\n
Đang truy cập : 126
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 124
Hôm nay : 6459
Tháng hiện tại : 166259
Tổng lượt truy cập : 18016520
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
LM
Họa sĩ Lê Minh và bìa bộ sách truyện tranh do ông sáng tác
Họa sĩ Lê Minh tên thật Lê Ngọc Minh, sinh năm 1937, qua đời lúc 17 giờ 10 phút ngày 14-10 tại tư gia. Hưởng thọ 82 tuổi, ông sinh 1937.
Họa sĩ Lê Minh nổi tiếng là người vẽ tranh minh họa cho các bộ truyện tranh ca ngợi lịch sử dân tộc trong những năm 1960. Từ sau năm 1990, ông là tác giả của những bộ truyện tranh như: "Cô Tiên Xanh", "Truyện cổ tích Việt Nam", "Truyện cổ tích Thế giới",...
Họa sĩ Lê Minh từng tâm sự nhờ có năng khiếu vẽ từ bé và chịu khó đầu tư học vẽ, thấy bất cứ khung cảnh nào ông cũng vẽ, kể cả vẽ những bài giảng của thầy cô về địa lý, lịch sử. Thời còn là sinh viên năm nhất trường Mỹ thuật Gia Định, ông bắt đầu vẽ cho các báo tại Sài Gòn.
Lúc đó, ông nổi tiếng vẽ tranh minh họa cho loạt truyện "Hoa Lư động chúa" đăng trên nhật báo "Dân Ta", mỗi ngày một kỳ có in kèm tranh minh họa.
NSND Đinh Bằng Phi nhớ lại: "Hồi tôi còn đi dạy học đã biết đến những bộ truyện tranh của họa sĩ Lê Minh. Ông lấy cốt truyện là những truyện lịch sử hoặc truyện xưa, tích cũ nhằm giáo huấn nhân cách con người như "Người con gái Nam Xương" trong "Truyền Kỳ Mạn Lục" hay "Hòn Vọng Phu", "Thiếu phụ Nam Xương", "Lê Lợi khởi nghĩa", "Nguyễn Trãi và vụ án Lệ Chi Viên"…Ngoài ra, ông còn vẽ cả những truyện tranh nhiều kỳ, mỗi kỳ vẽ 5 cột báo, dựa theo trên cốt truyện của Bồ Tùng Linh. Công lao của ông rất lớn, đóng góp cho mỹ thuật và nghệ thuật vẽ tranh minh họa độc đáo của làng báo Việt Nam".
Bìa truyện chưởng - kiếm hiệp của Kim Dung của họa sĩ Lê Minh sáng tác trước 1975
Vốn là người chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ông đã làm truyện tranh bằng cách vẽ mực tàu bằng bút sắt lá tre. Sử dụng bản kẽm làm trên gỗ, khắc từng chi tiết, rất kỳ công để in ấn một bức tranh.
Đầu thập niên 1960, truyện kiếm hiệp Kim Dung du nhập vào nước ta. Lúc đó, họa sĩ Lê Minh được mời vẽ minh họa cho những tờ báo trích đăng truyện và nhất là được các nhà xuất bản mời vẽ bìa sách của những tác phẩm này.
Tang lễ của họa sĩ Lê Minh được tổ chức tại nhà riêng: 578/3/14 Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, TP HCM.
Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 18-10-2019, sau đó hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc