\n
19:08 -08 Thứ hai, 18/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 31


Hôm nayHôm nay : 12865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227999

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12027678

Trang nhất » Tin Tức » Họa Sĩ - Nhiếp Ảnh

Người nghệ sĩ một đời rong chơi, một đời chưa vợ

Đăng lúc: Thứ ba - 30/09/2014 22:01 - Đã xem: 2009
Người nghệ sĩ một đời rong chơi, một đời chưa vợ

Người nghệ sĩ một đời rong chơi, một đời chưa vợ

Năm nào ngày giổ Tổ Nghệ sĩ Sân khấu một số nghệ sĩ trẻ củaTp.Sài Gòn cũng đến viếng thăm những nghệ sĩ lão thành neo đơn đang sống nương tựa với nhau dưới mái nhà Dưỡng lão Nghệ sĩ Sân khấu tại Q8.
Khách đến thăm sẽ gặp lại những ngôi sao từng vang bóng một thời như nghệ sĩ Văn Ngà oai phong trong vai Tô Định dữ dằn thâm độc, Thiên Kim một nữ nghệ sĩ từng làm sáng danh sân khấu miền Nam. Hoặc khách sẽ không khỏi bồi hồi khi được nghe kể lại những ngày cuối đời của nghệ sĩ lừng danh cô Sáu Ngọc Sương nơi căn phòng nhỏ chỉ độ 5 thước vuông trong viện dưỡng lão.
Nơi đây còn có một nghệ sĩ khác dù anh chẳng bao giờ bước lên sân khấu với bất kỳ vai diễn lớn nhỏ nào vì anh là họa sĩ chỉ chuyên thiết kế và vẽ phong màn. Với nét vẽ tài hoa, anh đã được nhiều bầu gánh lớn cưng chiều coi như "của quý" của đoàn hát. Đó là họa sĩ Hoài Nam, xuất thân từ Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia định (1947 - 1954).
Tôi quen anh từ thập niên sáu mươi, vẫn độc thân từ đó cho đến bây giờ. Dò hỏi mãi, chỉ một lần có chút men cay anh mới chịu tiết lộ điều bí mật "của đời chàng": Ngày xưa anh cũng có yêu và sắp lập gia đình với một kiều nữ. Dè đâu cuối cùng cô ấy lại bỏ đi lấy chồng Tây. Từ độ ấy đến nay anh "tắt lửa lòng"
Mới đây gặp lại anh với nụ cười móm xọm của tuổi U.80, anh trao tôi món quà là kết quả của những đêm già khó ngủ. Đó là tác phẩm tập photo bản thảo thơ 7 cuốn gồm: 1/Ngũ Âm, 2/Thơ Đường Phố, 3/Túy thi,, 4/Tình thi, 5/Lãng Thi, 6/ Thủy mặc thi, 7/Điền dã thi.
Chưa bao giờ tôi nghĩ Hoài Nam lại có một tâm hồn thơ nồng nàn đến vậy. Anh lại còn tỏ ra có tay nghề với một dòng thơ vừa hiện đại lại vừa u hoài cổ phong như trong "Đêm" :
"Sao đêm trùm chăn lạnh
Lã đời nhẹ ý xanh
Tơ thơ mơ bỡ ngỡ
Vương vương lệ đầu cành
Xanh buồn đi xanh đi.."
Tôi đọc mà bồi hồi, chơi với anh trên nửa thế kỷ có bao giờ nghe Hoài Nam đá động đến thơ. Anh luôn bận rộn với tay cọ phông màn cho các gánh cải lương. Có đồng tiền rủng rỉnh nào Hoài Nam lại hú hí anh em đi nhà hàng Thanh thế, Bồng Lai bia bọt nhậu chơi. Anh thuộc "tuýp" người sống vì bạn. Gia tài anh chẳng có gì ngoài mấy bộ đồ và một căn phòng trọ lúc nào cũng trống huơ trống hoác. Khi chưa có việc làm thì anh náu mình trong đó như con nhộng nằm trong cái kén. Nhưng khi được các gánh hát gọi đặt hàng thì anh khóa cửa ra đi, mà đã đi thì đi cả tháng trời để mặc căn phòng trọ cho con nhện giăng tơ.
Cách đây hơn bốn mươi năm tình cờ tôi gặp anh trong Thương xá Tax. Từ tầng lầu trên anh đi xuống tóc dài chấm vai, áo đen bạc thếch diện trên một cái quần nỉ màu đỏ chót, tay cầm một cáy gậy tre rõ to. Cách phục trang thật quái. Anh nói mới đi Vũng Tàu hái thuốc về. Hỏi hái thuốc gì anh cườ̀i:' "Lên núi định hái thứ thuốc gì uống cho mau chết dè đâu móc được một mớ hà thủ ô. Đang ngâm rượu bữa nào rủ anh em nhậu chơi". Tôi chỉ cây gậy tre và hỏi vì sao ăn mặc kiểu "cao bồi" lại xách gậy tre đi giữa phố xá Sài Gòn, Hoài Nam không cười mà chỉ vào đoạn ống đồng nhỏ nhô ra khỏi cây gậy bảo : lúc nầy mình chơi thuốc lào nên đây ngoài việc làm gậy nó còn là cái điếu cày, đi chỗ nào cũng có thể hút chỗ ấy cho tiện vậy mà". Quái chiêu thật?
Trong tập " Thơ Đường phố" Hoài Nam tự nhận mình như con ngựa hoang dù đã đi gần hết cả đời người mà vẫn hoài lang thang đơn độc. Anh viết : 
 
"Anh là con ngựa hoang
Nên không có đồng cỏ
Em là con yến nhỏ
Chỉ hát trong lồng son
Ngựa hoang không biết hát
Chỉ thống hí lê thê
Một dòng đời ê chề
Nên ngôn ngữ xa anh
Còn đâu tiếng hát ca…
                     (Ngựa hoang)
Đọc thơ anh rồi nhắm mắt lại, tôi bồi hồi thấy hiện ra trong tâm tưởng một bức tranh mênh mang một gam màu lạnh u buồn. Thơ anh thật, nó thật như người anh, như đời anh bàng bạc u hoài ?
oOo
Hôm tôi đến tìm anh ở nhà Dưỡng lão Nghệ sĩ Sân khấu, anh đang cặm cụi cuốc mấy luống rau ngoài vườn. Bây giờ Hoài Nam đã là một ông già. Cái còn sót lại quen thuộc chỉ là nụ cười duyên dáng năm xưa. Anh lôi tôi vào cấn phòng nhỏ xíu, ngoài cái giường cá nhân bé tẹo còn lại chỉ toàn sách báo phủ đầy bụi. Việc đầu tiên là anh mò tìm một cái chai rượu thuốc nhỏ : "Rượu của ta ngâm, lâu quá mới gặp phải làm vài ly mừng tái ngộ". Có chai rượu rồi lại moi tiếp tìm cái cốc. Lấy tay phủi sơ bụi anh rót một chum đầy : "Vô đi, rượu quý để đãi bạn hiền". Chẳng rõ Hoài Nam ngâm với món… độc dược gì, nhưng rượu mời ai từ chối được bèn làm cái trót. "Ngon". Chỗ này, căn phòng này, ngôi nhà này là chỗ nương thân buổi xế chiều của “ngựa hoang" Hoài Nam. Anh không có đồng cỏ cho riêng mình nhưng có được một mảnh vườn trồng hoa và rau để anh có thể cày sâu cuốc bẵm, vui khỏe tuổi già.
Đưa qua đưa lại cuối cùng cũng cạn hết chai rượu thuốc. Anh lật tập thơ "Túy thi" hào sảng ngâm nga :
"Hai chiếc lá say lã men say
Thò tay trêu ghẹo trăng mai thẹn thùng"
                                                          (Say)
"Con chuồn chuồn đậu trên ngọn cỏ
Tiếng thì thầm hỏi cỏ là ai"
                 (Thì thầm)
"Sao lạc về đâu ta hỏi sao
Trăng hỏi hồn ta lạ c phương nào"
                 (Sao lạc)
"Hằng đêm ta nối mộng
Mộng hoàng hôn mênh mông"
          (Nối mộng).
Thơ anh ngắn như thơ Haiku nhưng mỗi câu mỗi chữ đều đầy tâm trạng. Chẳng biết trong những lúc say thì Hoài Nam làm thơ hay trong cơn say thơ mới làm ra một Hoài Nam mộng mị hình hài?.
 
MỘT ĐỜI RONG CHƠI
- Thanh Nhã
 
            Ngấp nghé tuổi 80, họa sĩ thiết kế Hoài Nam vẫn chưa muốn giã từ con đường nghệ thuật. Rong chơi cho thỏa kiếp phù sinh.
Cơn mưa chiều làm phố vãn người. Quán nhỏ tù mù, khách có cớ nán thêm chút nữa. Ông già râu tóc bạc phơ - họa sĩ Hoài Nam nhấp ngụm rượu, chậm rãi kể chuyện đời: “Gần 80 tuổi rồi, thôi thì rong chơi cho trọn kiếp phù sinh”.
“Trận Xích Bích” trên đất Long An
Ai ngồi hầu chuyện ông đều hiểu đó là thái độ khiêm nhường thường thấy ở bậc cao niên nhiều lận đận nhưng cũng lắm sôi nổi, hào sảng. Bởi lẽ ngót vài chục năm trước, giới mộ điệu cải lương, người yêu nghệ thuật ai chẳng biết danh họa sĩ thiết kế sân khấu Hoài Nam.
Ông nhớ lại, năm 1945, ở tuổi 15, Hoài Nam sớm chứng kiến một biến cố lớn trong lịch sử dân tộc: Sự kiện người Pháp mượn cớ giải giáp quân Nhật để chiếm lại nước ta. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cứ thôi thúc trong ông.
Vốn say mê tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, ông bàn tính với Đội Thiếu niên tiền phong đất Thủ Thừa (Long An) bài binh bố trận theo trận đồ Xích Bích trong Tam Quốc Chí. Đó là kết ghe thuyền lại với nhau rồi lợi dụng hướng gió, dùng hỏa công đánh tàu Tây trên sông. Không chỉ thế, Hoài Nam còn đề xuất vót cọc nhọn đóng xuống đáy sông, đợi lúc nước lớn cho thuyền khiêu khích tàu Pháp lọt vào thế trận bày sẵn.
Kế hoạch hồn nhiên này nhanh chóng thất bại vì tàu Tây bằng sắt, lại được trang bị vũ khí tối tân. Súng nổ vang trời, lửa cháy ngùn ngụt trên sông; bạn bè ông số bị bắn trọng thương, số bị bắt sống. Còn ông bị giặc bố ráp, phải trốn lên tận Sài Gòn, vất vưởng sống nhờ vào chùa, đình, miếu mạo.
Cơ duyên hội họa
Sài Gòn cuối những năm 40 của thế kỷ trước đầy sôi động với khí thế hừng hực xuống đường của học sinh-sinh viên và quần chúng. Và từ những lần tranh đấu, cuộc đời đưa ông đến với hội họa như một cơ duyên của số phận.
Năm 1950, Hoài Nam cũng theo guồng tranh đấu mà dấn thân, tham gia biểu tình trước cái chết của học sinh Trần Văn Ơn. Lại bị bố ráp nhưng từ đây cơ may đã đến khi một người bạn đưa ông về nhà lánh nạn và giới thiệu ông vào học tại Trường Mỹ nghệ thực hành. Tại đây, ông được nhận làm trợ lý thiết kế cho sân khấu Việt Kịch của cố Nguyễn Thành Châu.
Một nghệ sĩ sân khấu cùng thời với ông khen ngợi những thiết kế sân khấu của họa sĩ Hoài Nam rất tài hoa và mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. “Từ năm 1958, họa sĩ Hoài Nam còn là người thiết kế phim rất giỏi. Các hãng phim như Tân Dân, Rạng Đông... đều chuộng tài năng của ông và minh chứng rõ nhất là các phim ông thiết kế mà tôi biết như : Xa lộ không đèn, Bàn thờ tổ của cô đào, Nghêu Sò Ốc Hến, Hồi chuông Thiên Mụ...” - nghệ sĩ này nhớ lại.
Bè bạn giới nghệ thuật thường đùa ông là người “ba không”: không nhà, không tiền và không vợ con. Bù lại, Hoài Nam có nhiều bằng hữu. Thực ra Hoài Nam cũng là khách lãng du bước trên cõi trần và dường như hiếm có điều chi khiến ông nặng lòng. Có chăng chỉ là câu chuyện cách nay khá lâu.
Đó là sau năm 1975, đất nước trở mình trong cuộc tái thiết, họa sĩ Hoài Nam được một lãnh đạo của Hội Sân khấu TP. giới thiệu ra Hà Nội nghiên cứu công trình nhà hát để về lại thành phố thiết kế nhà hát. Sau đó ít lâu, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo xây dựng khu phức hợp nghệ thuật đa năng ở quận 2. Hai công trình lớn cho hoạt động nghệ thuật của thành phố là ấp ủ của Hoài Nam. Ông đã dồn toàn tâm toàn ý để nghiên cứu, phác thảo thiết kế. Cuối cùng, vì những nguyên nhân khách quan, cả hai đều chưa thực hiện được. “Tuy ước mơ chưa thành nhưng không vì thế mà tôi buồn lâu. Bởi làm nghệ thuật như kiếp tằm nhả tơ, biết bao giờ mới dứt” - ông thổ lộ tâm tư.
Rong chơi cho thỏa kiếp phù sinh
Non 10 năm trước, mỗi lần đi đâu ông đều cuốc bộ, bất kể xa gần. Tóc râu bạc phơ, dáng mạo tiên phong đạo cốt của ông khiến không ít người nhầm ông với cố thi sĩ Bùi Giáng. Có lần ông đang lang thang tìm nhà một người bạn thì bị mấy sư cô gọi xích lô chở về chùa vì tưởng lầm Bùi Giáng đi lạc. Lần khác, ông đang uống rượu với bạn ở ven kênh Nhiêu Lộc thì nhiều sinh viên đến xin chữ ký và xin được tặng thơ... Nhớ chuyện cũ, ông hóm hỉnh cười.
Gặp bất kỳ bạn mới nào ông cũng đều tặng họ một bức ký họa chân dung từ xấp giấy trắng và cây bút chì luôn bên mình. Biết ông thích uống rượu, bằng hữu thường mời ông đối ẩm mạn đàm thế sự. Ông kể chai rượu bằng kim loại lúc nào cũng nằm trong túi áo của ông là kỷ vật từ một người bạn. Nhờ nó mà ông thoát chết trong những lần tranh đấu. Hồi đó, trong một lần đi đấu tranh, ông bị bắn vào ngực, may nhờ chai rượu trong túi áo che chắn nên ông không hề hấn gì.
Tuổi 80, họa sĩ Hoài Nam vẫn đang tá túc ở Viện dưỡng lão Nghệ sĩ. Dường như chưa bao giờ ông muốn rời cuộc chơi trên con đường nghệ thuật lẫn trong đường đời. Ông hồn nhiên khoe với tôi bản thiết kế bảo tàng sân khấu và trung tâm dạy nghề cho thân nhân nghệ sĩ đã được làm xong. Còn thở ông sẽ còn theo đuổi để ước vọng này bước từ trang giấy vào cuộc sống.  
 
 MỘT NGÀY Ở KHU DƯỠNG LÃO NGHỆ SĨ
- Hiếu Lê
Ở tận cuối đường Âu Dương Lân, quận 8 (TP.HCM) có một con hẻm sâu hun hút với một khu điều dưỡng mà không phải ai cũng biết. Đó là khu dưỡng lão dành cho các nghệ sĩ cải lương mà người ta thường gọi là khu dưỡng lão nghệ sĩ.
 
Từ đường Âu Dương Lân rẽ vào hẻm 314 khoảng 200m là đến trung tâm. Sau tấm bảng lớn ghi tên Trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ với chữ còn chữ mất là một khu nhà một trệt một lầu cũ kỹ, mốc meo nằm im lìm dựa vào những rặng cây um tùm, hoang vắng... Dọc lối cổng đi vào là vài chú chó đang nằm sưởi nắng, uể oải, lười biếng với những cặp mắt lờ đờ và ít khi sủa lấy một tiếng gọi là.
Ngoài mảnh sân trước nhà, một vài ông bà lão đang ngồi trên ghế đá như những cái bóng nhìn xa xăm về phía cổng. Hai chiếc xe đẩy dành cho người tàn tật nằm lăn lóc trước cửa. Tấm bảng “Chào mừng khách quý” được treo như một thông điệp rằng bất kỳ ai cất công đến nơi này cũng sẽ được đón chào một cách trân trọng.
 
70 tuổi vẫn... trẻ
“Tui được phân công phụ trách chuyện hành chính của trung tâm chẳng qua do mình ít tuổi so với các cụ đấy thôi - bà Lệ Thẩm, nguyên bầu sô của đoàn Nhụy Hương, bắt đầu câu chuyện như vậy - Mọi người ở đây coi tui còn trẻ nhưng là trẻ ở tuổi 72”. Khu nhà ở gồm có một trệt, một lầu. Tầng trệt có một sảnh khá lớn với mấy chiếc ghế, bàn đã cũ kỹ, trên tường treo hầu hết là các bức hình ghi lại những cuộc thăm hỏi của các nhà hảo tâm tại trung tâm. Phía góc nhà có một dàn ampli, loa khá lớn xếp cạnh những bao gạo được chất ngổn ngang. Ở đây, mỗi nghệ sĩ được ở riêng một buồng. Nói là buồng cho nó kêu thôi chứ đó chỉ là một ô nhỏ tròm trèm khoảng 6m vuông, khá tăm tối với một chiếc giường cá nhân, một vài cái kệ vốn là những thùng gỗ ghép lại để kê đồ lặt vặt, trên tường dán kín những tấm apphich các nghệ sĩ, ca sĩ đang “hot” nhất hiện nay.
Hiện tại trung tâm có 21 nghệ sĩ. Ông Đức Hiền, phó giám đốc Hội Ái hữu nghệ sĩ sân khấu cải lương, đã làm một bài thơ vui về hai chục con người này với độ dài đến... hai câu cho mỗi người. Theo đó, người đọc có thể biết được tài năng các nghệ sĩ cao niên nhất từ Ngọc Văn, Hoài Nam... cho tới Thiên Kim, Lệ Thẩm. Trong số này có hoàn cảnh của bà Bạch Yến dường như thương tâm hơn cả. “Xưa bầu Yến đẹp và nổi tiếng lắm. Nay bà đã ngoài 80 và bị hai lần tai biến” - bà Thẩm cho biết.
Bà Bạch Yến từng là đào chánh trong đoàn Kim Phụng, Kim Chung (Hà Nội), sau năm 1954 bà vào Nam theo đoàn Kim Chung rồi gia nhập đoàn Năm Phỉ. Sau này lập ra đoàn Bạch Yến, đoàn này cũng có tên tuổi khá nổi tiếng. Sau khi chồng chết vì tai nạn, do gánh hát ế ẩm quá, bà Yến phải bán hết cơ ngơi ở đường Bùi Viện để trả nợ nhưng rồi gánh hát vẫn tan rã. Hiện bà được người con gái tên Yến Nga, 65 tuổi, cũng thuộc diện nghệ sĩ không nhà, không chồng, không con được trung tâm cho ở tạm ở đây để chăm sóc bà.
Bà Yến Nga đã làm đơn xin được ở chính thức tại trung tâm nhưng chưa được, có lẽ bà phải chờ đến khi có một chỗ trống nào đó.
Để được vào sống ở trung tâm, các nghệ sĩ phải có đủ ba điều kiện: có tối thiểu 25 năm trong nghề sân khấu cải lương, nghèo khổ; không người nuôi dưỡng, không nơi nương tựa và phải có tên tuổi”. 
Bữa ăn “nghệ sĩ”
            Khoảng 10 giờ sáng, chị phục vụ đã lo xong bữa trưa cho mọi người. Tại căn buồng nhỏ bên góc hồ cá của nghệ sĩ Hoàng Nô, người viết bài đã được ông mời vào chơi và mục kích thực đơn trưa của người nghệ sĩ 85 tuổi này. Bữa trưa gồm một cặp lồng cơm nhỏ, mấy con tép rang và một chén canh. Dưới gầm giường là một con chó vện ốm nheo ốm nhách đang nằm ngáp ngắn ngáp dài, thỉnh thoảng lại gãi sồn sột. “Chắc suất ăn này không chỉ dành riêng cho ông” - tôi nghĩ.
Theo bà Lệ Thẩm, kinh phí sinh hoạt của các nghệ sĩ hạn hẹp lắm, trước đây họ được cấp 4.000 đồng/ngày theo quy định chung, Hội Ái hữu trợ cấp thêm 9.000 đồng/ngày nữa. Số tiền này không chỉ dành cho ăn uống mà còn cho điện, nước. Vì vậy, trung tâm phải “liệu cơm gắp mắm”. Thỉnh thoảng có các nhà hảo tâm đến cho thêm nhưng cũng phải để dành vì có đến một phần tư các nghệ sĩ ở đây đang bị bệnh rất nặng, chẳng biết ra đi lúc nào. Chị phục vụ còn nói thêm việc đi chợ cũng mệt bởi hầu hết các cụ bị bệnh tiểu đường, huyết áp..., mỗi người thích ăn một kiểu nên nấu được một bữa cơm với chi phí vậy là cực lắm.
Ngược lại với khu nhà ở, khu hội trường có lẽ là khu nhà “hoành tráng” nhất của trung tâm. Trong hội trường có một bàn thờ khá đơn giản ghi tên những nghệ sĩ đã mất tại đây. Con số hiện tại đang tạm dừng ở số 22. Hội trường chính là nơi mà vào đêm rằm mỗi tháng, các nghệ sĩ lại tổ chức những đêm cải lương miễn phí. Nhìn những ông già, bà lão đang câm lặng ngồi dựa ghế nhìn xa xăm, thẫn thờ ra phía cổng xa, chắc không mấy ai có thể tưởng tượng được rằng có những đêm tối, một vài người còn sức khỏe hơn như Thiên Kim, Lệ Thẩm... lại hóa trang lên sân khấu, thả hồn vào những vai diễn một thời của họ. Có lẽ ánh đèn sân khấu chẳng bao giờ tắt trong tâm trí những con người này.
Nghiệp cải lương
            Từ cuối thế kỷ 19, từ thể loại đờn ca tài tử, nghề cải lương đã bắt đầu xuất hiện ở miền Nam. Năm 1920, gánh hát cải lương chính thức đầu tiên ở Sài Gòn của bầu Trương Văn Thông mang tên Tân Thinh ra đời. Từ cải lương chính là hai chữ đầu câu liễn do ông Lư Hoài Nghĩa và Nguyễn Biểu Quốc viết: “Cải cách hát ca cho tiến bộ. Lương truyền tuồng tích sáng văn minh”. Trong những năm chiến tranh, cải lương ở miền Nam phát triển khá rầm rộ.
Thập niên 1960 được coi là thời hoàng kim của nghề cải lương miền Nam với nhiều gánh hát tên tuổi. Đi cùng những gánh hát này là những cặp nghệ sĩ cải lương được đông đảo người mến mộ như Thành Được - Út Bạch Lan, Hùng Cường - Bạch Tuyết, Thanh Nga - Thanh Sang, Minh Phụng - Mỹ Châu, Minh Vương - Lệ Thủy. Trong số này có những nghệ sĩ mà sự giàu có đã đi cùng tên tuổi như Thành Được, Hùng Cường.
Tuy nhiên, dường như nghề cải lương khi sinh ra đã mang trong mình một nghiệp chướng. Theo ông Tần Nguyên - phó giám đốc Hội Ái hữu nghệ sĩ cải lương TP, trước đây những người theo nghề cải lương hầu hết không qua trường lớp. Do vậy, mặc dù họ rất có tài năng nhưng khi đã mất giọng, nghỉ hát thì ít có khả năng kiếm sống bằng nghề khác.
Ngoài ra, do đặc trưng nghề nghiệp, người hát cải lương phải đi lưu diễn đây đó, lấy gánh hát làm nhà nên con cái không có điều kiện học hành, tiền bạc cũng không dành dụm được. Nhiều người không thể đem con cái theo gánh hát nên đã phải nhờ gia đình nuôi nấng, thậm chí phải đem cho. Vì thế đến khi về già, do không gắn bó từ nhỏ nên con cái cũng ít gắn bó và chăm sóc cha mẹ đẻ của mình. Những lý do chính này đã khiến đa số nghệ sĩ cải lương gần như “trắng tay” khi vào tuổi xế chiều.
 
Một đời chưa vợ
Hiện nay, tại địa bàn thành phố có khoảng 400 nghệ sĩ cải lương đã giải nghệ đang có cuộc sống nghèo khó, nhiều người đã phải sống lang thang ở các vỉa hè, rạp hát... Ngoài Trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ, Hội Ái hữu trợ cấp 70 người với mức 100.000 đồng/tháng, 60 người với mức 5kg gạo/tháng.
Ở tuổi 80, họa sĩ Hoài Nam vẫn còn giữ được dáng dấp thư sinh, nghệ sĩ và khá đẹp trai một thời của ông. Ông già này có đến 60 năm cầm bút vẽ đi theo các gánh hát cải lương và đích đến cuối cùng là khu dưỡng lão này. Ông cười móm mém một cách hiền lành khi nói về chuyện ông chưa bao giờ lấy vợ: “Chú không lấy vợ cũng có cái lý của nó”.
Theo họa sĩ Hoài Nam, ngày còn nhỏ ông đã được chứng kiến cha mẹ mất sớm, sau đó là bảy anh chị em cũng mất nốt. Trong gia đình ông không ai sống được quá 40 tuổi. Do vậy, khi đã học hành xong, đi đây đi đó, ông chỉ nghĩ chắc mình cũng không qua được cái ngưỡng 40 tuổi của gia đình. Những năm tháng rong ruổi đi cùng các gánh hát, xung quanh ông không phải thiếu đào đẹp, hát hay, những cô gái hâm mộ sẵn sàng bỏ nhà đi theo anh họa sĩ tài ba, đẹp trai. Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở một vài mối tình chứ cũng chẳng kết duyên, cùng ai.
 
Tác giả bài viết: Trương Đạm Thủy - Hiếu Lê
Nguồn tin: 360
Từ khóa:

neo đơn, sân khấu

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này