\n
Đang truy cập : 81
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 80
Hôm nay : 6516
Tháng hiện tại : 166316
Tổng lượt truy cập : 18016577
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
'Thị Nở' Đức Lưu
Bà còn nhớ, vào năm 1960, nhà thơ đi thực tế tại Điện Biên Phủ đã viết viết nhật ký rồi gửi cho bà, trong đó có đoạn: “Lưu có nhớ/ Buổi sáng hôm nào anh đến thăm em/ Mưa bụi mùa xuân bay đầy trên áo/ Và lòng hai ta nổi cơn giông bão…”. Nhà thơ còn dành cho Đức Lưu những cảm xúc yêu đương: “Anh ít nói như những buổi chiều quê hương/ Rợp bóng hàng cây hiền lành tâm sự/ Nghe lặng êm đềm những bước em yêu”.
Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra như dự định. Vào dịp nghỉ hè bà cùng các bạn trong lớp về nông trường lao động. Tới ngày được về, vì là lớp trưởng nên bà phải ở lại cùng với một nam sinh viên khác đại diện bên chi bộ Đảng thêm một ngày để lấy giấy xác nhận của địa phương. Điều này khiến người yêu của bà không hài lòng.
"Ông ấy dù rất yêu tôi nhưng lại là người có tính cách gia trưởng, độc đoán và hay ghen. Khi tôi trở về từ nông trường, vừa gặp mặt, ông ấy đã ‘tặng’ tôi một cái tát như trời giáng, ngay trước mặt bạn bè là những tên tuổi nổi tiếng trong làng văn như Thanh Tịnh, Phùng Quán, Nguyên Ngọc, Hữu Mai. Tôi vừa bất ngờ, vừa tủi thân, vừa giận nên bỏ về, vừa đi vừa khóc.
Vài ngày sau, tôi có kể lại chuyện này với bố. Ông bố tôi không khuyên bảo gì mà chỉ nói: ‘Chưa lấy nhau mà nó đã ghen thế, sau này là người chung một nhà, có lẽ con phải bỏ nghề, hoặc nếu muốn theo nghề thì phải bỏ chồng’. Tôi nghĩ mãi về câu nói đó rồi quyết định chia tay.
Sau này, ông ấy có nhờ bạn là nhà thơ Hữu Mai sang xin lỗi, nói chuyện với lãnh đạo trường Điện ảnh, nhờ họ thuyết phục tôi thay đổi quyết định nhưng lúc ấy, lòng tôi đã đóng. Chia tay cuộc tình đó, tôi rất đau khổ và đã khóc không biết bao nhiêu lần" - NSƯT Đức Lưu kể.
Để nguôi ngoai đi chuyện tình đã qua, nghệ sĩ Đức Lưu đi học thêm tiếng Anh ở trường Đại học Tổng hợp. Bà không ngờ rằng, đó lại là nơi bà gặp gỡ người chồng sau này – PGS. TS Trần Hạ Phương – người mới về nước sau 7 năm học tập bên Đức.
"Ông Phương chú ý tới tôi vì dù xinh đẹp, lại là sinh viên trường Điện ảnh nhưng đi học cứ lủi thủi một mình, không có ai đưa đón. Sau một vài lần nói chuyện, ông ấy mới xin phép đưa tôi về. Tôi thì đang thất tình nên cũng đồng ý với mong muốn có người trò chuyện, vơi đi nỗi lòng. Ai ngờ, sau những lần đưa đi đón về đó, chúng tôi nên duyên vợ chồng" – Nghệ sĩ Đức Lưu chia sẻ.
Ngôi sao phim "Cô gái công trường" kể, chồng bà mỗi lần đi công tác xa đều viết thư, gửi thiệp về cho bà với những lời lẽ rất tha thiết. Bà khoe với người viết tấm bưu thiếp người chồng quá cố gửi về cho bà khi sang châu Âu, đằng sau có dòng chữ được viết một cách nắn nót:
"Em thân yêu! Anh đến Leipzing trưa nay, ngày mai sẽ trở về Merseburg. Trong cái nhộn nhịp của thành phố hội chợ quốc tế, anh vẫn không thể nào nguôi nhớ em và con. Gởi em và con tất cả niềm nhớ thương. Chịu khó viết thư cho anh nhiều hơn! (Leipzing, 12.3.72)”
Tới bây giờ, khi PGS. TS Trần Hạ Phương đã qua đời được hơn 5 năm, nhưng NSƯT Đức Lưu vẫn còn nhớ như in những lần ông đưa đón bà đi học.
"Lúc đó, ông ấy có cái xe đạp cũ. So với những người khác, như thế là oách lắm, nhưng nó rất yếu, chỉ đi được một người thôi. Thế là dù mang tiếng đưa đón tôi đi học nhưng ông ấy thì dắt xe, tôi đi bộ. Cả hai vừa đi vừa nói chuyện. Chẳng hiểu chúng tôi nói chuyện gì mà quãng đường từ chỗ học thêm ở ký túc xá trường Tổng hợp (Lò Đúc) tới ký túc xá trường điện ảnh nơi tôi ở (Cao Bá Quát) trở nên quá gần.
Có lần, ông ấy đưa tôi về, cả hai thấy còn sớm, tôi lại đề nghị đưa ông ấy về. Khi ông ấy tới nhà, vì không nỡ để tôi đi lại một mình, ông ấy lại đưa tôi về. Thời đó, chúng tôi chỉ hẹn hò đơn giản như thế thôi" - "Thị Nở" Đức Lưu mỉm cười hạnh phúc khi nhớ về ký ức đẹp với người chồng quá cố.
Sau hơn một năm đưa đón nhau đi học, một lần ông mạnh dạn nắm chặt tay bà, bà để yên, không rút tay ra. Cả hai coi đó như lời tỏ tình, để không lâu sau, họ tổ chức một đám cưới thân mật, giản dị. Nghệ sĩ Quốc Hương khi đó mang đàn guitar tới đàn và hát tặng cô dâu - chú rể.
NSƯT Đức Lưu tâm sự: Chồng bà là trí thức Tây học, nên ông rất yêu thương vợ và trân trọng nghề nghiệp của bà. Ông luôn ủng hộ bà trong sự nghiệp. Ngay cả khi bà gặp phải những dèm pha khi đóng vai Thị Nở, ông vẫn không một lời trách móc, ngược lại, ông luôn là chỗ dựa để bà có thể yên tâm hoạt động nghệ thuật.
Sau này, khi rời điện ảnh, NSƯT Đức Lưu chuyển sang làm Thư ký thường trực ủy ban đoàn kết với các nước của Hà Nội. Còn PGS. TS Trần Hạ Phương làm việc tại Đại học Quốc gia.
Khi về hưu, họ tận hưởng cuộc sống hạnh phúc bên các con, các cháu. Không may, PGS. TS Trần Hạ Phương mắc bệnh và qua đời. “Lúc đó, tôi đau khổ vô cùng, nhiều lúc chỉ muốn đi theo ông ấy, nhưng tôi phải sống, vì các con, các cháu” – NSƯT Đức Lưu nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.
Hiện tại, nghệ sĩ Đức Lưu sống cùng người con trai thứ 2. Ban ngày, khi các con đi làm, bà ở nhà làm bạn với một con chó gốc Nga, một con mèo trắng khoang đen. Bà thường lên chùa, tham gia đoàn tụng niệm cho người đã khuất và các buổi từ thiện.
Bà khoe vừa tham gia chuyến đi từ thiện tại Mù Căng Chải (Yên Bái). “Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, hạnh phúc khi nhìn lại quá khứ. Tôi cảm ơn nghề diễn đã giúp tôi được mọi người yêu mến” – NSƯT Đức Lưu nói.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc