\n
04:50 EDT Thứ ba, 19/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 761

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231721

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12031400

Trang nhất » Tin Tức » Họa Sĩ - Nhiếp Ảnh

Lão Họa Sĩ Hoài Nam, Giải Mã Hán Việt Nôm Theo Phương Pháp Họa Tự

Đăng lúc: Thứ tư - 01/10/2014 02:19 - Đã xem: 3106
Lão Họa Sĩ Hoài Nam, Giải Mã Hán Việt Nôm Theo Phương Pháp Họa Tự

Lão Họa Sĩ Hoài Nam, Giải Mã Hán Việt Nôm Theo Phương Pháp Họa Tự

hong cách hoạt bác lãng bạt trong một nhân dáng phiêu bồng đầy vẻ đạo vị, họa sĩ Hoài Nam vuốt chòm râu bạc trắng, hào hứng phát biểu cùng tôi, về ý nghĩa của Hà đồ Lạc thư, mà cách nay đã mấy ngàn năm, còn nằm trong một bí ẩn nan giải.
Theo ông, sự lầm lạc trong nhận thức về hai ấn tượng tiêu biểu, ngoài việc những mê số kỳ bí, của những đồ hình quá đơn giản, nên sự suy luận lệch lạc làm ý nghĩa sâu rộng trở thành một dịch lý bói toán tầm thường. Một mặt, sự khuếch trương bá quyền của phương Bắc, điều trước tiên là xóa sạch nền văn minh văn hóa của phương Nam, nên vận dụng tất cả thâm ý diễn giải Hà đồ Lạc thư theo tạp luận, tạo sự rối loạn hiểu biết ảo giác đối với truyền thống văn hóa Lạc Việt. Truyền thuyết, về tiên thiên bát quái ám chỉ bản hoa văn mà Trung Quốc cho rằng nằm trên lưng long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, nên gọi là Hà đồ, cũng vậy, hậu thiên bát quái là định danh cho những nét vạch trên mai rùa sông Lạc nên gọi là Lạc thư (*). Lão nghệ sĩ Hoài Nam cật lực phản bác, vì ông cho rằng chữ Lạc là Lạc Việt, chứ không phải sông Lạc, và hai đồ hình cũng chỉ là duy nhất thể: Thật ra hai đồ hình này là một. Vì bản thứ nhứt (được gọi là Hà Đồ) là bản đồ tổng thể của giải Thiên Hà. Còn bản thứ hai (được gọi là Lạc Thư) là bản chi tiết vị trí của trái đất trong giải Thiên Hà. Vì thế, cho nên nếu ta lấy số chẵn của các chấm này, tiếp theo số chẵn khác như từ số 2 đến số 4, rồi qua số 6 đến số 8, thành một con đường liên tục liền nhau. Và,  thêm một con đường khác của số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9 cũng liên tục liền nhau, thì chúng ta sẽ thấy nó có hình xoắn ốc giống như hình xoắn ốc của giải Thiên Hà. (Những cái chấm tròn là tượng cho các vì sao). Cũng như số sao (những cái chấm) của đồ hình Lạc Thư là số sao đúng như chòm sao có tên đó, và ở đúng vào hướng đó so với trái đất của chúng ta. Như chòm sao Hoa Cái có 8 sao ở hướng Bắc (gần sao Bắc Cực). Người Pháp gọi là Couronne Boreale. Còn chòm sao Thiên Hà ở hướng Tây có sáu sao, gọi là chòm sao Gemeause… (xin coi tiếp qua đồ hình).

 

Còn vị trí Ngũ Đế Tòa, là vị trí của Trái Đất. Ở giữa có số 5 (nên gọi Ngũ Đế Tòa là số Năm Vua, chữ Vua là chánh, chánh vị của Trái Đất). Vì số 5 là số của ngũ hành là Thổ, mà thổ là đất (quả đất của chúng ta đang ở). Bốn hướng là bốn hành (1 là Kim, 2 là Mộc, 3 là Thủy, 4 là Hỏa) là Tứ Đại. (Bốn thành phần chánh để tạo nên vật chất là: chất đặc, chất lỏng, chất hơi và điện khí).

 

Hà Đồ được gọi là tiên thiên, vì trước tiên phải có Thiên Hà, có Thiên Hà rồi mới có Trái Đất sau, nên Lạc Thư mới gọi là hậu thiên. Người ta dùng hậu thiên bát quái để tính toán và bốc dịch, vì nó  là chuyện của quả đất, thì phải lấy vị trí của quả đất trong Thái Dương Hệ, mà tính đến sự biến hóa của các chu kỳ của các hành tinh liên hệ ảnh hưởng với nhau, là vậy.

 

Hà Đồ Lạc Thư là bản đồ thiên văn được đơn giản hóa một cách tối đa, để dễ nhớ các vị trí của các chòm sao trong giải Thiên Hà, được chia ra làm 4 hướng rồi nhơn lên thành 8 (bát quái).

Còn bản đồ Liên Sơn Quy Tàng, là bản đồ vị trí của Trái Đất, được nhơn lên từ 8 hướng thành 28 hướng (thành 28 cung)…

 

Tôn trọng ý kiến của họa sĩ Hoài Nam, nhưng tôi vẫn tâm niệm về một ý thức uyên bác phi thường mà tôi đọc được trong nhiều tác phẩm của ông, từ Giải Mã Hán Việt Nôm Theo Phương Pháp Họa Tự, đến bộ sách giải quyết cùng cực sự sống đầy đạo vị, đi từ đau khổ hạnh phúc đến Thiền học, để khổ-tập-diệt-đạo mà quy bản lai diện mục. Thì tôi chợt nghĩ ra rằng, tất cả việc làm của Hoài Nam, hình thành cái hữu hạn trong ngôn ngữ chỉ để soi rọi tận cùng ngõ ngách, những tinh hoa rơi rớt mà trời đất điểm chỉ, chờ duyên nghiệp rót cho đầy ngõ tới. Ông đồn hết kiến thức mênh mông để suy luận cho mọi việc ngẫu nhiên trong vũ trụ, trong tâm linh và trong bản thể cá nhân.

 

Buổi sáng Đoan ngọ tháng 5 âm lịch mới đây, tôi chợt nhớ ra những ngày tao ngộ cùng bằng hữu sang thăm ông tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ, nằm tọa lạc trên cuối đường Âu Dương Lân, Quận8 TP.HCM, để uống từng chung rượu nồng tri ngộ. Vẫn cái hình thể giản dị, đầy vẻ đạo vị, hình như lúc nào lão họa sĩ vẫn tung tăng tươi trẻ, đẩy lùi cát bụi thời gian vẫn bám đầy trên vai áo. Chính nét phương phi, hào sảng của bản tính Nam bộ, cộng thêm số vốn tri thức phong phú tuyệt vời, khiến nhiều lúc cuộc rượu mang dáng dấp tẩy trần chan đầy nét thán phục của kẻ hậu bối quanh ông. Ý kiến của Hoài Nam bao giờ cũng phiêu bạt tận cùng ngõ ngách của cuộc sống, chất ngất những hiểu biết thông thái kỳ lạ. Nhiều lúc, trước câu chuyện tâm giao, tôi cũng sững sờ quanh những kiến thức diệu hoặc, vô cùng xa lạ của họa sĩ. Thực chất, hình như quanh ông chất đầy những kho sách thiên văn, địa lý, văn chương, khoa học, tôn giáo…lẫn thời sự Đông Tây kim cổ. Bản chất lão nghệ sĩ rất khiêm cung, bày giải tận cùng hiểu biết theo quy cách lập dựng bài bản, dù anh em hiện diện bày vẽ chuyện đời để phỏng vấn một cách tra hỏi hơn là học hỏi. Nhưng cái cười giòn giã vẫn là bản chất cố hữu của Thiền tông, như tiếng hú của Không Lộ. Sự vang động thinh không có- không, trong cái chợt ngộ nhận của cuộc đời này, phải chăng chỉ là kết quả ắt có, của một phương trời diệu vợi chất đầy nghiệp duyên.

 

Cái thoắt đến, thoắt đi, của một nhân dáng phiêu bồng ẩn sĩ, sẽ chỉ là bóng dáng kỳ ảo trong cuộc hóa thân. Nhưng với Hoài Nam, mây còn vương trên túi áo, gió còn thổi dạt dưới gót chân, nên sự ra đi-ở lại với ông chỉ là một trò đùa nhân thế. Nhiều lúc, hẹn hò giao ước cuộc gặp gỡ, nhưng bỗng nhiên thời khắc đã trôi lướt qua bóng dáng tịch mịch lãng bạt của ông, thì nên hiểu rằng trên lộ trình xuyên thân qua cuộc hẹn thì ông đã có một sự rủ rê tao nhã khác, hứng khởi đột nhiên giữa đường, khiến nhạn lạc tách bầy. Bản chất nghệ sĩ phiêu hốt, gần như theo đuổi gặm nhấm suốt cuộc đời dằn dặt gần 80 năm nay, họa sĩ Hoài Nam gom tất cả hiểu biết cổ kim sẵn có, thành tinh hoa chất đầy trong ngõ sáng tạo riêng mình. Kiến thức ngồn ngộn trong lộ trình góp nhặt cát đá, giúp Hoài Nam hình thành bộ sách 8 quyển Đạo và Đời, mang đầy phong vị Thiền học, có lúc rất thực tiễn, có lúc chất đầy đạo vị và dịch lý…

 

Lão họa sĩ Hoài Nam, có tặng tôi 7 tập thơ, gom tụ lại từ những bước phiêu du với thế thái nhân tình. Ngoài 2 thi tập Ngũ Âm và Thơ đường phố, còn lại 5 thi tập mà ông gọi là Thơ rượu ( Túy thi), Thơ tình ( Tình thi), Thơ lãng du (Lãng thi), Thơ thủy mặc (Thủy mặc thi), và Thơ ruộng vườn (Điền dã thi). Thì ta biết rằng với ông, mọi cuộc đùa chơi trên thế gian này, đều có một ý nghĩa sâu lắng, trầm tịch, đạo pháp…chứ không thể là một kẻ đùa chơi ngông cuồng, như loài thiêu thân chỉ rực rỡ trước ngọn đèn tàn canh. Sự hồn nhiên của một lão phu, đang gánh nặng tuổi trời, đã đem tất cả kiến thúc gần một thế kỷ nay, góp nhặt tinh hoa dâng lên nhật nguyệt, làm bừng sáng riêng một phương trời, chỉ với tâm ý chân thành là góp mặt tâm huyết, để giải mã những ẩn khuất của hiện thể.

 

Bảy thi tập gói trọn những cảm xúc của lão nghệ sĩ hòa mình, phóng túng, phiêu bạt trên bước đường nhập thể vào thi ca. Dĩ nhiên thơ ông vẫn loang loáng  sắc màu của những cuộc điền dã,  đi thênh thang giữa gió mây lãng bạt. Đó là một phương cách giang hồ không bến đợi, không ràng buộc giữa những phồn hoa vì “anh là con ngựa hoang/ nên không có đồng cỏ..”

Ông hớn hở đọc tôi nghe vài đoạn thơ với một tinh thần vô úy, không cần khen chê, đố kỵ giữa cuộc sống đầy bon chen, xô bồ này. Tư cách của một trưởng thượng có những nét gì ôn nhu, khuynh khoái lạ kỳ, phong phanh quanh mình y phục giản đơn, hình như còn có lớp phong quang bao phủ, làm tăng vẻ thiện căn diệu vợi. Tám quyển tạp luận của Hoài Nam gồm: Đau khổ và hạnh phúc (tập1), Diệt khổ (tập 2), Bước đầu của Thiền (tập 3), CLB già và trẻ (tập 4), Tận thế có hay không? (tập 5), Thành công và thất bại ( tập 6,7,8), là hành giả bước hẳn vào giai đoạn xuất xử với nhân thế. Tất cả kiến thức một đời, hình như được sử dụng trong lộ trình mà ông khiêm tốn bộc bạch giải trình. Bút hiệu Từ Thiếu Thất, ấn chứng trên bộ tác phẩm, theo ông chỉ là ông Từ giữ gìn động Thiếu Thất mà thôi.

 

Thời gian gần đây, ông tranh đấu với tuổi già và bệnh tật, tất bật viết và hoàn thành những luận lý về Luật Tam Hợp, qua những đồ hình cho Âm nhạc và Tử vi đẩu số. Hay Luật Âm Dương và Hà đồ Lạc thư, sơ đồ những con đường hình chữ S và số 8, đường xoắn ốc trong Hà đồ Lạc thư của Khí Âm Dương chuyển động (xem phần Phụ Luận).

 

Gần 60 năm rời bỏ học vị, không màng phù danh lợi lộc, ông sống trơ trọi nhưng đầy phong thủy quanh cương thổ mây gió riêng mình. Lúc bay nhảy tận cùng trên sân khấu phông màn, lúc soi mình quang quả giữa khung trời nghệ thuật thứ 7 là đặc thù mới lạ của cuộc rong chơi. Họa sĩ Hoài Nam vẫn canh cánh mang nặng trong tâm thức sự góp mặt cho văn hóa những điều thiết thực, mà hơn nửa thế kỷ ông góp nhặt tinh hoa thế gian, lập dựng riêng cho một khuynh hướng sáng tạo trên lãnh vực văn hóa. Hôm đầu năm 2010, khi tập biên khảo Giải Mã Hán Việt Nôm theo phương pháp họa tự, sắp sửa được ấn hành tập 1, lão nghệ sĩ hào hứng khi công trình hơn 30 năm mài mò nghiên cứu, để hình thành một phương pháp giải mã Hán Nôm bằng hình tượng. Ông lập dựng ý nghĩa và tượng hình cho ngôn ngữ để bước hẳn về một vị trí nghiên cứu sáng tạo một phương pháp họa tự, với phép biến có 17 cách chánh, trong đó có 310 hìnhthức khác nhau, dựa trên cách biến của Hình, Âm, Ý và Ký hiệu. Với bộ sách Giải Mã Hán Việt Nôm, hàng chục tập mà mới được ấn hành tập 1, đã gây ấn tượng hồ hỡi sâu rộng, mang đầy tâm huyết không chỉ riêng ông, mà còn hé mở một cánh cửa kỳ diệu, để phong quang cho một khung trời văn vật đầy dưỡng khí văn minh, và hoa lạ cỏ thơm được chan hòa thêm tri thức.

 

Lão họa sĩ tâm sự, được tác giả Mễ Thuận ghi lại như sau: “Tui hi vọng người học chữ Hán hiện thời sẽ dễ nhớ chữ hơn khi nhìn ra được cái gọi là tượng hình của nó mặt mũi thế nào. Tui cố gắng tìm cho mỗi chữ mỗi hình theo cái quy tắc hội họa của riêng mình. Hi vọng sẽ giúp người học dễ nắm bắt, nhớ mặt chữ”.

 

Hỏi lý do vì sao lại lao vào thứ công việc nhọc công, không lợi lộc này đến hơn nửa đời người? Ông họa sĩ già ngồi vuốt chòm râu trắng lãng tử hồi tưởng câu chuyện: năm 1964, 34 tuổi, ông ra Vũng Tàu thì gặp ông thầy thuốc người Trung Hoa. Vị này châm cứu cực giỏi lại nhân đức nên ông xin theo học. Thầy gật đầu và ra điều kiện: “Đọc hết ngần ấy sách thì ta dạy”, vừa nói tay thầy vừa chỉ nguyên một nhà sách chữ Nho (Hán). Hồi nhỏ có học chút đỉnh chữ Nho nhưng anh họa sĩ trẻ Hoài Nam ngày hôm đó đọc vật vã cũng không trôi dù chỉ một dòng. Bực tức với bản thân, ông quyết tâm học lại chữ Nho.

 

Nhưng năm đó ông đã 34 tuổi, việc học chữ vốn đã khó lại càng trở nên vô cùng khó, cứ học trước quên sau. Chẳng lẽ chịu thua? Một lần ông nhớ lời người thầy đầu tiên dạy chữ Nho cho mình rằng: “Các trò ai muốn nhớ nó lâu thì phải chiết tự được. Biết nó đại diện cho hình ảnh gì vì chữ Nho là chữ tượng hình”.

 

Nhưng thầy ngày đó cũng chỉ dừng lại ở đôi ba dẫn chứng rất đơn giản: như chữ tâm là được cách điệu từ hình trái tim, chữ lâm là hình những cái cây, chữ nhân là hình người... Còn hình của các chữ khác thì hoàn toàn tắc. “Vậy tại sao mình là một họa sĩ lại không tự mày mò tìm kiếm hình cho chữ, phân tích ra chắc sẽ dễ nhớ hơn”, năm ấy ông tự đặt cho mình câu hỏi.

 

Trong khi ông còn mải miết đi trả lời câu hỏi này, vị thầy thuốc ngoài Vũng Tàu đã đi xa. Kế hoạch học nghề thuốc dừng lại, nhưng ông cũng không ngờ chính mình đã lại say mất rồi cái chuyện vẽ hình cho chữ.”

 

Suốt đời ông, nỗi đam mê kéo dài đằng đẳng hơn 30 năm nay, nhào nắn trui rèn học hỏi từ cổ ngữ Hán tự, đem hết tâm huyết đặt lên nghệ thuật hội họa, tìm những tượng hình để suy gẫm và sáng tạo ra phương thức giải mã kỳ diệu, chỉ mục đích duy nhất là trao lại hậu thế một phát minh văn hóa, mà ông mong ước các thiện tri thức sẽ nghiên cứu chỉnh sửa cho hoàn thiện.

Lão họa sĩ Hoài Nam là một hình tượng chân thật, phiêu bồng mênh mang trong cõi thế gian này, với tứ đại giai không. Nhưng quả thật, trí tuệ uyên bác đầy đạo vị của ông đã làm rực rỡ thêm cho tác phẩm nặng phẩm chất con tim và tình người…

 

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

Viết tại Thư trang Quang Hạnh

(Hạ chí, 2011)

 

 

(*) Trích dẫn theo giải thích của Hoài Nam

Hà Đồ Lạc Thư là gì?

 

Hà Đồ Lạc Thư.

 

Bốn chữ này là một câu, nó có nghĩa như sau:

- HÀ:                 giải Thiên Hà |

 

Bản đồ của giải Thiên Hà do sách Lạc Việt (biên soạn).

 

Về sau các sách tách ra làm 2,  thành hai phần của hai vấn đề khác nhau, và của hai thời kỳ khác nhau. Nên phần đông bị hiểu một cách sai lệch.

Ta phải hỏi, tại sao lại có việc làm một cách tai hại như vậy?

Có 2 giả thuyết như sau:

 

1. Sách này đã có từ hơn 6000  năm trước, nên hậu thế sau này vì không đủ trình độ nắm bắt được ý nghĩa của đồ hình quá đơn giản, cũng như câu văn quá ngắn gọn, nên bị hiểu một cách lệch lạc, vì không ai nắm bắt được ý nghĩa sâu rộng của nó. Rồi chỉ coi như một loại sách bói toán bình thường.

 

 2. Vì, sau khi dân tộc phương Bắc thôn tính phương Nam, cái điều đầu tiên hơn hết cần phải làm, là xóa sạch những gì là truyền thống văn hóa Lạc Việt, để dễ dàng đồng hóa sau này. Cái gì của Lạc Việt đều không được nhìn nhận, nếu không thì cũng phải tìm mọi cách để đánh lạc hướng, để biến dần thành sản phẩm của phương Bắc. Nên người phương Bắc mới tạo thành 2 truyền thuyết khác nhau, về chuyện xuất xứ của Hà Đồ Lạc Thư, để làm rối loạn sự hiểu biết sau này của hậu thế, như cho rằng: Vì vua Phục Hy được con long mã ở sông Hoàng Hà dâng cho bản đồ hình (nên được được gọi là Hà Đồ, là bản đồ ở sông Hoàng Hà). Và vì nó có trước Lạc Thư nên được gọi là tiên thiên bát quái. Về sau vua Vũ được con rùa ở sông Lạc dâng cho bản đồ hình được khắc trên mai của nó nên được gọi là Lạc Thư, (Lạc là sông Lạc chứ không phải Lạc Việt), và vì có sau nên gọi là hậu thiên bát quái. Vì cắt nghĩa như vậy nên về sau không ai còn biết nó xuất xứ từ đâu, và nghĩa thật của nó ra sao. Càng hiểu sai càng có lợi cho phương Bắc.

 

Thật ra hai đồ hình này là một. Vì bản thứ nhứt (được gọi là Hà Đồ) là bản đồ tổng thể của giải Thiên Hà. Còn bản thứ hai (được gọi là Lạc Thư) là bản chi tiết vị trí của trái đất trong giải Thiên Hà. Vì thế, cho nên nếu ta lấy số chẵn của các chấm này, tiếp theo số chẵn khác như từ số 2 đến số 4, rồi qua số 6 đến số 8, thành một con đường liên tục liền nhau. Và,  thêm một con đường khác của số lẻ như: 1, 3, 5, 7, 9 cũng liên tục liền nhau, thì chúng ta sẽ thấy nó có hình xoắn ốc giống như hình xoắn ốc của giải Thiên Hà. (Những cái chấm tròn là tượng cho các vì sao). Cũng như số sao (những cái chấm) của đồ hình Lạc Thư là số sao đúng như chòm sao có tên đó, và ở đúng vào hướng đó so với trái đất của chúng ta. Như chòm sao Hoa Cái có 8 sao ở hướng Bắc (gần sao Bắc Cực). Người Pháp gọi là Couronne Boreale. Còn chòm sao Thiên Hà ở hướng Tây có sáu sao, gọi là chòm sao Gemeause… (xin coi tiếp qua đồ hình).

 

Còn vị trí Ngũ Đế Tòa, là vị trí của Trái Đất. Ở giữa có số 5 (nên gọi Ngũ Đế Tòa là số Năm Vua, chữ Vua là chánh, chánh vị của Trái Đất). Vì số 5 là số của ngũ hành là Thổ, mà thổ là đất (quả đất của chúng ta đang ở). Bốn hướng là bốn hành (1 là Kim, 2 là Mộc, 3 là Thủy, 4 là Hỏa) là Tứ Đại. (Bốn thành phần chánh để tạo nên vật chất là: chất đặc, chất lỏng, chất hơi và điện khí).

 

Hà Đồ được gọi là tiên thiên, vì trước tiên phải có Thiên Hà, có Thiên Hà rồi mới có Trái Đất sau, nên Lạc Thư mới gọi là hậu thiên. Người ta dùng hậu thiên bát quái để tính toán và bốc dịch, vì nó  là chuyện của quả đất, thì phải lấy vị trí của quả đất trong Thái Dương Hệ, mà tính đến sự biến hóa của các chu kỳ của các hành tinh liên hệ ảnh hưởng với nhau, là vậy.

 

Hà Đồ Lạc Thư là bản đồ thiên văn được đơn giản hóa một cách tối đa, để dễ nhớ các vị trí của các chòm sao trong giải Thiên Hà, được chia ra làm 4 hướng rồi nhơn lên thành 8 (bát quái).

 

Còn bản đồ Liên Sơn Quy Tàng, là bản đồ vị trí của Trái Đất, được nhơn lên từ 8 hướng thành 28 hướng (thành 28 cung)…

HOÀI NAM

Họa sĩ ĐẶNG HOÀI NAM (1930)

- Học trường Mỹ nghệ Gia Định 1947
 

Họa sĩ Hoài Nam sinh ngày 18/10/1930.

Quê quán: Thủ Thừa, Long An.

Hiện ở Trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ, Q.8, TP.HCM.

Những tác phẩm thiết kế nghệ thuật nổi tiếng: Xa lộ không đèn, Bàn thờ Tổ của cô Đào, Nghêu Sò Ốc Hến, Hồi chuông Thiên Mụ, San Hậu..

Ngô Nguyên Nghiễm
 


Nguyễn Quốc Tuấn (tư liệu - ảnh)


 

Tác giả bài viết: Ngô Nguyên Nghiễm
Nguồn tin: VH&NT - Trường Vẽ Gia Định
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này