\n
Đang truy cập : 36
Hôm nay : 7188
Tháng hiện tại : 166988
Tổng lượt truy cập : 18017249
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên
Nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên lúc sinh thời.
Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên sinh năm 1925 tại Bắc Giang. Thuở nhỏ, ông học ở Trường Thăng Long - Hà Nội. Ông đi theo cách mạng từ kháng chiến chống Pháp, làm báo Quân Việt Bắc.
Ông từng làm biên tập tuần báo Văn nghệ, biên tập của NXB Văn học, NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội Nhà văn) cho tới khi nghỉ hưu. Ông đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản: “Mùa hoa trên núi” (1957), “Ban đầu” (1959), “Ánh thép” (1961), “Trên mảnh đất của tình thương” (1966), “Nay mình hái quả” (1972), “Người con gái Bắc Sơn” (1973), “Hồn nhiên” (1979), “Niềm vui”, “Cô giáo Tày Võ Thị Rinh” (truyện dài)... Với hội họa, ông còn nổi tiếng là người có tốc độ sáng tạo nhanh…
Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên có 7 người con trong đó có nhà thơ Bàng Ái Thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Trực… Tuy nhiên, ông không sống chung với người con nào mà ở một mình tại TP Hồ Chí Minh.
Nhiều năm nay, dù tuổi đã cao, ông vẫn miệt mài viết, vẽ. Ông từng tâm sự chính hội họa, thi ca mới là niềm vui sống của ông, nhất là những năm tháng tuổi già một mình…
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc