\n
19:31 -08 Thứ hai, 18/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36


Hôm nayHôm nay : 12993

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228127

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12027806

Trang nhất » Tin Tức » Họa Sĩ - Nhiếp Ảnh

HỌA SĨ CHOÉ

Đăng lúc: Thứ tư - 17/12/2014 23:14 - Đã xem: 2388
HỌA SĨ CHOÉ

HỌA SĨ CHOÉ

Tháng 10, 2013 trên Web Internet có tin: Sài Gòn, 27 Ngày xem Tranh Choé Lần đầu tiên tại Việt Nam, hai bộ tranh “Phụ nữ nước tôi” và “Vision d’Été 1998” ( Cảnh quan mùa hạ 1998) thuộc bộ sưu tập của gia đình họa sĩ Choé, và các bức tranh sơn dầu, tranh màu nước trên lụa, trên giấy dó của họa sĩ Choé thuộc bộ sưu tập của Phòng tranh Tự Do sẽ được giới thiệu tại Cuộc Triển lãm “TRANH CỦA CHÓE“.

Chỉ cần nói đến “Hoạ sĩ Chóe,” người ta nhớ ngay tới  người vẽ hý họa danh tiếng quốc tế. Tháng 3, 2013 để kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông – Hoạ sĩ qua đời Tháng 3.2003 — Nhà Xuấb Bản Văn hoá – Văn nghệ và Công ty Sách Phương Nam ấn hành cuốn “Nghề Cười” – bao gồm một số tác phẩm tuyển chọn của hoạ sĩ Chóe gồm tranh, nhạc, truyện…. Và đầu tháng 5, phòng tranh Tự Do tổ chức triển lãm hồi cố những họa phẩm của  ông.

Hoạ sĩ Thu Hà — chủ Phòng tranh Tự Do — cho biết:

“Khoảng cuối năm 1970, chúng tôi gặp họa sĩ Chóe lần đầu ở tòa soạn nhật báo Báo Ðen ở đường Cống Quỳnh, Sài Gòn. Lúc đó Chóe vẽ hý họa cho vài tờ báo ở Sài Gòn. Mấy năm sau, Chóe trở thành cây bút hý họa danh tiếng lừng lẫy thế giới. Phòng tranh Tự Do khai trương ngày 24.6.1989. Tháng 7.1989, lần đầu chúng tôi mua 20 bức tranh lụa của Chóe. Ðó là những bức tranh đầu tiên trong bộ sưu tập của Phòng tranh Tự Do”.

Tranh lụa của Chóe rất khác với tranh lụa của đa số các họa sĩ miền Nam. Các họa sĩ miền Nam xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh, trung thành với phong cách Lê Văn Ðệ: Trong sáng, thơ mộng… Vốn là một họa sĩ tự học, lại học rất nhanh, và đã quen với bút pháp phóng khoáng của hý họa, nên Chóe vẽ tranh lụa cũng nhanh như khi Chóe vẽ hý họa, nét bút mạnh mẽ, dứt khoát với các mảng màu thoải mái. Có nhiều người cho rằng tranh lụa của Chóe không đúng với tranh lụa truyền thống Việt Nam. Chóe cũng đồng ý với nhận xét trên. Ông cho rằng đây là cách vẽ riêng của ông. Tranh lụa của Chóe được các nhà sưu tập đặc biệt yêu thích và nhanh chóng trở thành “best seller” (bán được nhiều nhất) trong Phòng tranh Tự Do. Về sau, Chóe vẽ thêm tranh giấy dó Việt Nam và giấy xuyến chỉ của Trung Quốc, theo phong cách tranh màu nước riêng của Chóe (giống như tranh lụa của ông), và tiếp tục được người hoan nghênh, ưa chuộng…

Một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của Chóe là bức “Phong cảnh cao nguyên” sáng tác năm 1965. Bức tranh này ông tặng người yêu, và sau này trở thành người vợ chung thủy của ông. Năm 1985, trở về từ Trại cải tạo, ông vẽ chân dung vợ ông. Cuối năm 1989, ông mang đến Phòng tranh Tự Do bức “Mẹ gà con vịt” sáng tác năm 1989, mở đầu cho loạt tranh sơn dầu của Chóe, với bút pháp mạnh mẽ và phóng khoáng cố hữu của ông. Từ đó, tranh sơn dầu của ông được trưng bày thường xuyên ở Phòng tranh Tự Do và luôn luôn được các nhà sưu tập tranh đón mua.

Hoạ sĩ Choé  tham dự nhiều cuộc  triển lãm Tranh trong và ngoài nước. Ông vẽ nhiều bộ tranh theo chủ đề như: “Những Tổng thống Mỹ” – 41 tranh sơn dầu năm 1993. ( Bộ sưu tập của bà Nancy Phạm, Hoa Kỳ); bộ “Phụ nữ nước tôi” gồm 10 bức hý họa. Ông vẽ bộ tranh này khi được mời tham dự cuộc triển lãm “Hý họa Châu Á” tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1995. Trong Triển lãm “Tranh của Choé” lần này có thêm 2 bức ông mới vẽ – một tranh sơn dầu ( Nhạc sĩ Trần Tiến, 1993) và một tranh lụa ( Ca sĩ Bảo Yến, 1990).

Ðây là tiểu sử của Họa sĩ CHOÉ trên Internet:

Phạm Văn Ðồng đi xin viện trợ. Tranh Choé vẽ tại Sài Gòn Tháng 4, 1973.

Phạm Văn Ðồng đi xin viện trợ. Tranh Choé vẽ tại Sài Gòn Tháng 4, 1973.

Nguyễn Hải Chí (sinh 11 tháng 11, 1943 – mất 12 tháng 3, 2003) là một họa sĩ vẽ tranh biếm của Việt Nam, nổi tiếng với bút danh Choé, ngoài ra ông còn có bút danh Trần Ai, Cap, Kit. Ông được coi là “Họa sĩ Biếm Số Một của Việt Nam” với những tranh biếm đặc sắc qua nhiều thời kỳ. Ông vẽ chủ yếu là tranh sơn dầu, giấy dó và tranh lụa. Ngoài vẽ, Chóe còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ.

Nguyễn Hải Chí sinh ngày 11 tháng 11 năm 1943 tại Cái Tàu Thượng, Hội An, Chợ Mới, An Giang. Sau đó gia đình ông chuyển về xã Vĩnh Tế dưới chân núi Sam, Châu Ðốc.

Do hoàn cảnh gia đình nghèo, ông phải nghỉ học từ năm lớp 2, đi làm kiếm sống từ năm 9 tuổi. Ông làm đủ nghề: đập đá, đốn củi, chăn bò mướn…

Năm 1960, bị cán bộ Cộng sản ép lên núi hoạt động du kích, ông bỏ trốn về Mỹ Tho, xin làm việc tại một phòng vẽ quảng cáo và học vẽ tại đây. Năm 1963, ông làm thơ đăng báo để tán tỉnh cô Nguyễn Thị Kim Loan, người sau này trở thành vợ ông.

Năm 1964, ông đi quân dịch, năm sau được chuyển về làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này ông làm thơ, viết truyện gửi đăng báo. Năm 1966 ông được nhật báo Tiền Tuyến trao giải “Truyện Ngắn Xuất Sắc Nhất.” Từ đó ông đi vào làng báo Sài Gòn

Cuối năm 1969, ông chuyển qua vẽ hí họa cho tờ Diễn Ðàn, từ đây ông ký tên Choé dưới các tranh vẽ của ông, nghệ danh “ Choé”  do nhà văn Viên Linh đặt; lúc đó ông Viên Linh là chủ bút báo Diễn Ðàn. Sau đó ông vẽ cho nhật báo Báo Ðen năm 1970, nhưng vẫn chưa được nhiều người lưu ý. Năm 1971, ông chuyển qua cộng tác với nhật báo Sóng Thần. Từ đây ông  được nhiều người biết tài, biết tên, ông nổi tiếng từ mùa hè năm 1972. Các tranh biếm của ông được các báo danh tiếng thế giới như The New York Times, Newsweek…chọn đăng. Ông còn viết truyện dài đăng hàng ngày với tựa đề “Cái gọi la.ø”

Trong giai đoạn nóng bỏng của chiến tranh Việt Nam, ông đã vẽ nhiều nhân vật nổi tiếng: Richard Nixon, Henry Kissinger, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hương, Võ Nguyên Giáp… Một số tranh của ông đã đụng đến vấn đề nhạy cảm do đó ông bị chính quyền VNCH bắt giam từ tháng 2 năm 1975. Thời gian ở tù như bị giam lỏng, cả ngày ông chỉ chơi cờ tướng và đọc truyện kiếm hiệp, và ông tự học đàn và sáng tác nhạc trong thời gian ở tù.

Sự kiện 30 tháng 4, 1975 diễn ra, Nguyễn Hải Chí tự thoát khỏi nhà ngục sau 3 tháng ở tù. Mấy tháng sau ông được nhận vào làm ở tòa soạn báo Lao Ðộng Mới với nhiệm vụ trình bày tờ báo.

Tháng 4 năm 1976, ông bị bắt đi học tập cải tạo cùng với các văn nghệ sĩ miền Nam cho đến cuối năm 1985, ông đã sống tù trong  Nhà Tù Chí Hòa rồi Trại Cải Tạo Gia Trung, Pleiku. Năm 1986  ông vượt biên nhưng bị bắt và phải trở lại tù thêm lần nữa.

Từ năm 1990, do không xác định được thời hạn tù, ông bị từ chối đơn xuất cảnh theo diện H.O. Ông ở lại Việt Nam hành nghề vẽ tranh bán cho khách nước ngoài. Ông cộng tác với Phòng tranh Tự Do tại Thành phố Hồ Chí Minh, để trưng bày và bán tranh lụa, giấy dó và tranh sơn dầu, ký tên Vân Bích. Ít lâu sau, ông được nhiều tờ báo trong nước đề nghị cộng tác trở lại. Tranh của ông tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạo được phong cách riêng trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực của xã hội.

Năm 1997, Choé bị đột quỵ, dẫn đến bại liệt một thời gian. Trước đó ông  đã mắc phải bệnh Tiểu đường. Từ năm 1998 tới 2001, ông có 2 lần sang Pháp điều trị nhưng  bệnh trạng không thuyên giảm. Từ năm 2001, ông bắt đầu đi đứng khó khăn, mù mắt trái, mờ mắt phải, từ đó ông không vẽ nữa mà chuyển qua làm thơ, viết nhạc.

Lê Ðức Thọ và Hiệp Ðịnh Paris. Tranh Choé vẽ tại Sài Gòn Tháng 4, 1973.

Lê Ðức Thọ và Hiệp Ðịnh Paris. Tranh Choé vẽ tại Sài Gòn Tháng 4, 1973.

Cuối năm 2002, ông được bạn bè giúp đỡ đưa sang Virginia, Hoa Kỳ chữa bệnh. Ngày 22 tháng 2 năm 2003, ông đột ngột bị ngộp thở, 10 ngày sau ông đột quỵ và đứt mạch máu não.

3 giờ 50 phút sáng ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông qua đời tại bệnh viện Fairfax, Virginia. Lễ tang ông được cử hành tại Nhà Thờ các Thánh Tử Ðạo Arlington, sau đó được đưa về Việt Nam an táng tại nghĩa trang Nhà thờ Thánh Mẫu, huyện Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai.

Ngoài rất nhiều tranh biếm đã được đăng trên các báo, còn những tuyển tập thu thập các tác phẩm của Chóe :

Sách

The World of Choé (Thế giới của Choé), tuyển tập do nhà báo Mỹ Barry Hilton  thu thập một số tranh biếm họa của ông, Nhà xuất bản Glade Publications ấn hành tại Mỹ năm 1973.

Lai rai vẽ viết – bút ký ( Nxb Lao Ðộng, 1992)

Tử tội – tuyển tập tranh hí họa, thơ, văn, nhạc ( Nxb Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2001)

Nghề Cười, tuyển tập tranh, thơ, văn, nhạc ( Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013)

Trong sự nghiệp đồ sộ của mình, Họa sĩ Choé đã được nhiều vinh dự trong lẫn ngoài nước:

Năm 1966, ông được báo Tiền tuyến trao giải “Truyện Ngắn Xuất Sắc”.

Năm 1973, nhà báo Mỹ Barry Hilton thu thập một số tác phẩm của ông định in thành sách phát hành tại Mỹ dưới tên “The World of Choé” (Thế giới của Choé) và gọi ông là “cây biếm hoạ số 1 của Việt Nam”, nhưng ý định này đã bị Bộ Ngoại Giao Mỹ cản trở.

Năm 1973, tuần báo New York Times bình chọn Chóe là một trong 8 họa sĩ biếm họa xuất sắc trên thế giới của thập niên 1970.

Năm 1995, Choé được Phó Tổng Lãnh sự Nhật Bản mời tham dự cuộc triển lãm tranh quốc tế với chủ đề “Phụ nữ nước tôi” tổ chức tại một số thành phố ở Nhật.

Ông được tuần báo L’Hebdo của Pháp chọn là một trong 6 người Việt tiêu biểu từ 1975 tới 1995 với đặc trưng là “Họa sĩ bướng bỉnh”.

Năm 1998, ông có cuộc triển lãm tranh tại Pháp. Khi tới thăm Roma, ông được đặc ân diện kiến Ðức Giáo Hoàng John Paul II tại Tòa Thánh Vatican.

Năm 2004, 29 tranh chân dung của Choé về những người phụ nữ đoạt giải thưởng Nobel được trưng bày ở Stockholm nhân “Ngày Việt Nam” ở Thụy Ðiển.

Sao y bản chính


Nguồn tin: Hoàng Hải Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này