\n
Đang truy cập : 38
Hôm nay : 3094
Tháng hiện tại : 162894
Tổng lượt truy cập : 18013155
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NSND Như Quỳnh
* PV: Trở lại với hàng loạt vai diễn mới trong các bộ phim truyền hình thời gian gần đây, sau vai bà mẹ trên phim Người trở về, lại thấy bà có mặt trong phim Lời ru mùa đông, khởi chiếu trên VTV1 từ ngày 21-10. Dường như NSND Như Quỳnh “đóng đinh” với vai bà mẹ, khi thì khó tính, lúc lại đầy cam chịu. Điều này có khiến bà thấy nhàm chán không?
- NSND NHƯ QUỲNH: Ở tuổi này, chắc tôi chỉ còn phù hợp với vai bà mẹ. Có điều, trước khi quyết định nhận một vai diễn, tôi luôn đọc kịch bản rất kỹ và trăn trở phải làm sao để có được các vai diễn không lặp lại. Có thể khán giả thấy tôi vào vai bà mẹ nhiều quá, mà thường là những bà mẹ vất vả, lam lũ, một đời hy sinh vì chồng, vì con, vì gia đình nên thấy có phần cũ kỹ chăng? Tôi đã phải gồng lên rất nhiều để thay đổi hình ảnh bà mẹ hiền dịu, chịu thương chịu khó, trở thành bà mẹ hiện đại hơn mang màu sắc người đàn bà muốn lãnh đạo người khác. Song tôi ao ước có một vai đầy nội tâm, giằng xé. Thực ra với tuổi 60 của mình, tôi hoàn toàn có thể đảm nhiệm những vai trẻ hơn như vai doanh nhân hoặc những người vợ với những xung đột, mâu thuẫn nội tâm. Thế nhưng, dường như các nhà biên kịch Việt Nam vẫn còn dè chừng, chưa chạm tới nhiều; những phim về đề tài người phụ nữ thành đạt có đời sống tình cảm thiếu thốn, trống vắng hầu như còn rất ít.
* Đã từng làm phim về đề tài chiến tranh với nhiều thế hệ đạo diễn, vậy chị cảm nhận phim chiến tranh qua cái nhìn của các đạo diễn trẻ khác với thế hệ trước của mình như thế nào?
- Có một sự khác biệt rất lớn, đó là điều đương nhiên. Vì những đạo diễn lớn tuổi từng làm phim chiến tranh đều là những “cây đa cây đề” trong làng điện ảnh. Họ đã trải qua chiến đấu, hoặc có kinh nghiệm va đập trong các trận chiến, thì làm về chiến tranh sẽ dễ dàng hơn. Nhưng các đạo diễn trẻ lại có vũ khí lợi hại là sự mạnh mẽ, quyết đoán, làm về chiến tranh theo cách của người trẻ. Điều đó cũng làm nên sự phong phú trong nghệ thuật. Các đạo diễn trẻ làm về chiến tranh còn có sự hậu thuẫn của êkip làm phim: Quay phim, họa sĩ thiết kế, đặc biệt là diễn viên hiểu về chiến tranh, tiếp xúc với những nhân vật về chiến tranh, là chất xúc tác để đạo diễn có thể làm tốt công việc của mình, để màu sắc chiến tranh phim của họ thuyết phục được người xem.
Như vai diễn mẹ San trong phim Người trở về, có một số người nhận xét rằng hơi lành so với tính cách của người phụ nữ làng quê thời điểm những năm 70. Tôi cũng cảm nhận nhân vật của tôi chưa đủ độ cay nghiệt, chưa đúng với tâm lý của người phụ nữ thời điểm đó. Thời điểm mà làng quê Việt Nam vừa thoát khỏi chiến tranh nhưng lại đang gánh chịu rất nhiều hậu quả của cuộc chiến. Một gia đình là trưởng một dòng họ, nhưng lại có tới 3 người hy sinh nơi chiến trường là chồng và hai người con trai, chỉ còn duy nhất người con trai út được ở nhà nối dõi. Tâm lý của người mẹ, người đàn bà sống ở vùng nông thôn lúc đó là làm sao để có được đứa cháu nối dõi dòng họ nhà chồng, kể cả việc con trai mình có lỗi với người yêu cũ. Đó là lối suy nghĩ tư hữu của người phụ nữ nông dân thời kỳ đó.
Lúc mới nhận vai, tôi cũng nghĩ mình sẽ phải thể hiện một người mẹ cay nghiệt, tàn nhẫn hơn nữa. Thế nhưng, chắc vì đạo diễn Đặng Thái Huyền muốn dung hòa thời kỳ đó với lớp trẻ hiện tại bây giờ nên đã có cách xử lý như vậy. Bởi thực chất, bộ phim muốn hướng tới lớp trẻ, hiểu về chiến tranh theo cách nhìn, cách xử lý của lớp trẻ. Tôi tôn trọng cách xử lý của đạo diễn.
* Chỉ trong vòng một tháng nhưng có đến 3 bộ phim được giới chuyên môn, báo chí và khán giả đánh giá cao. Liệu đây có phải là bước ngoặt của điện ảnh Việt Nam, khi bắt đầu có những bộ phim vừa mang chất lượng nghệ thuật lại vừa có doanh thu cao?
- Tôi cho đó là một tín hiệu tốt sau rất nhiều năm điện ảnh quẩn quanh trong bế tắc. Từ việc phim tư nhân mải chạy theo thị hiếu doanh thu mà cho ra hàng loạt phim hài nhảm, cho đến những phim Nhà nước đặt hàng tiền tỉ chỉ để chiếu trong dịp lễ lớn rồi “đắp chiếu”, hay những bộ phim bom tấn của nước ngoài được nhập về ồ ạt, dường như khán giả đã quá chán, quá no nê với những kiểu phim như vậy. Đã đến lúc, khán giả mong mỏi và thèm được xem những bộ phim có chất lượng nghệ thuật nhưng không khô khan, cứng nhắc hay quá nặng nề. Cùng lúc sự xuất hiện của 3 tác phẩm Người trở về, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lửa Thiện Nhân với những “cơn sốt” ngọt ngào ở phòng vé kéo khán giả trở lại với phim Việt. Đó thực sự là điều đáng mừng.
Không chỉ khán giả, báo chí hay ngay đến các đạo diễn cũng phàn nàn rằng, các diễn viên trẻ giờ đây lười học thuộc kịch bản. Không thuộc kịch bản, phải nhắc, dẫn đến dễ ngắt mạch cảm xúc. Điều đó khiến các bạn diễn có phần hơi cứng, như kiểu diễn trên sân khấu kịch nói nhiều hơn. Là diễn viên gạo cội, cô có nhìn thấy điều đó?
Chính xác, tôi thấy các bạn trẻ bây giờ diễn có vẻ hơi kịch. Tuy nhiên, lỗi đầu tiên tôi cho là thuộc về đạo diễn, bởi nếu để một diễn viên trẻ hiểu được dòng chảy của nhân vật hay một seri phim truyền hình thì người đạo diễn đó cần phải làm việc rất kỹ về kịch bản với diễn viên. Lúc đó người diễn viên mới hiểu và biết mình cần phải làm gì. Kinh nghiệm của người đã đi gần hết cuộc đời cho các vai diễn giúp tôi rút ra được điều đó.
MAI AN (thực hiện)
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc