\n
Đang truy cập : 62
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 61
Hôm nay : 7288
Tháng hiện tại : 167088
Tổng lượt truy cập : 18017349
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Nghệ sĩ Thành Hội và Ái Như trong vở diễn
Cây cải ở đây là cô bé tên Cải - con riêng của vợ Năm Nhỏ, chỉ mới trên dưới chục tuổi đầu - một bữa vì làm mất trâu nên bỏ nhà đi biệt xứ, không biết sống chết ra sao, đã “về trời” hay chưa nhưng “rau răm” ở lại là người cha dượng Năm Nhỏ bị mang tiếng ác. Người nói ông đối xử không ra gì nên con nhỏ bỏ đi, kẻ độc miệng đồn ông giết đứa con mình không sinh ra rồi phi tang xác. Vậy nên hơn 10 năm ròng, ông cũng tự bắt mình biệt xứ, lang thang tìm Cải về cho vợ để minh oan cho mình.
Đọc truyện ngắn “Ơi Cải về đâu” của Nguyễn Ngọc Tư, nghe giọng văn tưng tửng, thấy nhân vật ông Năm Nhỏ tồi tội nhưng trên sân khấu, ông Năm Nhỏ hiện ra như... trái sầu riêng, bề ngoài xù xì gai góc, nói năng bỗ bã nhưng ẩn chứa bên trong là một tâm hồn thơm ngọt. Cái xù xì bên ngoài dễ thấy nhưng vị thơm ngọt của tâm hồn thì lẩn khuất, chỉ chìa ra chỗ duy nhất là cái tấm bìa carton cũ mèm có ghi nguệch ngoạc dòng chữ “Cải ơi, má chờ” mà ông luôn đeo trước ngực như một bản án mỗi khi xuất hiện trước... công chúng ở bến phà.
Tìm con về cho vợ để giải oan cho mình nhưng con đâu không thấy, ông Năm Nhỏ chỉ thấy trên cuộc hành trình lăn lóc của mình những con người... không giống ai. Một chàng trai Quách Phú Thàn bỏ nhà đi, hẹn cha khi nào thành ca sĩ cỡ “Quách Phú Thành” mới trở về nhưng mấy năm trời đằng đẵng, vẫn không với tới được chữ “h” cho bằng người ta đành an phận làm anh bán kem dạo. Một cô Huệ chủ quán Chiều Tím, vì một lời hứa “chờ” vớingười đàn ông một đi không thấy trở lại mà 20 năm đóng chặt lửa lòng. Một cô gái Diễm Thương bị bỏ rơi từ khi còn đỏ hỏn, đau đáu với nỗi hận, nỗi chờ một ngày được cha mẹ nhận về. Những phận đời, phận người không hẹn mà gặp gỡ, mà tụ quần bên nhau để rồi cùng nhìn nhau, nương nhau mà tồn tại.
Cảm giác có được ngay khi mở màn là hơi thở của Nam Bộ từ cảnh bến phà ồn ào, chộn rộn cho đến những con người chen nhau mua mua bán bán, cãi cọ, tưởng như sắp đánh lộn tới nơi nhưng chỉ một lúc rồi thôi, ai đi đường nấy. Cái chất Nam Bộ càng rõ nét hơn ở cách cư xử của hai người đàn ông, một già, một trẻ - ông Năm Nhỏ và Quách Phú Thàn.
Tình cờ gặp nhau trên bước đường trôi dạt, thương “cái thằng” lang thang nên ông Năm Nhỏ đưa Thàn về ở chung trong cái chái tôn dựng tạm trong khu mã lạng. Họ đối với nhau lúc như hai “đồng nghiệp” hàng rong, khi nhưhai cha con hờ; lúc thương “nịnh nọt” nhưng khi lửa giận bốc lên thì đồ đạc bay tứ tán. Họ ở với nhau như thời tiết thất thường, nắng mưa không hề báo trước. Vậy mà không thể nào rời nhau, vắng người này, người kia đi tìm, chỉ để thấy người kia... vẫn còn bình yên. Chính vì vậy, cảnh ông Năm Nhỏ giận đuổi Thàn đi là cảnh khiến người ta vừa tức cười vừa rơm rớm nước mắt.
Chuyện cô Huệ, chủ quán Chiều Tím, tuy chỉ là một nét điểm xuyết nhưng cũng để lại dư âm như một nốt lặng khiến người xem không khỏi thổn thức. Ngày ấy, sau 3 năm chờ mà người yêu biệt tăm, cô lái đò tên Huệ đã bỏ lại con đò ôm nỗi hờn tủi lên bờ mở quán mưu sinh. Vậy nên, 20 năm sau, sự xuất hiện đột ngột của người xưa khiến “Huệ lái đò” tưởng đã chết từ lâu, nay bỗng “sống lại” dẫu người đàn ông ấy lại lần nữa ra đi, lần này là đi thật, đi xa... vì đang mang trọng bệnh, để lại trong tim người đàn bà chờ đợi một nỗi mong ngóng ngập tràn từ nay không bao giờ vơi.
Nghệ sĩ Thành Hội và Ái Như trong vở diễn
Trong “Ơi Cải về đâu”, ở cuối truyện, ông Năm Nhỏ vẫn muốn được một lần lên truyền hình để tìm Cải nhưng trên sân khấu, các tác giả “Rau răm ở lại” viết thêm một cái kết rất bất ngờ, đó là sự xuất hiện của bà Thêm, mẹ của Cải, vợ ông Năm Nhỏ. Cái kết này thoạt đầu cho người xem phần nào cảm giác bị hụt hẫng, bị tê tái. Thế nhưng, nghệ sĩ Ái Như, một trong những người chắp bút cho nhân vật Thêm, đồng thời sắm luôn vai này, cho biết lý do nhân vật Thêm xuất hiện là vì việc dàn dựng cần có... đáp số, cần có câu trả lời cho 12 năm ông Năm Nhỏ đi tìm Cải, phải đẩy lên đỉnh điểm để ông được... rơi, để ông được cứu rỗi, không còn đau nữa, không còn ray rứt, được đứng lên... Sau cơn “choáng váng”, có lẽ không ít người sẽ đồng tình với các tác giả của vở và cho đây là một cái kết có hậu theo phương thức “thuốc đắng dã tật”.
Xem “Rau răm ở lại”, khán giả sẽ được dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc bởi dàn diễn viên thuộc nhiều thế hệ. Nghệ sĩ Thành Hội gần như làm chủ sân khấu từ đầu đến cuối với vai sở trường Năm Nhỏ; Ái Như với nhân vật bà Thêm xuất hiện ít nhưng gây bất ngờ; Lương Duyên trong vai Huệ, Hoàng Vân Anh trong vai Diễm Thương tương đối tròn vai; riêng Đoàn Thành Tài trong vai Thàn có nhiều tiến bộ. Giọng hát của Quý Bình và Trịnh Vĩnh Trinh với ca khúc “Một cõi đi về” (cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) đã góp phần tạo thêm sự xúc cảm trong lòng người xem. Phần thiết kế mỹ thuật của Tomi Trương trong điều kiện hạn hẹp, đã mở rộng ra trước mắt khán giả một không gian Nam Bộ vừa mênh mang vừa gần gũi.
Tất cả đã làm nên một vở diễn đẹp. Đẹp vì cũng như “rau răm”, sau nỗi đau là sự cứu rỗi mà tình người đem lại cho nhau.
Ngoại hình bắt mắt, nội tâm thu hút
Câu chuyện về người cha dượng làm “rau răm” chịu nhiều đắng cay, bỏ hàng chục năm đi tìm đứa con riêng của vợ trong truyện ngắn “mỏng dính” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từ khi mới xuất hiện đã trở thành niềm cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ sáng tạo. Ngoài bộ phim truyền hình “Cải ơi” do nhà báo Hoài Hương biên kịch, còn có vở “Cải ơi” của nghệ sĩ Ngọc Tưởng trên Sân khấu Kịch Nụ Cười Mới và được nhóm kịch Hướng Dương diễn dưới dạng kịch cà phê.
Lần này, “Ơi Cải về đâu” được tái sinh trên sân khấu chuyên nghiệp Hoàng Thái Thanh. Vở mang tên “Rau răm ở lại” với một hình hài được thêm da đắp thịt, bắt mắt ở ngoại hình và thu hút ở nội tâm.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc