\n
Đang truy cập :
54
Hôm nay :
2654
Tháng hiện tại
: 137364
Tổng lượt truy cập : 18350586
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
DẠ HƯƠNG - Tiếng Hát Mùa Chinh Chiến
Ca Sĩ Dạ Hương
(trích bài của Chu Văn Lễ trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 40 phát hành ngày 13 tháng 11 năm 2015)
Dạ Hương - Tiếng Hát Mùa Chinh Chiến
Thi sĩ, nhạc sĩ, nhà báo Chu Văn Lễ (Vancouver)
Ảnh ca sĩ Dạ Hương do Trần Quốc Bảo chụp tại khách sạn Hương Việt (Bình Thạnh) ngày 27 tháng 2 năm 1996
Vợ chồng Dạ Hương và con trai Thái Quyền ghé thăm Trần Quốc Bảo tại khách sạn Hương Việt tháng 2 năm 1996
Hoàng Anh (sau này đổi tên là Dạ Hương) những ngày đầu đi hát
Một bài viết về Dạ Hương trên một tờ nhật báo Saigon đầu năm 1971
Ngọc Tuyết và Dạ Hương
Dạ Hương những năm 1977-1978
Nhạc sĩ Viết Chung đang điều khiển ca đoàn, trong ảnh phía dưới là Dạ Hương. Ảnh chụp năm 1981.
Dung nhan Dạ Hương tiều tụy sau khi rời viện năm 1993
Những năm 1997-1998, 2 vợ chồng mượn nợ mua xe bán phở, hủ tíu nhưng cũng thất bại thảm thương
Dạ Hương lìa trần ngày 14 tháng 11 giữa niềm đau xót tột cùng của chồng và 2 con bên cạnh
Từ trái sang phải: Hải (cầm phone), nghệ sĩ Giang Kim, chị Tám, Quang (con trai lớn Dạ Hương), bên kia là vợ con cháu Quyền (con út Dạ Hương), Mai (em út Dạ Hương) và cháu Lê Hoàng Dũng (con chị Tám)
Vợ chồng Quyền và con, Quang, Mai (em út Dạ Hương), Nga (chị thứ 8) và Tuyết Hồng (chị thứ 9)
Từ trái: Nhà báo Đức Nguyễn, nghệ sĩ Giang Kim, Hồ Hoàng Thái Quang, và vợ con Hồ Hoàng Thái Quyền
Nhạc sĩ Ngọc Chánh
Bảo thân Nói đến Dạ Hương rất nhiều điều chưa nói, nhân tưởng niệm Dạ Hương anh tuần tự ghi lại đôi điều 1/ Chuyện bên Mỹ trước: Năm 1981, 1982 Kim Anh hát cho anh ở vũ trường Maxim’s San Jose. Ngày đó chắc không mấy người còn nhớ đến tiếng hát Dạ Hương, vì tuy cô hát rất hay nhưng lúc đó chưa được nổi tiếng, anh đang chuẩn bị thật kỹ để giới thiệu Dạ Hương thì 1975 xẩy đến! Trở lại chuyện Kim Anh, năm 1981, 82 cũng chưa nổi tiếng, anh đưa cho Kim Anh cuốn băng Shotguns mới nhất chưa kịp phát hành với tiếng hát Dạ Hương! Nhờ nhiều bài hay, hát hay trong cuốn băng với tiếng hát Dạ Hương, Kim Anh tập theo và nổi tiếng. Muốn trở thành danh ca phải có thực tài và may mắn. Dạ Hương là người ca sĩ có tài nhưng thiếu may mắn! Âu cuộc đời này, người thành bại một phần cũng do số mệnh! 2/ Chuyện trước 1975: Ngày đó có hai ca sĩ anh chuẩn bị giới thiệu, đó là Hương Lan và Dạ Hương, nhưng đất nước thời ly loạn mọi sự đều theo vận nước nổi trôi, ly tán, ai còn, ai mất, ai thành ai bại đều theo vận nước! Nếu em tổ chức cho anh gởi tí quà về cho con Dạ Hương. Thân mến Ngọc Chánh
Ca sĩ Thanh Thúy
Nhắc đến Dạ Hương là chị không tránh nổi sự xúc động bùi ngùi. Có ai đó nói Dạ Hương không đẹp, điều đó không đúng, đối với chị, cô ấy xinh lắm. Nhìn Dạ Hương đứng hát dưới ánh đèn màu của Queen Bee và Quốc Tế những năm 70 đến 75, chị vẫn luôn nhớ mãi cái bóng dáng dịu hiền của cô ấy. Dạ Hương rất có tài, rất ngoan.. nhưng không hiểu sao cuộc đời cô lại gặp cảnh sóng gió ba đào khổ quá.. Sau 1975, nghe tin Dạ Hương lâm bịnh, chị cũng nhiều lần nhờ Nam Trân, nhờ Bảo đem quà về Saigon gửi tặng cô.. Những năm sau này thất lạc tin tức, chính Bảo cũng không tìm ra.. nhiều khi nghĩ đến Dạ Hương mà cũng chẳng biết sao tìm gặp. Hôm qua, nghe tin em báo là đã nói chuyện được với 2 con trai của Dạ Hương và khen 2 cháu rất ngoan và cả gia đình Dạ Hương đùm bọc săn sóc cho Quang, và Quyền.. chị mừng lắm em ạ. Thôi thì giờ này ở một cõi xa xôi, có lẽ Dạ Hương cũng ấm lòng vì còn nhiều người thương tưởng đến mình và nhất là 2 đứa con cũng đã thành nhân thành tài..
Phương Hồng Quế
Quế và Dạ Hương gặp nhau lần đầu, đó là cuối năm 1970 hay 1971 gì đó tại Queen Bee. Lúc ấy, hình như bạn mình mới vừa bỏ tên cũ Hoàng Anh và dùng tên mới Dạ Hương. Hai đứa cũng xuýt soát nhau nên rất là thân. Nào là đi hát chung, có lúc ghé nhà nhau ăn uống, sau đó đi phố mua áo dài.. đến khi sau 1975 vẫn còn thân thiết lắm. Thời gian gặp Dạ Hương nhiều nhất, đó là lúc Dạ Hương lên giúp chị Mai trên cái quán đường Nguyễn Tiểu La đối diện sân Cộng Hòa những năm 77-78 trước khi chị Mai vượt biên rời nước. Sau này nhờ Bảo báo tin Dạ Hương bị ung thư, nên chị Mai và Quế lại phiền Bảo lo đem quà về Saigon trao tận tay cho người bạn thân ngày nào của mình. Nào ngờ, cuộc đời Dạ Hương thấy vậy mà sao lận đận đau khổ vô cùng. Cầu mong linh hồn bạn giờ này đã thanh thản nơi cõi thiên đường hạnh phúc.
Ca sĩ Mai Hiên (trái) và Dạ Hương (phải).. tình bạn từ mùa Thu năm 1969 những ngày ca hát ban đầu tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung
Tôi và Dạ Hương quen nhau khi tôi vào hát cho Ban Văn Nghệ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, và đó là Mùa Thu năm 1969. Lúc tôi gia nhập văn nghệ thì Dạ Hương đã có mặt trong đó từ lâu rồi, lúc đó Nàng lấy nghệ danh là Hoàng Anh và khi hát ở Vũ Trường Queen Bee mới đổi tên thành Dạ Hương. Còn nhớ ngày đầu tiên khi bước chân vào gặp Đại Úy Các (Trưởng Ban Tâm Lý Chiến) để thử giọng, tôi bắt gặp một người con gái thật dễ thương, có mái tóc dài, cặp mắt to đen với sóng mũi dọc dừa nhìn tôi mỉm cười. Cô kéo ghế bên cạnh mời tôi ngồi. Đại Úy Các giới thiệu cô với tôi: “Đây là ca sĩ Hoàng Anh trong Ban Văn Nghệ “. Tôi gật đầu chào cô, rồi Đại Úy quay sang tôi : “Còn đây là Xuân Hương (nghệ danh của tôi hồi đó) sẽ gia nhập Ban Văn Nghệ của chúng mình”. Chừng vài phút sau, các anh trong Ban Văn Nghệ đến gồm có: Anh Kiệt (Guitar), Anh Phú (Bass), Anh Thanh ( Drums ), ca sĩ gồm có Hoàng Anh (tức Dạ Hương), Thu Lan, Bích Huyền và tôi. Đại Úy nói thêm: “Ngoài ra còn có 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân nhưng 2 anh này chỉ tăng cường mỗi khi có những chương trình đặc biệt. Sau buổi thử giọng, tôi chính thức được nhận vào hát trong Ban Văn Nghệ Tâm Lý Chiến, giúp vui cho các anh lính quân trường. Đó cũng là Sân Khấu đầu tiên trong cuộc đời ca hát của tôi. Có thể nói Dạ Hương là một người em văn nghệ mà tôi hằng quý mến, cô hiền dịu, chịu khó học hỏi và rất khiêm nhường. Ngoài ra cô còn có tính thương người và hay quan tâm chia sẻ với mọi người khác. Còn nhớ có lần sau khi trình diễn về, tôi đã bị sốt cả đêm, Dạ Hương đã thức dậy lo cạo gió và tìm thuốc cảm cho tôi uống. Sáng dậy , cô còn đưa tôi về đến tận nhà mặc dù lúc đó chưa thân với cô lắm. Một lần nữa , sau buổi văn nghệ, mọi người ai cũng mệt và về đến phòng là lăn ra ngủ liền, riêng tôi trằn trọc mãi vẫn không sao nhắm mắt được, nhìn thấy có ánh đèn bên ngoài phòng mà chúng tôi hay tập dợt, tôi rón rén đi ra ngoài và nhìn thấy 2 bóng người ngồi, trước mặt là 2 ly trà nóng, thì ra đó là Dạ Hương và anh Thanh (đánh trống và cũng là bạn trai của Hương ). Tôi liền kéo ghế ngồi sát cạnh Hương và nói: “Cho phá đám một chút được không?”. Hương cười bẻn lẻn và nói: “Không sao đâu chị, mời chị nhập bọn với tụi em cho vui”. Thế là bộ ba chúng tôi ngồi tán gẫu cho đến lúc cả 3 đều ngáp dài mới chịu trở về phòng ngủ. Đầu năm 1970, tôi được mời hát tại phòng Trà Melody ( Tổng Đốc Phương Chợ Lớn) và Hương Cỏ May (Phạm Hồng Thái) nên phải rời bỏ Ban Văn Nghệ Quang Trung vì ở đây trình diễn vào buổi tối không thể hát cho Phòng Trà được. Sau đó tôi xin vào Ban Văn Nghệ Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ vì nơi đây chỉ trình diễn ban ngày mà thôi và như vậy có thể hát được cả hai nơi. Cùng lúc đó Dạ Hương được mời hát tại Queen Bee và một vài nơi khác nên cũng phải rời bỏ Quang Trung như tôi . Tuy rằng chúng tôi đã rời bỏ Ban Văn Nghệ nhưng thỉnh thoảng tôi hay đến thăm Dạ Hương tại Queen Bee mỗi khi chờ hát từ nơi này qua nơi khác,như từ Melody (Tổng Đốc Phương) chạy về Hương Cỏ May ( Phạm Hồng Thái) và chờ ở đó. Có lấn cô em gái tôi, Lan Hương, bị bệnh không đưa tôi đi hát được như mọi khi nên tôi phải tự lái xe một mình đến Phòng Trà. Khi hát xong ở Maxim (Hát thế cho Trang Mỹ Dung lúc đó), tôi đến Queen Bee thì nghe anh tiếp viên ở đó nói: “Dạ Hương mới ra về, chị chạy lẹ lên chắc còn kịp”. Vì muốn đuổi kịp Dạ Hương, lúc đó tôi đã chạy thật nhanh và lách vào đám xe đậu ở parking và vấp ngã vì đôi giày gót nhọn quá cao của tôi, trẹo chân và đôi giày bị cong cả gót . Hôm sau gặp và kể cho Dạ Hương nghe, cô cười ngất và còn ghẹo tôi: “ Thôi để em đền cho chị đôi giày khác cao hơn và gót nhọn hơn nhé”. Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất giữa tôi và Dạ Hương.
Dạ Hương chụp tại Sở Thú 1970
Biến cố 30/04 ập đến.. Chúng tôi mỗi người mỗi ngã, ai cũng phải bươn chải để kiếm sống mặc dù rất nhớ về nhau nhưng không có thời gian để gặp nhau. Cho đến một hôm thật bất ngờ, Dạ Hương đã đến thăm tôi tại nhà riêng ở đường Lý Thái Tổ (Quận 10). Gặp lại cô, tôi rất mừng nhưng thấy xót xa trong lòng vì cô đã gầy đi rất nhiều và cặp mắt thì buồn vời vợi. Tôi gặn hỏi cô chỉ nói: “Nước mất nhà tan, mọi thứ đều xáo trộn tất cả chị Hương à! Cuộc đời ca sĩ của chị em mình giờ đây sẽ gặp khó khăn nhiều. Bây giờ đâu còn ai biết đến tên tuổi của mình ngày trước nữa và Họ còn nói mình là những tiếng hát của Ngụy Quân. Nghĩ thấy đời ca sĩ cũng bạc qúa chị nhỉ? Khi mình bước lên sân khấu mọi người vỗ tay hoan hô, đi đâu cũng có kẻ đón người đưa, nâng niu mình từng chút một. Đến bây giờ đổi đời rồi, thời vàng son của chúng mình không còn nữa và đâu ai biết đến em là Dạ Hương, chị là Xuân Hương đâu. Nghĩ thật buồn chị nhỉ ? À ! em nhớ có một bài hát gì đó, chị hay hát hồi còn trong Ban Văn Nghệ Quang Trung mà em rất thích, bài đó nói về cuộc đời của người nghệ sỹ. Cô suy nghĩ một chút rồi cất tiếng hát nho nhỏ: “Người nghệ sĩ lăn lóc dưới mương”. Tôi nghe 2 chữ “dưới mương” tức cười quá liền cắt ngang tiếng hát của cô: “Không phải vậy đâu, hát sai rồi nhé và phải hát như thế này nè” và tôi cất tiếng hát: “Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương Tơ đàn say đắm quên sầu thương Dành tình này cho kẻ khổ đau Quên tình xưa thôn nữ sầu đau” (trích trong bài Lỡ Chuyến Đò của Anh Việt) Dạ Hương chờ cho tôi hát xong rồi nói: “Hát như vậy không vui, hát theo lời mình chế ra vui hơn. Này nhé.. Người nghệ sĩ lăn lóc dưới mương”.. bỗng dưng tôi cao hứng hát chung với cô luôn: “Ba ngày sau vớt lên sình chương Dù sình chương em vẫn cứ thương Thương thì thương nhưng vẫn cú sình chương” Hát xong 2 chị em cười ngất. Tôi nói: “Đúng là một cặp song ca ‘ăn khớp “ qúa chừng. Vậy mà không ai mướn cũng uổng ,nếu mình còn trong Quang Trung , chắc chắn mấy anh trong ban nhạc sẽ thành lập cho chị em mình một ban song ca có thên là Song Hương (vì Dạ Hương và Xuân Hương ghép lại mà). Thấy Dạ Hương có vẻ vui hơn, không còn bi quan như lúc nãy nên tôi đề nghị: “Hôm nay chị đãi Hương một chầu nhé! Em muốn ăn món gì nào? Đầu hẻm nhà chị có 2 tiệm ăn rất nổi tiếng ở đây là Phở Tàu Bay và thứ hai là Bánh cuốn tráng tay “sồ dzách” không đâu sánh bằng. Em muốn ăn món nào? Hương trả lời thật nhanh: “Ăn cả hai”. Tôi cười: “OK em” nhưng cô nàng nói tiếp: “em nói đùa vậy thôi chứ bụng nào mà chứa nổi?”. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Dạ Hương (năm 1978). Sau đó tôi tìm đường vượt biên nên rất bận, ngày nào cũng đi từ mờ sáng, khi về trời đã tối mịt và nhiều khi đi cả tuần mới về nhà. Định cư ở Mỹ ( 1980 ) mãi cho đến 14 năm sau (1994) tôi mới có dịp về Việt Nam thăm lại quê hương của mình. Lần đó tôi về chung với ca sĩ Kim Anh (Mùa Thu Lá Bay) khi cô về quay cuốn DVD “ Kim Anh và Quê Hương “, tôi đã nhủ với lòng sẽ ghé thăm Dạ Hương nhưng cuối cùng không ghé được vì thời gian về qúa ngắn (chỉ có 2 tuần lễ thôi) và tôi phải đem cháu Nho (con của Kim Anh) trở về Mỹ vì Kim Anh phải ở lại để quay cho xong . Không thăm được Dạ Hương ,tôi tiếc nuối vô cùng, điều này cứ làm tôi ân hận mãi. Nhiều lúc muốn gởi thư hay quà cho Hương nhưng địa chỉ của Hương tôi đã làm mất rồi . Nhờ một vài người dò la tin tức của Hương nhưng ai cũng lắc đầu. Bóng dáng nàng hoàn toàn biệt tăm. Có lần trong một Show nhạc tại Orange County, tình cờ tôi gặp nhạc sĩ Nhật Ngân, hỏi thăm anh Ngân có liên lạc được với các ca sĩ trong ban Nhạc Quang Trung không và xem ai còn ai mất ? Ai đã qua dược hải ngoại hay còn kẹt lại quê nhà? Anh Ngân cho biết chị Thu Lan đã mất, còn Hoàng Anh (Dạ Hương) nghe nói bị bệnh Ung Thư. Tôi nghe xong thật buồn nhưng đi dò hỏi mãi cũng không có địa chỉ của nàng nên đành chịu. Dẫu biết rằng Sinh, Ly, Tử, Biệt là lẽ thường tình của kiếp người,ai rồi cũng phải ra đi, có khác chăng người đi trước kẻ đi sau mà thôi, nhưng sao lòng tôi vẫn buồn và tiếc nuối vô ngần. Tiếc vì đã mất đi một người em Văn Nghệ hát hay, thật hiền hòa và dễ thương. Tiếc vì đã đã không có dịp được chia sẻ với em trong những lúc em đau ốm bệnh hoạn, hay gặp lúc khó khăn trong cuộc sống. Trời đã về khuya .. Gió bên ngoài lùa vào khe cửa thấy lành lạnh, cái lạnh nhè nhẹ của Mùa Thu Cali đã về. Tôi đứng bên song cửa nhìn lên Trời, bỗng nảy ra trong đầu một ước muốn thật nhỏ nhoi: “Ước gì tôi được gặp Hương một lần dù chỉ là trong Giấc Mơ. Có được không Dạ Hương ơì?” Bài viết này như những nén hương lòng gởi đến em Hương trong ngày giỗ thứ 6 của em. Cho dù đã muộn màng nhưng “Có còn hơn không” phải không em? Vĩnh biệt Dạ Hương! Mong em ngủ một giấc ngủ thật Bình An em nhé!
Ca Sĩ Dạ Hương tại Sở Thú năm 1970
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc