\n
07:33 PST Thứ ba, 28/03/2023
hình music online

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Trang nhất » Tin Tức » Soạn Giả - Đạo diễn

Đạo diễn Hoàng Duẩn: Mạo hiểm chọn đề tài “nóng”

Đăng lúc: Thứ năm - 11/09/2014 22:05 - Đã xem: 2153
Đạo diễn Hoàng Duẩn trong vở kịch Hoa phong ba

Đạo diễn Hoàng Duẩn trong vở kịch Hoa phong ba

Có thể nói, chương trình “Bác Ba Phì thời @” đang dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của nhiều khán giả.
.

​Đạo diễn Hoàng Duẩn (bìa phải) xông xáo chỉ đạo trên phim trường

 

Để có được thành công và tạo được dấu ấn như ngày hôm nay, đạo diễn Hoàng Duẩn đã có bước đi mạo hiểm khi đem những đề tài "nóng" để bình luận và châm biếm trong các tiểu phẩm hài.

Quan trọng là điều đọng lại trong lòng khán giả

Phương châm làm nghề của anh rất đơn giản "hài không phải chỉ để cười cho vui mà quan trọng là điều đọng lại trong lòng mỗi người khán giả". Chính vì vậy, đến với "Bác Ba Phì thời @", khán giả truyền hình không chỉ được cười sảng khoái, thư giãn sau 1 tuần làm việc căng thẳng; mà họ còn được suy ngẫm chuyện thế thái nhân tình. Đề tài mà đạo diễn Hoàng Duẩn khai thác rất đa dạng, đáp ứng yêu cầu "nhanh, đúng và trúng" các vấn đề của xã hội. Đó là sụt nứt thủy điện sông Tranh, bất cập trong cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tác động xấu từ mạng xã hội, chạy chức chạy quyền, sử dụng người tài, văn hóa lễ hội, cho đến khó khăn, vướng mắc trong đời sống hàng ngày văn hóa mặc nơi công cộng, chữ hiếu thời @, trẻ em bị ép học hè, tội phạm vị thành niên, văn hóa ngoại lai trong giới trẻ, phòng cháy chữa cháy...​ ​ ​ ​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ ​

Một cảnh trong tiểu phẩm "Hè ở đâu?" phê phán thực trạng cha mẹ ép con cái học thêm quá nhiều mỗi dịp hè về
​​ ​​​​​​​​

Tò mò hỏi đạo diễn "có sợ đụng không" thì anh cười thật thà: "mình châm biếm, đả kích hiện tượng tiêu cực nhưng trên tinh thần xây dựng và hướng đến điều tốt đẹp". Thật vậy, điểm khác biệt có thể nhận thấy là Hoàng Duẩn luôn xoáy thẳng vào vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng; rồi từ đó đề ra giải pháp chứ không bỏ ngỏ. Để đưa ra những giải pháp sâu sắc và đúng đắn, đòi hỏi người đạo diễn phải có có quan sát, kinh nghiệm và vốn sống trong nhiều lĩnh vực. Tuy thời gian bận rộn là vậy nhưng Hoàng Duẩn luôn nỗ lực nâng cao kiến thức của mình. Với anh "mỗi ngày đi làm là một ngày được học", kiến thức không chỉ có trên sách vở mà còn trong cuộc sống, từ bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là học trò của mình.

Một bí mật vui được đạo diễn chia sẻ là anh "có thể dễ dàng mất ngủ vì 2 tờ báo". Số là yêu cầu công việc buộc anh phải liên tục cập nhật tin tức để nắm được diễn tiến của xã hội nên anh chọn tiếp thu thông tin từ các nguồn: truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng xã hội… Đến một lúc tất cả trở thành thói quen và là sở thích, "một ngày chưa đọc được 2-3 tờ báo là coi như đêm đó bứt rứt, mất ngủ".

Trách nhiệm với xã hội

Trong không khí nhân dân cả nước thực hiện những hoạt động thiết thực để hỗ trợ, giúp đỡ cho ngư dân, chiến sĩ hải quân, lực lượng cảnh sát biển, đạo diễn Hoàng Duẩn cũng có những hành động hưởng ứng "rất riêng". Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Sung Tích, Tăng Long, Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi nên từ nhỏ anh đã nuôi dưỡng một "mối tình" đặc biệt với biển. Xuất phát từ tình cảm chân thành đó, anh đã viết và dựng thành tiểu phẩm "Mùa biển động" sắp được phát sóng trong chương trình "Bác Ba Phì thời @" vào 8g ngày 27/7 trên kênh HTV9.​ ​ ​

​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ C​ó được xem là cách mà giới văn nghệ sĩ dùng để thể hiện lòng yêu nước, chung tay vì quê hương. Những tình cảm trừu tượng của đạo diễn Hoàng Duẩn đã được "cụ thể hóa" thông qua tiểu phẩm. Qua những câu chuyện của gia đình thím Bảy, dì Chín, chú Sáu, vở tiểu phẩm "Mùa biển động" đã truyền tải được thông điệp kêu gọi mọi người chung tay để trở thành "hậu phương vững mạnh cho tiền tuyến anh dũng" và "bờ có lặng thì biển mới yên".

Là người làm nghệ thuật, anh ý thức được mình đang mang trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm với công chúng, trách nhiệm của một người công dân và còn là trách nhiệm với mỗi "đứa con tinh thần" mà anh đã sáng tạo. Đó là điều anh luôn tâm niệm và tự nhắc mình để vững bước trên con đường nghệ thuật mà mình "trót yêu" và đam mê.

Thái Thanh - HTV


Đạo diễn Hoàng Duẩn tâm huyết với đề tài biển đảoThứ ba, 15/07/2014, 23:52 (GMT+7)

Hiện nay, đề tài biển đảo không những chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông đại chúng mà còn được hâm nóng trong các chương trình văn hóa nghệ thuật. Sự trở lại của chính kịch bằng cách cho ra đời các tác phẩm kịch ngắn về biển đảo hoặc phục dựng, làm mới hàng loạt tác phẩm lịch sử đã cho thấy sức nóng của đề tài này. Hoàng Duẩn là một trong những đạo diễn trẻ tâm huyết với đề tài thời sự ấy. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với anh. 

* Phóng viên: Từng gắn bó với mảng sân khấu dành cho thiếu nhi và các chương trình phản ánh hiện thực xã hội, gần đây anh lại là một trong số đạo diễn trẻ quan tâm đến sân khấu với đề tài biển đảo. Lý do gì khiến anh quan tâm đến mảng đề tài này?

* Đạo diễn HOÀNG DUẨN: Đề tài về biển đảo hiện nay xuất hiện khá nhiều trong các chương trình nghệ thuật như ca nhạc, phim ảnh, thơ ca… nhưng ở sân khấu mới chỉ có sân khấu truyền hình là thể hiện nhanh mảng đề tài này, còn trên các sân khấu chuyên nghiệp thì đề tài thời sự này thực sự đang hiếm.

Đạo diễn Hoàng Duẩn (bên phải) trong vở kịch Hoa phong ba.

* Anh từng chia sẻ: “Tình yêu biển đảo đã có từ trong máu thịt và tình yêu này đã tạo động lực cho anh sáng tạo, thể hiện như thế nào trong các vở kịch về biển đảo?

* Quê tôi ở Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trường cấp ba mà tôi học là Trường THPT Sơn Mỹ cách biển chỉ có 1km, có đảo Lý Sơn là nơi mà đội hùng binh Hoàng Sa năm nào xuất phát để khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa - Trường Sa. Có lẽ gắn bó với biển từ nhỏ nên tôi có tình yêu sâu đậm với biển. Thời còn là sinh viên Trường Nghệ thuật sân khấu, tôi cũng từng sáng tác thơ, nhạc về biển đảo. Sau này, khi dàn dựng các vở diễn về biển đảo với nhiều tư liệu lịch sử thì tôi càng phải tìm hiểu kỹ, cẩn trọng. Cảm xúc phải được soi sáng bằng những lý luận và thực tiễn phong phú thì vở diễn mới đạt hiệu quả. Năm 2009, khi hay tin nhà ông Đặng Lên trên đảo Lý Sơn tìm ra được một sắc chỉ của triều đình nói về việc đã cử những người trong gia đình ông vào đội “hùng binh Hoàng Sa” thì tôi đã về Lý Sơn, tìm đến nhà ông để nghe kể chuyện. Đến nay tôi đã ra Lý Sơn hai lần để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người, về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa… và thuộc lòng những câu thơ dân gian truyền lại về lễ Khao lề. Những thực tế và tình yêu đó đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm, cũng như cảm xúc khi đạo diễn các vở diễn về biển đảo. Vào ngày 22-6, chương trình Bác ba Phì thời @ do tôi làm tác giả - đạo diễn cho HTV9 (phát sóng chủ nhật hàng tuần vào lúc 8 giờ) cũng sẽ khởi quay kịch bản Mùa biển động; tháng 10 sẽ thực hiện chương trình trực tiếp Đường Hồ Chí Minh trên biển…

* Kịch bản biển đảo thường là thể loại chính kịch, lịch sử. Theo anh, làm sao để thể loại kịch này trở nên hấp dẫn, có sức hút với khán giả?

* Có lẽ lâu lắm rồi, tôi mới có hạnh phúc là xem một câu chuyện về biển đảo mà cứ sau mỗi câu thoại, mỗi hành động của nhân vật lại được khán giả vỗ tay, huýt sáo, vẫy cờ như lần Chuyện cây khế được tham gia trong chương trình truyền hình trực tiếp. Điều đó có nghĩa là cho dù chính kịch, kịch lịch sử… nếu tìm cách đến được với tâm tư, nguyện vọng của khán giả thì vở diễn vẫn thành công cho dù với bất cứ đề tài nào. Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể lồng ghép câu chuyện biển đảo hiện nay gắn liền với lòng yêu nước, câu chuyện tham nhũng, các hình thức diễn xướng dân tộc nếu được kết hợp cũng sẽ tạo nên một sự mới mẻ. 

* Qua các tác phẩm về biển đảo, anh muốn chuyển đến khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ những thông điệp gì?

* Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Để cho biển đảo vững mạnh thì tất cả phải góp sức mình làm “hậu phương vững mạnh cho tiền tuyến anh dũng”, để “bờ có yên thì biển mới lặng” (là những câu thoại trong các vở kịch), người dân đặc biệt là các bạn trẻ nên đóng góp sức mình cho biển đảo bằng những việc làm thiết thực. Giới trẻ phải phấn đấu để xây dựng đất nước, bảo vệ và phát huy những thành quả mà cha ông đã để lại, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Những ai đang sống ích kỷ, cá nhân lúc này cần phải hướng về biển Đông để nhìn lại mình sống sao cho tốt hơn.

VÕ THẮM (thực hiện) - SGGP



Nguồn tin: HTV - SGGP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

Share mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 1539

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9082321

Tin ngẫu nhiên

Chỉ cần có đường vân này trong lòng bàn tay, bạn không chỉ giàu có mà còn có quyền lực, cả đời hưởng nhiều của cải

Hãy mở lòng bàn tay và nhìn vào nếu có một trong ba đường dưới đây chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ đại phú đại quý.

 

NSƯT Hùng Minh - Đời "kép độc"

Ở độ tuổi 83 vẫn còn được góp mặt cả trên sân khấu lẫn điện ảnh, NSƯT Hùng Minh đang tập trung viết hồi ký về cuộc đời một "kép độc" có thâm niên với niềm hạnh phúc viên mãn

 

Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965, tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ.

 

Hứa Minh Đạt tiết lộ chuyện hôn nhân với Lâm Vỹ Dạ

Nam danh hài "hiền lành nhất nhì showbiz Việt" Hứa Minh Đạt từng bị vợ cằn nhằn vì chấp nhận an phận, không nắm lấy cơ hội vươn lên.

 

Nghệ sĩ Phi Phụng: ’50 tuổi tôi vẫn còn ngủ dưới đất’

Nghệ sĩ Phi Phụng trải lòng về ѕυ̛̣ nghiệp thăng trầm, từng mơ ước có căn nhà ở tuổi 50.

 

Nhà sản xuất "Em và Trịnh" lên tiếng về vấn đề "hư cấu" gây tranh cãi trong phim

"Em và Trịnh" đang gây nên bão dư luận quanh một số tình tiết trong phim bị xem là "không đúng sự thật". Đại diện nhà sản xuất chính thức lên tiếng về "sự thật" và "hư cấu" trong phim

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Danh ca Minh Hiếu: ‘Nàng thơ’ bước ra từ những nhạc phẩm bolero huyền thoại thập niên 1960

Những năm 1975, мột trong nhưng mỹ nhân làng nhạc Việt khiến nhiều người nức lòng chắc chắn là danh ca Minh Hiếu. รở нữu chất giọng đ.ộ.c łạ và nhan sắc mặn mà, dù không xuất thân giàu có nhưng ai cũng phải ví von nhan sắc của bà như Elizabeth Taylor tại Việt หคм.

 

Nghệ sĩ Thanh Thủy: Phụ nữ "giết" đàn ông bằng nước mắt

Tham gia chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ" (phát sóng trên kênh HTV9), nghệ sĩ Thanh Thủy khẳng định "phụ nữ giỏi lại còn biết sử dụng nước mắt thì đàn ông chỉ có "chết".

 

Vì sao NSND Hồng Vân rời chương trình "Bạn muốn hẹn hò"?

Người thay thế NSND Hồng Vân tiếp tục cùng MC Quyền Linh dẫn chương trình "Bạn muốn hẹn hò" là diễn viên Ngọc Lan.

 

Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên… mặc đồ bảo hộ, hát ở bệnh viện dã chiến

Ca sĩ Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên, Quốc Đại, Lê Minh (nhóm MTV), CeCe Trương... đã có nhiều tiết mục biểu diễn ý nghĩa hát tặng người dân đang điều trị và lực lượng y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM) vào tối qua, 3-8.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt "viết tâm thư" cho cải lương tuồng cổ

Trước thành công ấn tượng của Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ trong lần công diễn khởi động sự trở lại sau 30 năm của một thương hiệu, soạn giả Hoàng Song Việt đã bày tỏ niềm tin yêu dành cho tín hiệu vui này.

 

Lê Phương tái xuất màn ảnh sau 2 năm làm “mẹ bỉm”

Nữ diễn viên Lê Phương tái xuất màn ảnh nhỏ sau 2 năm kể từ khi sinh bé Bông, tròn bổn phận “mẹ bỉm”. Cô trở lại bằng vai diễn đầy nước mắt trong phim “Thương con cá rô đồng” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường.

 

Trăn trở cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc

Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2021 diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Năm nay có hơn 100 diễn viên của 5 đơn vị dự thi 29 tiết mục.

 

Múa bóng rỗi vào mùa

Có sô diễn thì mừng nhưng các nghệ nhân vẫn canh cánh bên lòng nhiều nỗi lo