàng, tỉnh Sóc Trăng, Bản tình ca quê mẹ, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Quê hương và mẹ, Đoàn Cải lương Bến tre, Nước mắt người tình, Đoàn Văn công Đồng Tháp, Chỉ là kỷ niệm, Đoàn Cải lương Long An, Giấc mộng không tên, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Bóng biển, Đoàn Cải lương Hương Tràm, Yêu người hát dân ca, Đoàn Cải lương ánh hồng, Trà Vinh, Khu vườn của ngoại, Đoàn Sài Gòn III, Nước mắt đen, Đoàn Sài Gòn I, Không là cát bụi Đoàn Văn công thành phố, Dưới đáy dòng sông, Đoàn Cải lương Hương mùa thu, Sóng cuộn tình đời, Đoàn Cải lương Tiếng hát Tiền Giang, Đèn đêm nhỏ lệ, Đoàn Cải lương Thanh Nga... Hội diễn có hai đoàn cải lương tư nhân tham dự là Thanh Nga, Hương mùa thu đồng giải ba. Các đoàn cải lương tư nhân tham dự hội diễn đoạt giải thấp, hoặc có lần còn những vở kém, họ so tài vào đây có vẻ lạc điệu vì quen lối diễn ngoài sân bãi. Những vở cải lương trong hội diễn là những vở khẳng định sức mạnh nghệ thuật, các đoàn Nhà nước đầu tư đồng bộ về sân khấu, nội dung vở diễn, nghệ thuật diễn, âm nhạc, mỹ thuật, phục trang... là những vở diễn học thuật, có tính định hướng thẩm mỹ sân khấu. Phải đợi đến Hội diễn sân khấu những năm đầu thế kỷ mới, sân khấu tư nhân phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam họ mới có vở diễn đua tài cùng các đoàn Nhà nước.
Hội diễn sân khấu 1995, chủ đề vở diễn bắt đầu phân tán về các hướng đề tài không tập chung phản ánh hiện thực xã hội như hai Hội diễn 1985 – 1990, đây là hai Hội diễn mạnh nhất trong lịch sử các Hội diễn sân khấu của Hội nghệ sĩ sân khấu và Bộ Văn hoá. Theo các hướng đề tài, phản ánh hiện thực xã hội mới, Hội diễn năm 2000, sân khấu khẳng định xã hội đổi mới thành công, mô hình xã hội đã rõ, dù còn thiếu nhiều điều luật, giải pháp phát triển đời sống dân sinh và các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhưng mọi người đã tỉnh sau “giấc mộng đổi mới”. Sân khấu bắt đầu ổn định, ổn định trong sự giảm sút công chúng, ổn định trong phương thức phản ánh hiện thực, nhiều vở diễn từ hội diễn bắt đầu xa lánh người bạn tâm sự đích thực của mình là công chúng. Các đoàn dựng vở diễn xong cho vào kho, không phải những tiết mục cúng cụ nhưng chẳng ai muốn xem nhất là những đoàn cải lương Bắc. Nhiều đoàn cải lương Nam vở dự hội diễn một đằng, doanh thu diễn số vở khác. Dù sân khấu cải lương Nam còn theo sát hiện thực, có vở nói thẳng nói thật, được công chúng đồng tình nhưng chỉ là số ít.
Hội diễn sân khấu cải lương năm 2000, tại thành phố Hồ Chí Minh, cải lương Bắc 9 đoàn tham diễn 9 vở, 8 vở viết về đề tài lịch sử, 1 vở viết về cuộc sống mới. Cải lương Nam 12 đoàn tham diễn 12 vở, có một vở viết về cuộc sống hiện tại, 11 vở hồi ức chiến tranh, nỗi ám ảnh của con người sau chiến tranh họ sống như thế nào không mắc vào vòng tội lỗi, hoặc gục ngã trước hiện thực phũ phàng. Hội diễn có 825 diễn viên tham gia, ngầm thông báo hồi sinh đôi chút so với các hội diễn trước. Những thông tin về số đoàn, số vở diễn, nội dung đề tài... Cho thấy Hội diễn sân khấu năm 2000 có nhiều ngã rẽ không tập chung phản ánh hiện thực mới như hội diễn năm 85 – 90. Hội diễn năm kết thúc thế kỷ XX, tiếp tục những ngã rẽ của Hội diễn sân khấu 1995. Mỗi Miền cải lương theo một đường hướng riêng, cải lương Bắc xa lánh hiện thực phũ phàng trốn vào đề tài lịch sử, nói cạnh khoé một chút, lại lấy xưa nói nay. Nhiều tác giả phàn nàn cho là chế độ kiểm duyệt quá nghiêm ngặt nên để được công diễn phải tìm vào lịch sử, còn cải lương Nam lại lấy thân phận con người sau chiến tranh để đặt cược vào cuộc sống hiện tại. Nhiều vở diễn lên án lối sống lớp người mới khá táo bạo, nhưng ngầm ngợi ca nêu gương người tốt việc tốt, đây là hướng mới hé mở cho Hội diễn những năm đầu thế kỷ.
Những vở diễn cải lương Nam, có phần ngợi ca, nêu gương mới, nhưng không phải thứ ngợi ca một chiều mà phản ánh con người có hai mặt ưu điểm và khuyết điểm, mỗi người có một tính cách tâm trạng riêng tư, đặc biệt mảng đề tài người lính sau chiến tranh họ là anh bộ đội giải phóng, cô thanh niên xung phong, chiến công và lòng quả cảm chói ngời. Họ chiến đấu vì tổ quốc, hy sinh vì dộc lập giải phóng quê hương. Nhưng họ không phải con người thánh thiện, họ có đầy khuyết điểm riêng tư yêu đương ở ngoài chiến trường có con khi chưa hôn thú, vi phạm kỷ luật... Nhiều cô gái không dám nhận sự thật chạy trốn tình yêu, xa lánh mọi người, vì sợ dư luận quá khắc nghiệt của thời chiến tranh, lại có người lính mang một tình yêu đẹp hứa hẹn thuỷ trung, nhưng sau khi thoát khỏi cuộc chiến bỏ lại người yêu có thai đang chiến đấu ở chiến trường về đi học tại Liên Xô. Từ đấy anh ta bỏ trốn tình yêu, dấu mọi người. Sau hoà bình lập lại anh làm giám đốc, có học vị, địa vị cao, rũ bỏ quá khứ... Mỗi người lính có một cách sống sau chiến tranh, lại có người chỉ có tài bắn súng, khi chuyển sang làm kinh tế họ phải đi bán máu để kiếm sống qua ngày, nhưng quyết giữ phẩm giá để vượt qua bóng tối. Nhiều vở cải lương đề tài chiến tranh phản ánh đa dạng tính cách con người, phản ánh hiện thực xã hội như cac vở Đôi bờ – Lê Duy Hạnh, Huyền thoại một tình yêu – Hùng Tấn, Bến xưa, Quãng đời còn lại – Hà Quang Văn... Hội diễn nổi bật hai vở không được giải nhưng có những bứt phá mới về cấu trúc kịch bản và nghệ thuật diễn.
Vở Dòng sông đỏ – Ngô Hồng Khanh, Chuyện bên vỉa hè, một vở phê phán quá mạnh hiện thực mới, vở kia diễn tả cuộc chiến tranh khốc liệt, hùng tráng lấy ngôn ngữ múa hình tượng đẹp như những bức tượng về người lính đặc công anh hùng tạc vào thế kỷ. Vở cải lương Chuyện bên vỉa hè, nặng về phê phán người đảng viên, núp dưới danh nghĩa chức quyền, ô dù che chắn cho con, cùng con trai mở công ty trách nhiệm hữu hạn tuyên bố công khai không nhận những ai là đảng viên, bộ đội vào công ty. Một vở diễn phản ánh những thế hệ đảng viên, lớp đảng viên sau chiến tranh lại đang suy thoái, người an phận điền viên chén rượu, mảnh vườn. Người chạy theo tiền tài phản bội quá khứ vàng son cùng người đồng đội đổ máu trên chiến trường, nay sẵn sàng tiêu diệt nhau trong cuộc chiến mới. Chỉ còn số ít đảng viên giữ vững phẩm giá tuyên ngôn của Đảng, đây là vở diễn hiện thực nói về sự mất tính chiến đấu trong Đảng, mất niềm tin của quần chúng. Hầu hết các vở hội diễn về đảng chỉ ngợi ca, đây là vở duy nhất nói về sự yếu kém của những đảng viên thời kỳ đổi mới. Nhưng chỉ cần có đảng viên chân chính dù là số ít thì họ biết tập hợp quần chúng lập lại trật tự kỷ cương, ủng hộ lớp người mới xây dựng xã hội tương lai như kết thúc vở Chuyện bên vỉa hè. Như vậy có phải chế độ kiểm duyệt quá nghiêm khắc?. Tuy nhiên sự kiểm duyệt là chung nhưng hai miền có khác nhau, những cái đầu quản lý xứ Bắc bị khô cứng, sợ trách nhiệm, mặt khác nhiều tác giả ngoài Bắc đã bị văng ra khỏi hiện thực cuộc sống mới, chỉ biết đào bới lịch sử mờ nhạt, thiếu những chi tiết hay, những nhân vật mang tầm vóc lịch sử. Sân khấu Miền Bắc sau khi mất Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Tào Mạt các vở diễn không được công chúng hào hứng, bán vé không có người xem. Đó là một thực tế sân khấu và cải lương Bắc thiếu tác giả, thiếu vở diễn về cuộc sống mới. Hai vở kể trên lạc điệu trong hội diễn nhưng đi diễn doanh thu cao.
Hội diễn sân khấu năm 2000, cải lương Bắc có ba vở được giải Kẻ sĩ Thăng Long – Nguyễn Khắc Phục - đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Phùng Khắc Khoan – Trần Đình Ngôn - Đạo diễn tác giả, Vằng vặc ánh sao khuê, đạo diễn Lê Chức tổ chức những mảng diễn trang trọng mang tính học thuật và nghệ thuật. Lê Chức tổ chức lớp giao đãi bộc lộ tính nhân nghiã đồng hiện ba không gian là ba giai đoạn cuộc đời của Nguyễn trãi tóm gọn vào một con người tạo hình tượng nhân vật. Ông còn tổ chức một số mảng diễn đầy chất thơ chữ tình của tình yêu Thị Lộ – Nguyễn Trãi trang trọng thiêng liêng, ấn tượng xúc cảm đáng nhớ. Nhiều sáng tạo khác của đạo diễn về nghệ thuật diễn, mỹ thuật, phục trang làm vở diễn hấp dẫn. Vở diễn trang nghiêm, trữ tình, đằm thắm, xúc cảm. Vở kẻ sĩ Thăng Long, Doãn Hoàng Giang nhiều sáng tạo về không gian sân khấu, tạo những lớp diễn xúc cảm, bi hùng hoành tráng, nhiều người xem phải lau nước mắt. Doàn Hoàng Giang tạo một không gian sân khấu mới cho vở cải lương đề tài lịch sử, đặc biệt mỹ thuật mảng khối trung tính. Vở Phùng Khắc Khoan, Trần Đình Ngôn thể hiện nhân vật họ Phùng là con người trí thức không gặp vua hiền, tôi trung đành trốn về cõi dân gian. Ông bỏ bao công phò vua giúp nước, bao lần chẳng thành. Ông như những người trí thức đầu thai lầm thế kỷ, nhưng không vì thế hờn giận với đời. Ông Phùng mang tri thức phục vụ dân sinh, ở đâu người trí thức vẫn là ngọc sáng. Tác giả mở hướng đạo diễn mới, biến vở cải lương như bài thơ tình, hay một bức tranh lụa mượt mà óng chuốt. Có những mảng mầu tương phản hơi mạnh nhưng toàn vở là một hoạt cảnh cải lương thi vị, ngọt mùi. Một phát hiện mới về hướng phát triển cải lương lịch sử, biến vở diễn đẹp như bức tranh lụa Hà Đông.
Những vở cải lương Nam Bắc, đề tài lịch sử, chiến tranh, cuộc sống mới có nhiều hướng thể hiện nội dung sáng tạo của các đạo diễn mở đường cho sự nghiệp cải lương kết thúc thế kỷ bước sang thiên niên kỷ mới. Đặc biệt phương pháp biên kịch, nghệ thuật đạo diễn mở ra sự giao lưu, hội nhập với các nền sân khấu phương Tây hậu hiện đại.
1.5.Nghệ thuật biên kịch.
Xưa nay mọi người quan niệm kịch bản cải lương là sân khấu tự sự như Hê Ghen đã phân biệt: điều tôi nói về người khác là trần thuật, kể huyện, điều tôi nói về tôi là trữ tình, điều tôi nói với mọi người là kịch. Sân khấu cải lương khởi điểm là tự sự trữ tình, nhưng qua các giai đoạn phát triển kịch bản đã đổi mới.
Giai đoạn 1918 – 1945, kịch bản cải lương cấu trúc câu chuyện kịch tự sự trữ tình có 150 vở, thuộc loại kinh điển xuất sắc như Kiều, Lục vân Tiên – Trần Duy Toản, Cô ba lưu lạc, Tham phú phụ bần – Nguyễn Phong Sắc, Trần Hữu Trang có các vở: Khúc oan vô lượng, Tô ánh Nguyệt, Lửa đỏ lòng son, Đời cô Lựu, Lan và Điệp, Tấm lòng quê, Chị chồng tôi, Khi người điên biết yêu, Tìm hạnh phúc. Năm Châu các vở: Giọt lệ cương thường, Vẹn tấm lòng son, Võ Tòng sát tẩu, Ngọn cờ hiệp nữ, Tiếng nói trái tim, Đoá hoa rừng, Trường hận, Tây Thi gái nước Việt, Hồn bướm mơ tiên, Miếng thịt người, Gió ngược chiều, Trương Định, Nghêu Sò ốc Hến, Nguyễn Đăng Phong, Trang tử cổ bồn... Ngoài Bắc các tác giả Phạm Ngọc Khôi, Ngọc Văn, ái Liên, Vũ Đào, Đào Mộng Long, Sĩ Tiến... mỗi người có từ 5 đến 10 vở được các đoàn diễn sống với thời gian... các vở cải lương tuồng cổ, cải lương đương đại, những vở lãng mạn trữ tình, những vở hiện thực phê phán, kiếm hiệp kỳ tình, cải lương trinh thám... Nguyên tắc cấu trúc kịch bản tự sự, văn chương còn nguyên chất biền ngẫu, thơ đường luật, lục bát xuất hiện trong các làn điệu bài bản cải lương. Văn biền ngẫu chiếm đa phần trong kịch bản cải lương từ thoại đến ca, phi văn phong biền ngẫu bất thành cải lương. Từ năm 1930, xuất hiện nhân tố văn học cách mạng, văn phong biền ngẫu suy giảm vì phát hiện ra lối cấu trúc cũ, xáo mòn. Văn học cách mạng, phong trào thơ mới vào cải lương có tính hiện thực hơn, nhưng là sự đan xem cũ mới chưa thực sự đổi mới văn phong cải lương.
Từ 1945 – 1955, kịch bản cải lương đang chuyển hoá từ văn phong nửa cũ, nửa mới chuyển sang nền văn học sân khấu kháng chiến, hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn phong cải lương có ngôn ngữ văn học theo sát hiện thực cuộc sống mới, đó là dòng cải lương cách mạng, kháng chiến có khoảng 30 vở như Ván cờ thế, Đánh thành cổ lộng, Dành ánh sáng tự do,Trần Hưng Đạo bình vương, Du kích Thăng Long... Những vở cải lương từ 1955 – 1975, sân khấu cải lương Bắc và cải lương giải phóng Nam Bộ có khoảng 80 vở kinh điển như Kiều Nguyệt Nga, Triệu Trinh Nương, Bà mẹ sông Hồng, Nổi gió, Lý Thường Kiệt... Những vở qua các đợt hội diễn, xuất hiện lớp tác giả mới: ái Sơn, Tuấn Hợp, Ngọc Thụ, Lưu Mộng Long, Tuấn Vinh, Nhật Tâm,Nhật Minh, Huy Uẩn, Đình Tư... Miền Nam có đội ngũ tác giả hùng mạnh đông gấp 20 lần Miền Bắc, viết hàng trăm vở đề tài cuộc sống mới. Về cấu trúc kịch bản đã thay đổi, chất tự dự giảm dần, xen vào đó là những màn đối thoại, độc thoại, văn biền ngẫu là thứ yếu. Văn phong cải lương, xây dựng câu chuyện kịch xung đột mạnh gần với kịch nói, đây là bước đổi mới cấu trúc kịch bản cải lương từ vở Bà mẹ sông Hồng đến vở Nổi gió... Tại Miền Nam vùng căn cứ giải phóng các đoàn văn công có các vở mang hơi thở cuộc sống mới, tính đối thoại cao như Đâu có giặc là ta cứ đi, hoạt cảnh cải lương Mùa xuân - đất nước, Hương bưởi, Cánh chim soi gương...
Kịch bản cải lương từng bước đổi mới văn phong, đổi mới cấu trúc kịch bản, đến sân khấu cải lương thời kỳ đổi mới, kịch bản đổi mới với sân khấu đổi mới. Những vở cải lương Hội diễn 1985 – 1990, văn phong chính là văn xuôi, lời thơ mới dan xen chút biền ngẫu. Cấu trúc hình thức kịch bản không kể chuyện đơn tuyến, kịch đa tuyến nhiều tình tiết đan xen nhau, mở nút, thắt nút, cao trào, xung đột bạo liệt... Cấu trúc kịch bản theo kịch nói, dù còn giữ nội dung kể chuyện nhưng bố cục dàn cảnh, sắp đặt tình tiết câu chuyện kịch khác xa những kịch bản cải lương tự xưa trở thành “truyền thống”, cổ điển. Cấu trúc kịch bản mới, văn phong xuất phát từ nội dung đề tài, nội dung câu chuyện kịch nổi lên sân khấu phê phán, thay thế sân khấu ngợi ca. Về nội dung cac vở cải lương Hội diễn 85, là bước ngoặt lịch sử kịch bản cải lương mang nội dung phê phán lớp người nhân danh đổi mới, tố cáo phơi bày hiệnthwcj xã hội. Sân khấu phê phán khác biệt sân khấu ngợi ca, đến Hội diễn 90, nhiều người gọi là “sân khấu đích thực”. Sân khấu nào chẳng đích thực, lại còn sân khấu giả dối chăng? Nhưng họ không muốn gọi là sân khấu phê phán vì bước sang giai đoạn mới khi mô hình đổi mới đã hiện ra, những vở cải lương vừa phê phán, ngầm ngợi ca những con người bình thường họ vấp ngã, lấm bùn từ tội ác đứng lên làm người lương thiện, nên gọi là sân khấu đích thực. Đích thực với cuộc sống, đích thực của công chúng, khác với sân khấu phê phán không lối thoát, nhưng không đồng hành với sân khấu ngợi ca. Nhà thơ Việt Phương đã viết những câu thơ ngợi ca về nền văn học ngợi ca rằng: “năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để ta tin, ta đâu biết lẽ đời râu bể, chưa thấy chỗ lõm chỗ lồi trên đỉnh trăng sao, chưa thấy vết bùn trên tận đỉnh núi chín tầng cao (6). Ngày nay, có Bộ trưởng, Thứ trưởng sống như bọn xã hội đen, nhiều quan chức cấp huyện, phường ăn chia với bọn đầu gấu... vì thế sân khấu không tô hồng mà đả kích, đó là sự đổi mới nội dung và cấu trúc kịch bản.
Những kịch bản cải lương cấu trúc xung đột bạo liệt đa tuyến có cả những vở cải lương chính luận, kịch luận đề, văn phong hiện đại. Phản ánh hiện thực mới đó là quá trình đổi mới cấu trúc cốt truyện, văn phong cải lương. Những vở diễn mới đầy đủ nghệ thuật diễn mới, đổi mới sân khấu từ nội dung hình thức đến kịch bản.
1.6.Nghệ thuật diễn.
Nghệ thuật diễn cải lương giai đoạn 1985 – 2000, là sự đổi mới sâu sắc, vì các diễn viên luôn học tập nâng cao trước nhu cầu công chúng, sự giao lưu văn hoá nghệ thuật hiện đại tạo bước chuyển mới. Những nghệ sĩ cũ như Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Diệp Lang, Thanh Tuấn, Thanh Tòng, Thanh Kim Huệ, Thanh Hương, Kim Hà, Thanh Thanh Hiền, Huyền Châu... là những hạng sao cải lương Bắc, tự họ đã đổi mới, diễn nội tâm sâu sắc.
Không thể dẫn ra nhiều những ngôi sao cải lương, những vở cải lương tiêu biểu, ................................................................................................................
(6) Trcíh tập thơ Mở cửa – NXB Văn học 1969
thông thường những vở diễn trong hội diễn là nghệ thuật cao của các diễn viên so với tình hình chung, hoặc so với chính đoàn mình. Những vở diễn hội diễn luôn là sự đầu tư toàn diện, cấu trúc sân khấu, nghệ thuật diễn mang tính học thuật, sáng tạo đến khả năng tận cùng của mỗi diễn viên, mỗi đoàn để đi diễn thành công. Nghệ thuật diễn đổi mới từ những vở diễn phản ánh hiện thực mới, đổi mới ngôn ngữ hiện đại, nói đài từ xúc cảm nội tâm, đối thọai trực tiếp, xung đột giữa các nhân vật, ngôn ngữ hành động diễn mau lẹ cùng những sự kiện tiết tấu dồn nén từ chậm rãi đến cao trào hành động nhân vật. Các diễn viên cải lương Nam ngày càng đi sâu nghệ thuật ca diễn, năm 1993, Bach Tuyết một mình độc thoại với các hoài niệm trong vở Hoàng hậu hai vua – Lê Duy Hạnh, là dấu ấn đột phá nghệ thuật diễn hiện đại, kéo theo hàng loạt nghệ sĩ học tập lối diễn sâu sắc,hiện đại và dân tộc. Đến Hội diễn năm 2000, nghệ thuật diễn manh nha khuynh hướng cải lương pha vũ đạo hình thể như vở Dòng sông đỏ, lối diễn xung đột chính luận như vở Chuyện bên vỉa hè... Lớp trẻ sau này như Thoại Miêu, ThoạiMỹ, Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Phương Hồng Thuỷ, Ngọc Huyền, Vũ Linh, Phượng Hằng, Ngọc Tuyết, Mỹ Hằng, Phượng Loan, Tấn Giao, Vũ Luân... phần lớn đào tạo cơ bản tiếp thu nhanh, ca diễn nội tâm. Nghệ thuật diễn gắn liền với nghệ thuật đạo diễn, những nghệ sĩ gạo cội từ kịch nói nhảy sang cải lương, lớp đạo diễn cải lương lâu năm...
Những đạo diễn tài năng cao nghệ diễn đạo khoa học, học thuật, chú ý kỹ thuật diễn viên từng chi tiết hành động, tiếng nói lời thoại. Lớp đạo diễn cũ của sân khấu cải lương: Chi Lăng, Năm Châu, Đoàn Bá, Hùynh Nga, Mai Luận, Ngọc Dư, Ngọc Phương,Ngọc Dư... Lê Chức, Doãn Hoàng Giang, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trọng Nam, Giang Mạnh Hà... mang đến sân khấu cải lương nghệ thuật diễn mới, đổi bộ mặt cải lương, từ đạo cụ, phục trang đến mỹ thuật sân khấu. Nhiều vở diễn dù các đạo diễn dấu tên, mở màn ra biết ngay ai là đoạ diễn cho vở tham dự hội diễn. Mỗi vở cải lương là của đạo diễn, mang phong cách đạo diễn, Lê Chức sang trọng lịch lãm, học thuật, hơi lạnh, quá tỉnh trong cấu trúc các màn lớp, hoặc cầu toàn câu chữ, thích biểu đạt thơ ca tâm trạng tình người. Lê Hùng có một số vở cải lương hóm hỉnh, dân gian, nhưng lời nhạo hơi quá, chưa sang trọng. Doãn Hoàng Giang thích bục bệ, dây chằng, không gian sân khấu biến ảo khôn lường, ấn tượng, bí hiểm ma quái như vở Kẻ sĩ Thăng Long... Mỗi đạo diễn đem đến sân khấu một cá tính con người họ trên sân khấu cải lương là sân khấu của đạo diễn , chính họ làm thay đổi nghệ thuật cải lương. Lớp trẻ Trần Ngọc Giàu, Giang Mạnh Hà, Trọng Nam... đem đến những chi tiết diễn tỷ mỷ, tươi mới trẻ khoẻ hồn nhiên của sân khấu cải lương. Giang Mạnh Hà có nhiều sáng tạo trong đạo diễn chi tiết, xử lý đạo cụ tài tinh tế, một đạo diễn nhiều sáng tạo, suy nghĩ táo bạo, tài năng, nhưng tính tổng thể mảng khối chưa thật rõ nét, nếu ở các đoàn TW chắc nổi hơn nhiều.
Nghệ thuật đạo diễn, chắp cánh cho diễn viên bay cao, hành động là ngôn ngữ biết nói tinh tế, thay lời truyền cảm đến khán giả. Các đạo diễn đã đổi mới toàn diện sân khấu cải lương những năm kết thúc thế kỷ XX.
1.7.Âm nhạc, mỹ thuật.
a.Âm nhạc
Âm nhạc cải lương những vở tham dự hội diễn hầu hết là sáng tác nhạc rất cá biệt có vở ghép nhạc, hoặc hứng tác tại chỗ, hầu hết các hội diễn không có hiện tượng lồng ghép nhạc. Nhạc những vở diễn là sáng tác tiêu biểu về nội dung khí nhạc và những ca khúc tình cảm nhân vật, tình huống sân khấu.
 nhạc sân khấu cải lương chấm dứt tình trạng diễn tấu cho bài bản làm nhạc nền. Những đạon nhạc chuyển cảnh nặng về gây không khí ồn ào, chưa biểu cảm. Câu nhạc chưa thực sự là những mảng miêu tả ý tưởng vở diễn, chân dung nhân vật, so với mỹ thuật, âm nhạc ít sáng tạo, đổi mới. Không ít nhạc sĩ dậm chân tại chỗ, hình như viết để kiếm tiền, hoặc khả năng có hạn chỉ có thể sáng tạo đến thế. Qua các đợt hội diễn nhiều 30 – 40 vở, ít là 15 vở, chỉ tính những vở trong hội diễn có hàng trăm vở từ năm 1962 đến 2007, nhưng chưa ai nhớ một bài hát nào từ một vở cải lương, chưa ai thích một giai điệu khí nhạc nào từ tình huống sân khấu. Thông thường một vở cải lương ít có hai bài hát, nhiều tới 10 bài, thậm chí 19 bài trong một vở diễn, nhưng chẳng được bài nào. Có nhạc sĩ trong hội diễn viết nhạc từ 7 đến 13 vở, liệu có chất lượng? Trong khi nhiều nét giai điệu quen thuộc xuất hiện hết vở nọ qua vở kia. Nhạc sĩ viết cải lương không nhiều, lớp trước có Đắc Nhẫn, Văn Cận, Y Vân... lớp mới Vũ Ngọc Quang, Đỗ Hồng Quâm, Đức Minh, Phó Đức Phương, Quang Hải... Những người chuyên viết sân khấu cải lương ngoài Bắc chỉ có Vũ Ngọc Quang, trong Nam Y Vân, Quang Hải. Còn hầu hết là các nhạc sĩ ngoại đạo bất kể ai đều có viết nhạc cho cải lương như Hoàn Vân, Nguyễn Đình Phúc,Nguyễn Xuân Khoát, Đàm Linh... Trong Nam có hàng chục nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Thanh Tùng, Phạm Trọng Cầu, Bảo Phúc... âm nhạc cải lương trong hội diễn kết thúc thế kỷ, các đoàn có hai dàn nhạc tân cổ. Hai dàn nhạc ngồi riêng hai bên cánh gà, mỗi đoàn thường có từ 8 đến 10 nhạc công. Đoàn Quân khu IX, có dàn nhạc ít nhất: 1 thập lục, 1 ghi ta lõm, 1 violon, 1 organ. Những năm cuối thế kỷ, ca nhạc cải lương ca tân nhạc, đệm bằng dàn nhạc. Duy nhất có dàn nhạc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thuần khiết dàn nhạc dân tộc như muốn chơi trội, độc đáo, mặt khác trước sự phát riển tràn lan ca nhạc nhẹ, Hội đồng âm nhạc Châu á, uỷ ban Unétscô kêu gọi mọi người bảo vệ ca nhạc dân tộc. Đoàn cải lương nào giữ trọn dàn nhạc dân tộc là đúng hướng bảo tồn ca nhạc cải lương.
Dù trải qua nhiều năm hoà tấu dàn nhạc, nhiều dàn nhạc lên dây phô, có ca sĩ ca phô, chênh với dàn nhạc... Nghệ thuật ca phát triển cao kỹ thuật ca Vọng cổ ở một số nghệ sĩ như Thanh Tuấn ca Vọng cổ năm 2000 làm cả giới cải lương kính phục, kỹ thuật ca ngọt mùi, ly điệu, truyền hơi, cả đâm hơi như người làm xiếc trên dây mà không phô. Thật tài năng! Đó là những nghệ sĩ biệt tài, kỹ thuật ca thuộc các nghệ sĩ ngôi sao, Nhưng dàn nhạc hoà tấu chưa cao, chỉ có những tay đàn cá bịêt, kỹ thuật diễn tấu cao. Sự thiếu đồng bộ trong sáng tác, hoà tấu dàn nhạc là điểm yếu nhất cuả ca nhạc, dàn nhạc cải lương.
b.Mỹ thuật, phục trang.
Mỹ thuật cải lương phụ thuộc vào đạo diễn, phục vụ tư tưởng chủ đề vở diễn, các đạo diễn dổi mới sân khấu, từ đổi mới cấu trúc hình thức, nội dung kịch bản, sân khấu đã tiến xa. Mỹ thuật cải lương nhiều biến đổi tạo không gian sân khấu mới.
Mỹ thuật cải lương từng bước đổi mới hình thức trang trí sân khấu, mỹ thuật tả thực có tính truyền thống cải lương đến mỹ thuật hiện đại:
Sân khấu Hội diễn 95 – 2000, ước lệ mảng khối, đặc bịêt sử dụng mầu sắc mảng khối mang nét chung cấu trúc sân khấu kịch nói, trừ những vở cải lương tả thực ước lệ của Phùng Huy Bính, Bùi Huy Hiếu, còn phần đông những vở cấu trúc mảng khối như kịch nói. Tại hội diễn sân khấu cải lương năm cuối thế kỷ có ba hình thức trang trí:
Trang trí tượng trưng tìm hình ảnh điển hình của chủ đề vở diễn là hình thức kịch phương Tây, hoạ sĩ Phan Phan thực hiện qua vở Chuyện bên vỉa hè, Đoàn Cải lương Đồng Tháp. Tác giả đặt những cái thang i nốc cao thấp khác nhau như ước vọng tột cùng của mỗi con người vươn tới trời cao, mặt khác những chiếc thang lại gợi tả một công trường đang xây. Những chiếc bàn, phòng làm việc đều thanh nhã, thanh cao, một tấm bảng, là bức tường ngăn nội ngoại cảnh, xoay qua xoay lại đã biến đổi không gian. Hình thức trang trí này chỉ nhìn qua không gian sân khấu như kịch nói, sân khấu khô lạnh, chưa hợp với cải lương, nên không phát triển. Dù là trang trí tượng trưng nhưng vở Khúc Ly hương tạo ấn tượng đẹp, xoay chuyển không gian mau lẹ, có ý tưởng nhớ về cội nguồn dễ hiểu. Vở Kẻ sĩ Thăng Long cấu trúc bục gỗ như cái cầu, hai bên bậc thang, giữa lối đi vào trong sân khấu. Không gian biến dổi từ khối bục bệ cấu trúc mảng khối lúc biến thành hậu cung, khi đổi thành ngục thất, tạo đất diễn cho diễn viên. Một số vở trang trí mảng khối đường tròn như tấm gương bát quái âm dương, hoặc cắt nửa vầng trăng xoay qua, xoay lại thay đổi không gian như vòng đời luân chuyển... Mỹ thuật cải lương thay đổi, góp phần đổi mới sân khấu mang tính hiện đại có phần xa rời mỹ thuật truyền thống cải lương.
Phục trang hết bị kêu về mốt thời thượng lại rơi vào trung tính không biết thời nào, hoặc nhiều vở như Phùng Khắc Khoan có cảnh giống những cô gái làng chèo cùng ông lão chăn vịt, mầu sắc đầy chất chèo, mất đi hoá sắc cải lương.
Mỹ thuật cải lương đổi mới, có những thuận lợi, những hạn chế, đôi vở làm mất bản sắc sân khấu cải lương. Mỹ thuật cải lương tiếp tục đổi mới sang năm đầu thế kỷ còn mới lại hơn.
II.Sân khấu cải lương những năm đầu thế kỷ mới.
1.Sân khấu Hội diễn.
Trước sự giao lưu hội nhập nghệ thuật toàn cầu hoá, nghệ thuật hậu hiện đại, văn học, ca nhạc nhẹ Mỹ, tác động vào các nghành nghệ thuật Việt Nam. Sân khấu xưa nối với Trung Hoa, nga, nay chuyển sang Âu Mỹ, tiếp cận nền văn hoá, nghệ thuật Mỹ, sân khấu cải lương đổi mới. Những hé mở từ Hội diễn cải lương năm 2000, đến 2005 là con đường sáng tạo mới.
Hội diễn có 9 vở thuộc loại khá như Rồng phượng – Lê Duy Hạnh, Ngôi sao biển - Đình Kính, Lời tự tình quê hương - Đoàn Tây Đô, Tiếng thét nơi pháp trường - Đoàn Kiên Giang, Kỹ nữ Đông Quan – Nhà hát Cải lương Hà Nội, Cung đàn nào cho em – Nhóm Song Việt, Hữu Quốc, Xuân Đông Thu Hận - Đoàn Cải lương Đồng Tháp, Cội xưa – Nhà hát Cải lương Việt Nam... Vở Chuyện ấp cây bàng - Đoàn Cải lương Tây Ninh, còn yếu về cấu trúc kịch bản và nghệ thuật diễn. Những vở kể trên là đề tài cuộc sống mới, một vở đề tài lịch sử. Hội diễn có 21 đoàn, 21 vở, số diễn viên 343 người, không phải như các báo đưa tin là 1000 người. Tổng số 21 vở, có 4 vở đề tài lịch sử, một vở đề tài chiến tranh vở Dưới rặng dừa xanh - Đoàn Cải lương Bến Tre.
Số huy chương vàng chia đều cho mỗi đoàn một cái, một số Nhà hát được ba cái. Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Ban tổ chức trao 24 huy chương vàng tặng cho các diễn viên, tổng số huy chương vàng 51 huy chương. Những con số trên thông tin về sự suy giảm giải thưởng, không còn “mưa” huy chương như nhiều đợt hội diễn trước, nhưng một sự bất đắc dĩ, huy chương chia đều cho các đoàn, đây là vì phong trào. Nếu không, có đoàn sau hội diễn lại bị cắt tài trợ, hoặc giải thể thì mất phong trào, mỗi hội diễn thật khó xử cho Ban giám khảo. Có hội diễn bị một số người quá khích doạ biểu tình, ném trứng thối vào Ban giám khảo. Tình hình sân khấu những năm cuối thế kỷ sang đầu thiên niên kỷ mới thật bất ổn. Kịch bản yếu, nhiều vở yếu về nội dung, cấu trúc lỏng lẻo, nhiều cốt truyện chưa nêu bật nhân vật chính... Nhưng hội diễn có những thành công, một số vở sáng tạo mới như Ngôi sao biển, Cội xưa, Xuân Đông Thử Hận.
Vở Xuân Đông Thu Hận, mới trong nghệ thuật diễn mang tính biểu cảm, có những mảng diễn xúc động, tạo hình đẹp hé mở sân khấu hình thể, nhưng có phần kịch nói hoá. Hội diễn có hai nhóm cải lương cổ phần: Thắp sáng niềm tin, và Hội ngộ tài năng. Nhóm Thắp sáng niềm tin vở Trái tim em nói thế, dung nạp nhiều hình thức nghệ thuật đương đại, ca nhạc nhẹ, nhảy ráp, hip hop, uống thuốc lắc, múa leo cột, đèn mầu nhấp nháy... vở diễn đầy ắp nóng bỏng những mô típ nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại, hấp dẫn tuổi trẻ... Nhưng Ban giám khảo không mặn mà. Vở Cội xưa Nhà hát Cải lương Việt Nam, đạo diễn, mỹ thuật tạo sân khấu mới. Vở diễn được Giám khảo ủng hộ. Tuy vậy trước và sau hội diễn đầy dư luận không hay bịa đặt về phát ngôn, tiêu cực phong bì... Qua đó không khí hội diễn 2000 – 2005, không đẹp, không phải là sân chơi fair play.
Âm nhạc cải lương không mới, Đoàn Cải lương Tây Ninh, vở diễn như văn nghệ xã, âm nhạc còn ứng tác tại chỗ bằng đàn organ đệm trực tiếp cho sân khấu, quả là chuẩn bị quá sơ sài. Các đoàn thường có hai dàn nhạc tân cổ, riêng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sử dụng một dàn nhạc dân tộc. Dàn nhạc cải lương cổ nhạc có đoàn lên dây chưa chuẩn hoà tấu bị phô, hát chênh, đó là thiếu tính chuyên nghiệp. Vào thời đại công nghệ, các nhạc công, nghệ sĩ phải chuyên nghiệp hoá, không cho phép phạm những lỗi coi là ít học. Âm nhạc cải lương về cổ nhạc,nhiều vở đậm chất dân ca và nhạc cải lương.
Mỹ thuật cải lương nhiều vở tả thực ước lệ, vở Cội xưa, hoạ sĩ Doãn Châu trang trí mới đưa nghệ thuật hậu hiện đại vào sân khấu cải lương.
Nghệ thuật hậu hiện đại ra đời vào năm 1960 ở sân khấu Mỹ, nghệ thuật kiến trúc, ca nhạc, nhưng tới những năm 70 phát triển sang các nước Châu Âu, năm 2000 vào nước ta trong giới hội hoạ. Sân khấu hậu hiện dại phát triển mạnh ở Mỹ, năm 2005 hoạ sĩ Doãn Châu trang trí nghệ thuật sắp đặt vào sân khấu cải lương là hướng cách tân sân khấu. Mỹ thuật cải lương sân khấu tại hội diễn 2005 có các hình thức:
Mỹ thuật sân khấu cải lương đang bị kịch nói hoá, chỉ một số hoạ sĩ giữ lại mỹ thuật tả thực có tính truyền thống của sân khấu cải lương.
Hội diễn cải lương năm 2005, giảm sút về số diễn viên, số đoàn, số vở diễn, đặc biệt giảm sút về nội dung tác phẩm kịch, còn hai ba vở mang tính nghiệp dư, đây là điều các hội diễn không thể có.
Qua Hội diễn 2005, cần nâng cao chuyên nghiệp hoá các đoàn cải lương bằng cách:
Sân khấu cải lương trước xu thế hội nhập, xã hội hoá cần đổi mới tổ chức quản lý, có điều luật quản lý nghệ sĩ, để các đoàn rộng đường sáng tạo vở diễn đáp ứng công chúng.
2.Những sự kiện sân khấu.
Sân khấu cải lương có hai giải thưởng ở thành phố Hồ Chí Minh, lúc đầu chỉ có các đoàn cải lương thành phố tham diễn, giải tặng cho các diễn viên. Sau này lan tới các tỉnh đồng bằng, chưa có diễn viên Miền Bắc tham diễn. Riêng ca nhạc, nhiều diễn viên các tỉnh phía Bắc, Hà Nội vào thi giải thưởng của Đài truyền hình thành phố.
Giải thưởng các diễn viên cải lương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm có 2 giải:
1.Giải Thanh Tâm ra đời năm 1957, tan rã năm 1965
2.Giải thưởng Trần Hữu Trang ra đời năm 1992, tiếp tục hấp dẫn diễn viên, đang là niềm tự hào của mọi người.
3.Năm 2006, tổ chức Liên hoan sân khấu Quốc tế, không có cải lương tham diễn, nhưng nó mang lại nhiều điều bổ ích cho sân khấu về nghệ thuật kịch hình thể đang thịnh hành trên thế giới.
4.Năm 2007, kỷ niệm 50 năm sân khấu Việt Nam, nghệ thuật cải lương tham diễn nhiều trích đoạn hay,nghiêm túc, học thuật. Dù là trích từ những vở tiêu biểu trong các hội diễn, nhưng qua những trích đoạn hay, tạo niềm tin ở sân khấu cải lương không bị hụt hẫng như sau hội diễn năm 2005.
5.Miền Nam thường xuyên tổ chức các hình thức thi đàn ca tài tử để cổ vũ diễn viên, phong trào ca diễn cải lương với các thương hiệu – Vầng trăng cổ nhạc, Đàn ca tài tử...
6.Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên có chương trình diễn cải lương suốt tuần, suốt năm, đó là thiết thực bảo tồn sân khấu cải lương tạo công chúng yêu thích cải lương.
7.Từ năm 2007, nhiều nhóm cải lương tiếp tục lưu diễn ở nước ngoài là điều xưa ít có, nay cải lương băng hình và các nhóm nghệ sĩ đi diễn ở nước ngoài là sự tự hào của giới cải lương.
8.Hội diễn sân khấu xã hội hoá cả nước lần đầu tiên taị thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 – 2006, có 16 đoàn, 23 vở diễn, trong đó có 3 vở cải lương của các nhóm: Thắp sáng niềm tin, Vũ Luân, Câu lạc bộ cải lương thành phố với các vở Duyên kiếp – Song Việt, Giang sơn mỹ nhân – Bạch Mai, Nước mắt thân tình – Song Việt.
Tạm kết:
Lịch sử sân khấu cải lương hình thành từ một ban hát nhỏ bé đã trở thành một thể loại sân khấu phát triển tới mọi miền đất nước, hiện nay số đoàn cải lương còn
nhiều hơn kịch nói, là thế mạnh của nghệ thuật cải lương.
Dù trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi nghệ thuật cải lương phát triển trước hiện thực cuộc sống mới. Sân khấu cải lương đổi mơí, hội nhập các hình thức nghệ thuật mới, là nhịp cầu giao lưu hội nhập văn hoá toàn cầu, bảo vệ bản sắc nghệ thuật dân tộc. Sân khấu cải lương trước mỗi giai đoạn lịch sử có tác động thúc đẩy xã hội đổi mới, những vở diễn ngấm vào quần chúng trở thành sức mạnh động viên hàng triệu người làm chủ cuộc sống xây dựng xã hội tương lai. Quá trình phát triển cải lương tạo ra lực lượng diễn viên, nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn hàng ngàn vở diễn đáp ứng công chúng. Trước tình hình xã hội hoá sân khấu cải lương Nam phát triển mạnh, sân khấu phía Bắc còn lạnh tanh chưa quen môi trường mới. Nhiều đoàn trưởng các đoàn cải lương Nam muốn phá bỏ bộ máy quản lý cũ, chuyển sang cổ phấn tư nhân hoá các đoàn cải lương, họ cho rằng quản lý như hiện nay thiếu năng động là gánh nặng cho Nhà nước. Các đoàn cải lương Bắc lại sợ bỏ bao cấp chuyển sang cổ phần, một số nhà máy, công ty như Công ty Kính Đáp cầu, nuốn mua lại đoàn quan họ, đoàn Kịch Bắc Ninh. Công ty Dược Bảo Long, ngỏ lời mua lại đoàn Cải lương Hoa Mai, các diẫn viên không đồng tình. Mỗi miền một hoạt động thực tiễn sân khấu, dẫn đến những chính kiến khác nhau, nhưng Nhà nước còn bao cấp đến 2010 cho tuồng chèo, cải lương. Những đoàn nghệ thuật khác phải cổ phần, tư nhân hoá là thiết thực xã hội hoá nghệ thuật trước kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Sân khấu cải lương thời kỳ đổi mới từ phát triển rực rỡ đến tụt dốc, các đoàn tan rã dần sống dựa vào bao cấp Nhà nước. Riêng các đoàn phía Nam còn doanh thu cao, cải lương cần đổi mới bằng cách trở lại truyền thống. Cần đào tạo đội ngũ tác giả, diễn viên để cải lương phát triển theo hướng dân tộc hiện đại, góp phần xây dựng tình cảm con người xã hội hiện đại.
Viết ngày 15 – 9, hoàn thành ngày 15 – 11 – 2007
Vì nộp theo kế hoạch nên còn nhiều sai xót - xin cáo lỗi – tác giả.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc