\n
19:03 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 55


Hôm nayHôm nay : 10966

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 202130

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12409205

Trang nhất » Tin Tức » Văn Sĩ - Thi Sĩ

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

Xem tiếp...

Bình Nguyên Lộc qua trí nhớ

Đăng lúc: Thứ ba - 30/09/2014 20:03 - Đã xem: 2994
Bình  Nguyên Lộc qua trí nhớ

Bình Nguyên Lộc qua trí nhớ

Năm 1965 khi làm tờ Nghệ Thuật, tôi có dịp gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc thường xuyên, vì Nghệ Thuật là một tờ tuần báo văn chương, khác với những năm về trước, Sài Gòn có những tạp chí văn học, thường là ra hàng tháng.

 

BÌNH NGUYÊN LỘC

QUA TRÍ NHỚ

Năm 1965 khi làm tờ Nghệ Thuật, tôi có dịp gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc thường xuyên, vì Nghệ Thuật là một tờ tuần báo văn chương, khác với những năm về trước, Sài Gòn có những tạp chí văn học, thường là ra hàng tháng.

Làm báo tuần các nhà văn gặp nhau có nhiều thì giờ trò chuyện hơn, nói về một chuyện gì đó cũng có thể nói lâu hơn là khi làm báo ngày. Viết báo ngày, cầm được bài vở bạn đưa rồi là đi ngay, trở về tòa báo đưa sắp chữ, ít khi ngồi lại dông dài.

Nghệ Thuật số 1 ra ngày 1/10/1965, Bình Nguyên Lộc gửi cho truyện ngắn Con Nai Vàng, đăng hai kỳ báo mới hết. Tới số 5 anh đưa cho truyện ngắn khác, Bệnh Thành Phố. Quen biết nhau từ hồi anh có mặt trên các tờ Nhân Loại của các nhà văn miền Nam, tòa soạn ở Bến Chương Dương, và quanh các nhật báo thời ấy, song từ nhật báo tới tuần báo, không khí môi trường lại khác. Một bên ào ào, một bên thong thả.

Từ tòa soạn ở đường Phạm Ngũ Lão tới tư gia tác giả Ký Thác, Ðò Dọc, ở bên kia đường Trần Hưng Ðạo, chỉ khoảng mười phút. Còn nhớ, nhà anh ở trong một con ngõ, lối đi phẳng phiu, tương đối rộng, khác hẳn những con ngõ ngoằn ngoèo khu Phan Ðình Phùng, hay Nancy. Anh thường đi bộ từ nhà tới các tòa báo ở đường Phạm Ngũ Lão : Văn, Kịch Ảnh, Màn Ảnh, Phổ Thông, Thời Nay, Sài Gòn Mới, Nghệ Thuật, Khởi Hành,… góc Phạm Ngũ Lão – Ðề Thám – Bùi Viện là “Ngã Tư Quốc Tế,” nơi đặt tổng hành dinh của một nhà phát hành báo (nhà phát hành Đồng Nai).

Căn phòng “con nai đồng bằng” ngồi viết chật ních sách vở, không phải trên kệ sách, mà xếp chồng chất trên các mặt bàn mặt ghế. Anh thường mặc pyjama màu nhạt, hay màu xanh thật nhạt. Lúc ra mở cửa tiếp khách, nụ cười đã sẵn sàng, tay phải luôn luôn cầm một cái bút nguyên tử. Anh đang viết dở một cái gì đó. Còn bài cho bạn, anh hẹn tới lấy, thì đã xong rồi, ở góc xấp bài đóng ghim cẩn thận. Phòng anh không được sáng lắm, lại càng không sáng vì những tấm song sắt mỏng che các mặt kính, như nếu kính có vỡ, người ngoài cũng không thể xâm phạm tới bên trong. Ðó là những hình ảnh giờ này nhớ lại, sự thực có thể là khác hơn.

Bản thảo Bình-nguyên Lộc là xấp giấy có kẻ dòng, xé ra từ tập vở học trò, nét chữ nghiêng, rõ ràng. Nét bút bi nhỏ sắc, dễ đọc. Ðọc bài anh viết cũng như nói chuyện với anh, là tiếp xúc với một người viết nhà nghề, khác hẳn cung cách của mấy anh cầm bút tài tử, vừa văn hoa lên bổng xuống trầm, vừa đọc vừa đoán, tuy thế đôi khi con chữ của Bình-nguyên Lộc nhỏ quá, dễ đọc lộn. Anh hay khôi hài dí dỏm, trong câu chuyện với anh, dù là chuyện gì, cũng vang lên tiếng cười. Ðặt các nhà văn gốc miền Nam khác bên cạnh anh, như Tam Ích, Sơn Nam, Ngọc Linh, Tùng Long, Minh Quân, Thụy Vũ, Sĩ Trung, Hoài Điệp Tử,… Bình-nguyên Lộc có tâm hồn thi sĩ hơn cả. Nhà văn ấy từng có những câu thơ vô cùng cảm xúc :

Kẽo kẹt xà nhà tiếng võng đưa

Ðâu đây đồng vọng cõi xa xưa

Thổ ngơi thơm phức, hồn ma cũ

Lòng rộn vui mà mắt lệ mờ.

(BNL Dâng má thương)

Bình-nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, mất ngày 7/3/1987 tại San Jose. Ông học chữ Pháp ở nhà, tới bậc trung học thì lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký, năm 1936 làm công chức ở Kho Bạc Sài Gòn. Trong thời gian này ông bắt đầu viết văn, tác phẩm đầu tay của ông nhan đề Phù Sa, đăng trên tạp chí Thanh Niên ở Sài Gòn năm 1943. Năm 1952, chủ trương tuần báo Vui Sống, chuyên về y học phổ thông. Năm 1956, ông cùng bạn hữu ra tuần báo Bến Nghé, có khuynh hướng khơi dậy không khí Gia Ðịnh xưa.

Tác phẩm để lại gồm nhiều thể loại, có chú giải các tác phẩm cổ điển như Văn Tế Chiêu Hồn (Nguyễn Du), Tự Tình Khúc (Cao Bá Nhạ)… Cuốn biên khảo đồ sộ Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam (1971), Lột Trần Việt Ngữ (1972), Tự Vựng Ðối Chiếu 10.000 từ (1971)…

Phần chính trong sự nghiệp của ông là sáng tác, ít ra là còn tìm được 30 cuốn : Nhốt Gió (1950), Ðò Dọc (1958), Gieo Gió Gặt Bão, Tân Liêu Trai (1959), Ký Thác (1960), Nhện Chờ Mối Ai (1962), Nửa Ðêm Trăng Sụp, Xô Ngã Bức Tường Rêu, Mối Tình Cuối Cùng, Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, Tâm Trạng Hồng, Hoa Hậu Bồ Ðào, Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa, Bí Mật Của Nàng (1963), Mưa Thu Nhớ Tằm, Ðừng Hỏi Tại Sao? (1965), Tình Ðất, Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình-nguyên Lộc (1966), Thầm Lặng, Một Nàng Hai Chàng,…(1967), Ðèn Cần Giờ, Sau Ðêm Bố Ráp…(1968), Cuống Rún Chưa Lìa, Nhìn Xuân Người Khác…(1969). Sau 75 vào giữa thập niên ’80 rời bỏ quê hương mà ông yêu mến nhất, qua Hoa Kỳ.

Trong tuần báo Khởi Hành số 24 (bộ cũ) đề ngày Thứ Năm, 9/10/1969, xuất bản tại Sài Gòn, nhà văn Bình Nguyên Lộc có tham dự cuộc phỏng vấn có chủ đề nhà văn, truyện dài, truyện ngắn với khoảng 20 nhà văn tên tuổi khác. Ông đã trả lời Tổng Thư Ký Tòa Soạn Viên Linh tất cả các câu hỏi. Sau đây là một vài đoạn trích dẫn.

- Ông viết văn như thế nào ? Một ngày ông viết được bao nhiêu trang ? Ông có đọc lại những gì ông viết ra không ?

- Tôi đoán rằng quí báo muốn thỏa mãn tánh tò mò của bạn đọc vì những cái tật lạ của mỗi nhà văn chăng ? Tôi không có tật lạ nào hết, chỉ thắc mắc một chứng bịnh mà thôi, là không thể viết ra chữ trên loại giấy nào khác hơn là giấy học trò. Tôi mắc bịnh này sau năm 1953 mà tôi bắt đầu làm nghề thư ký tòa soạn. Tới phút chót, các ông thợ báo tin rằng thiếu nửa cột chữ 8, không tít. Là lối 500 tiếng, lại phải biết mình nên cung cấp cho thợ bao nhiêu trang bản thảo của mình. Giấy tập học trò giúp tôi biết rằng tôi phải đưa hai trang bản thảo. Như vậy trong một phút đồng hồ, tôi đủ thì giờ phân bố ý tứ cho 2 trang đó và viết được ngay, kẻo thợ họ không nghe cho mình. Tôi thấy loại giấy đó có lợi quá, nên dùng nó để cung cấp tiểu thuyết cho các báo đăng hàng ngày, họ đăng không giống nhau, có báo đăng ba trang, có báo đăng ba trang rưỡi, có báo đăng bốn trang chữ viết của tôi. Chỉ dùng giấy tập tôi mới cung cấp được, không thiếu cũng không dư. Làm như vậy suốt 16 năm trời thì nó thành thói.

Xin thú thật rằng không có thì giờ đọc lại. Nhưng nếu có thì giờ đọc thì chắc mỗi ngày không viết tới 5 trang được, bởi hễ đọc lại thì muốn sửa chữa, sửa chữa rồi, đọc lại nữa, và cứ như vậy hoài thì biết bao giờ mới có bài. Ðôi khi sửa chữa mãi hóa ra dở hơn lần phóng bút ban đầu.

- Ông nghĩ gì về nghề văn ở VN ?

- Nghề văn VN hơi buồn. Mình viết văn ngoài các mục đích thiển cận, có một mục đích là muốn thiên hạ biết ý và lòng mình ra sao. Nhưng trung bình chỉ có lối ba ngàn người tìm biết thì thất vọng lắm. Dân ta đông tới 30 triệu, còn 29 triệu 9 trăm 97 ngàn người khác không thèm biết mình gì thì tủi thân quá… (Cuộc phỏng vấn năm 1969). Nhưng bạn hữu tôi an ủi tôi rằng tuy vậy mà số người đọc báo cọp và sách cọp đông lắm, nên tôi cũng hả dạ phần nào. Những ông cọp chỉ giết chủ báo và chủ nhà xuất bản, chớ tôi thì có lợi về tinh thần. Tôi cũng bị thiệt hại lây, vì các ông chủ báo, chủ nhà xuất bản kiếm tiền không được, không nuôi tôi no ấm lắm, nhưng dầu sao cũng có một tí lợi tinh thần đã nói.

Lê Hoàng Nguyễn (Trích trong : Viên Linh “Hồi Ký Văn Học”, chưa hoàn tất)


Nguồn tin: Một Thời Sài Gòn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".