\n
Đang truy cập : 77
Hôm nay : 6566
Tháng hiện tại : 166366
Tổng lượt truy cập : 18016627
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Họa sĩ Xuân Sơn
Họa sĩ Xuân Sơn. |
Từ quán cà-phê Lá Trúc...
Không ồn ào, khoa trương, Xuân Sơn là người đốt cháy niềm đam mê vẽ của mình trong miệt mài lao động nghệ thuật, thầm lặng, cô đơn và nghiêm túc. Đặc biệt, anh biết cách đeo đuổi đề tài một cách thủy chung và đầy sáng tạo. Việc tìm nguồn cảm hứng để vẽ hàng chục bức tranh xoay quanh một chủ đề luôn luôn là điều không mấy dễ dàng với bất cứ người cầm cọ nào. Họa sĩ Xuân Sơn tên thật là Đỗ Xuân Sơn, sinh năm 1957 tại Đà Nẵng. Gia đình anh hiện ở trong một con hẻm nhỏ trên đường 2-9, cách Bảo tàng Điêu khắc Chăm không xa. Nhà anh tuy nhỏ nhưng được bàn tay "nội tướng" là chị Cẩm Vân bố trí gọn gàng, ngăn nắp. Phòng khách là một quán cà- phê mini đúng chuẩn, có tên gọi rất nên thơ là Lá Trúc, trang trí vài bức tranh vẽ, thư pháp của anh và bạn bè. Cái tên Lá Trúc bắt nguồn từ bụi trúc anh trồng sát vách nhà, những ngày nắng nóng trở thành cái dù che chung cho cả xóm.
Quán cà-phê Lá Trúc còn là nơi tiếp đón và hội ngộ bạn bè văn nghệ sĩ bốn phương. Tại quán cà-phê này tôi cũng đã nhiều lần nghe chị Cẩm Vân hát, giọng hát rất mượt mà, nhiều cảm xúc. Tôi luôn nghĩ, tinh thần văn nghệ của chị đã bắt nhịp được với chất nghệ sĩ của anh tạo thành một chỗ dựa vững cho anh sáng tác. Nhớ lần ghé quán cà-phê Lá Trúc trước chuyến đi Ấn Độ tham dự Festival thơ và Hội chợ sách quốc tế (tháng 1-2009) cùng với nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, khi biết tôi và Khiêm đang tìm kiếm sách tiếng Anh và tranh về Đà Nẵng để tham gia trưng bày tại quầy sách Việt Nam do Ủy ban đoàn kết Ấn - Việt thực hiện, họa sĩ Xuân Sơn liền tặng một bức tranh về Ngũ Hành Sơn anh vừa vẽ. Tấm lòng anh thật rộng rãi biết bao.
Bức tranh Non nước Huyền Trân. |
Tranh họa sĩ Xuân Sơn triển lãm tại Làng Lụa - Hội An. |
...Đến những bức họa và bài thơ đời người
Làm quen với cây cọ từ thời còn là học sinh cấp ba, người họa sĩ tương lai Xuân Sơn âm thầm phác thảo những bức tranh đầu tiên cho riêng mình. Hình như anh có "duyên" với nhà Phật rất sớm, khi bức vẽ đầu tiên hoàn thành có tên "Vườn Lâm Tì Ni" - nơi hoàng hậu Ma-Da (Maayaa) đản sinh Đức Phật bước đi trên 7 đài sen. Mấy mươi năm sau, khi nét cọ đã định hình, họa sĩ Xuân Sơn chọn cho mình một lối khai phá riêng với dòng tranh mang tính thiền và truyền tải các thông điệp mang tính lịch sử như các bức tranh: Truyền thuyết Ngũ Hành, Dấu tích Chămpa, Non nước Huyền Trân, Bia Phổ Đà Sơn, Ngũ Hành Sơn vùng đất thiêng, Đình Khuê Bắc, Vọng giang đài - vọng hải đài... Để vẽ được nhưng bức tranh này, tác giả phải tốn nhiều công sức, thời gian thu thập tư liệu và đọc để nhận ra bên dưới những câu chữ một điều gì đó. Từ sự cảm nhận của riêng mình về mặt tư tưởng, bức tranh được "hoài thai" trong trí tưởng của tác giả và dần chuyển lên khung vẽ qua đầu cây cọ.
Họa sĩ Xuân Sơn đã có hai cuộc triển lãm cá nhân: Triển lãm đầu tiên (2013), chủ đề "Chắp tay hoa" tại TPHCM, nhân ngày tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức; lần thứ 2 (2016), chủ đề "Dấu ấn Ngũ Hành Sơn" tại TP Hội An. Ngoài ra anh còn tham dự nhiều cuộc triển lãm chung tại TPHCM, Đà Lạt và Đà Nẵng. CLB họa sĩ Trúc Văn do anh làm chủ nhiệm cũng đã nhiều lần tổ chức triển lãm tranh tại Hội An và Đà Nẵng. Có thể nói, tranh của họa sĩ Xuân Sơn rất "có duyên" với việc bán đấu giá làm từ thiên, tiêu biểu như bức tranh "Ngũ Hành Sơn vùng đất thiêng" được bán đấu giá tại chương trình "Đồng vọng sông Hàn" dịp kỷ niệm 36 năm thống nhất đất nước...
Bên cạnh ngôn ngữ cụ thể của màu sắc, họa sĩ Xuân Sơn còn dùng ngôn ngữ trừu tượng của thi ca mà đâu đó trong các đặc san Diệu Âm xuất bản hàng năm của chùa Quán Thế Âm, bạn đọc bắt gặp những câu thơ giàu âm thanh và màu sắc:
"Vọng tiếng kinh chiều bàng bạc xa đưa
Có những nụ hồng bâng quơ hé nở
Hương là hoa từ vùng đất ươm mơ...".
(Chiều Kim Sơn)
Nhưng tôi thích nhất vẫn là những câu thơ trong bài "Đưa em về". "Em" có thể đã là một thời của họa sĩ Xuân Sơn hay của bạn bè anh, hoặc của ai đó mà anh cảm xúc và chia sẻ:
"Đưa em về nắng cũng tắt bên sông
Chiều chập choạng hoàng hôn buông tiễn biệt
Mưa mùa hạ giao thời chân bước mỏi
Đường quanh có phố bỗng vắng em rồi".
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc