\n
16:15 EDT Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 52


Hôm nayHôm nay : 10920

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 358953

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12158632

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Thuật

Hơn 30 năm vẫn hoàn toàn tươi mới

Đăng lúc: Thứ sáu - 30/09/2016 04:52 - Đã xem: 1799
Một cảnh trong vở “Lời nói dối cuối cùng”.

Một cảnh trong vở “Lời nói dối cuối cùng”.

Dù kịch bản đã có tuổi đời hơn 30 năm, nhưng giống như nhiều vở kịch khác của Lưu Quang Vũ, những câu chuyện mà người nghệ sĩ tài ba đã kể trong kịch bản “Lời nói dối cuối cùng” vẫn hoàn toàn tươi mới và sống động với hiện thực hôm nay. Hơn thế nữa, qua bàn tay của “đạo diễn trẻ” Chí Trung, với âm nhạc dân gian đương đại của nhạc sĩ Quốc Trung; với sân khấu được thiết kế giản dị mà tinh tế và giàu sức gợi của Doãn Bằng và đặc biệt là những đoạn đọc… rap của nhóm 3 bạn trẻ, ai xem vở kịch lần này cũng sẽ tin rằng, dù đã có tuổi đời hơn 30 năm thì vở kịch vẫn cứ là mới mẻ và hấp dẫn với khán giả hôm nay.

Nhà hát Tuổi trẻ vừa có buổi công diễn ra mắt vở “Lời nói dối cuối cùng” của kịch tác gia Lưu Quang Vũ, do NSƯT Chí Trung làm đạo diễn. Một buổi tối mùa thu trong trẻo với những làn gió heo may mỏng tang, ngọt lịm, khán giả Thủ đô người già người trẻ với váy áo thật đẹp đã đổ về góc phố Ngô Thì Nhậm tĩnh lặng để thưởng thức vở kịch từng “gây bão” dư luận hơn 30 năm trước của “người khổng lồ” Lưu Quang Vũ. Nhìn quang cảnh nhà hát sáng đèn lộng lẫy, khán giả dập dìu lụa là, phấn hương bước vào rạp xem kịch, người Hà Nội ngỡ mình đang được sống lại cái thời vàng son của kịch nghệ hơn 30 năm trước với sự xuất hiện của Lưu Quang Vũ. Và giữa thời mà các chương trình giải trí đang bị bão hòa, những khán giả cất công đến với Nhà hát Tuổi trẻ hôm ấy để xem “Lời nói dối cuối cùng” đã hoàn toàn không phải tiếc nuối. Họ đã có hơn hai tiếng đồng hồ được khóc, được cười, được rưng rưng nỗi niềm, được đắm chìm trong thế giới cảm xúc của nghệ thuật kịch nói. Có khán giả lâu lắm rồi đã không có được một cái gì đó đủ mạnh để chạm tới trái tim họ nữa; đã lâu, chẳng có gì đến viếng thăm và trò chuyện với tâm hồn của họ nữa. Cho đến hôm đó, khi họ được Chí Trung với những bước đi duyên dáng đã dẫn họ đến với chú Cuội, thằng Bờm, với cô Lụa của Lưu Quang Vũ. Hôm ấy, khán giả đã cười nghiêng cả, cười đấy mà đau đấy. Bởi nó là tiếng cười thâm sâu của Lưu Quang Vũ dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn Chí Trung.

Một cảnh trong vở “Lời nói dối cuối cùng”.    Ảnh tư liệu

Tác phẩm mở màn bằng những điệu nhảy hiphop sôi động của ba bạn trẻ đọc … rap là những lời thơ do chính Chí Trung viết như một lời dẫn truyện cho vở kịch bắt đầu: “Trời cao ở trên kia/ Đất nằm sâu phía dưới/ Buồn phận người tức tưởi/Kẹp giữa chốn lao lung/Thiên - Địa - Nhân / Thiên - Địa – Nhân/ Trời kia chẳng xuống gần/ Đất đen không muốn với/Đẩy giống người trôi nổi/ Lọc lừa giữa mông lung/ Thiên - Địa - Nhân / Thiên - Địa – Nhân…”. Xuyên suốt vở kịch, ba bạn trẻ đọc rap mà Chí Trung gọi là “MC” này nhiều lần xuất hiện, khi thì giữa sân khấu, xung quanh những diễn viên; khi lại ngồi trên lan can tầng hai của rạp, nơi hàng ghế khán giả.

Sự xuất hiện của 3 “MC” này hoàn toàn là sáng tạo của Chí Trung. Đạo diễn chia sẻ, mặc dù kịch của Lưu Quang Vũ luôn có sức mạnh xuyên thời gian và dù là mượn câu chuyện dân gian nhưng thông điệp về đức tính trung thực vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay, nhưng muốn tiếp cận khán giả hiện nay thì bắt buộc anh phải tìm cách khoác cho tác phẩm một chiếc áo đương thời. Việc khoác một chiếc áo hiện đại cho kịch của Lưu Quang Vũ nhưng lại không được phép “xé tung” kịch bản gốc hay ý nghĩa của lời thoại, tình huống kịch lại là một việc hoàn toàn không dễ dàng. Và Chí Trung đã chọn cách để những người trẻ tham gia vở kịch, cảm nhận và kể lại chuyện xưa.

Đạo diễn giữ nguyên trục câu chuyện về “ngày nối ngày dối gian một tý…” của Cuội đã cứu Lụa khỏi bị lão chánh tổng o ép, khỏi phải làm vợ công tử Lãn lưng gù ngớ ngẩn, cứu Bờm khỏi cảnh hầu hạ khổ sở công tử Lãn, để cùng nhau lên kinh kỳ, một bước làm quan, gây rối loạn triều đình vốn đã thối nát, mục ruỗng… Song, cuối cùng, không ai trong số họ được hạnh phúc. Tất nhiên rồi, không có thành quả nào được dựng xây từ những lời dối gian lọc lừa mà có thể mang lại hạnh phúc thật sự, bởi “sự đời chẳng lặng lẽ trôi”.

Và đoạn cuối của vở kịch thật sự xúc động. Thằng Nha từ chối ngôi vua bỏ trốn khỏi kinh thành, rồi đến cô Lụa, thằng Bờm cũng chẳng màng lầu son gác tía. Tất cả những gì thân thương, tất cả những người mà Cuội yêu quý và cho Cuội được sống với bộ mặt thật của Cuội đều rời bỏ Cuội mà đi. Cuội đau đớn cho cái kiếp dối gian của mình. Và ba “MC” lại xuất hiện đọc lời ráp: “Ngày mỗi ngày dối gian một tý/Người nối người đẩy xã hội rơi/Thiện tâm cứ mãi xa vời/Chìm sâu kiếp nạn ai ơi hãy dừng”.

“Người nối người đẩy xã hội rơi”. Lời thơ nghe đau đớn quá. Xã hội đã rơi đến thế, cả triều đình người ta chỉ cần nghe và thích nghe những lời nói dối như thằng Bờm cần cơm, vậy thì ai đó còn có thể dừng lại kiếp nạn không? Câu hỏi buốt lòng người xem. Nhưng rồi khán giả lại được tiếp nhận một làn gió hi vọng dịu dàng bởi: “Hãy đừng sống kiếp hèn/Chữ "Người" cao quý lắm/Trời vẫn xanh thăm thẳm/Đất còn dưới hai chân...!”.

Một điểm mạnh nữa không thể không nói đến là tiếng cười sâu cay tràn ngập trong vở kịch. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên, bởi với Chí Trung, sự hài hước đích thực là “của nhà trồng được”. Hài hước đã đành, ở đây Chí Trung còn đạt được cái hài duyên dáng. Nếu Chí Trung bước qua cái quỹ đạo của sự duyên dáng này, cái hài trượt sang ranh giới nhạt nhẽo, rẻ tiền, chắc chắn đó sẽ là một sự thất bại thảm hại. Bởi giống như sự tinh tế và sâu sắc của tâm hồn Lưu Quang Vũ, cái hài của ông không bao giờ có chỗ cho sự sỗ sàng, thô vụng. Trong vở kịch này, Chí Trung quả là duyên trong việc làm nổi bật chất hài, sự dí dỏm của vở diễn bằng những lời thoại, những tình huống khiến khán giả cười “ngất ngưởng”.

Thêm một điểm cộng cho vở diễn nữa là phần âm nhạc và thiết kế sân khấu. Với âm nhạc của nhạc sĩ Quốc Trung, khán giả cảm nhận được sự nhuần nhị, tinh tế của âm nhạc dân gian, nhưng không thấy sự cũ kỹ bởi cách phối bằng nhạc cụ thính phòng và điện tử, vừa hàn lâm vừa hiện đại. Điều này tạo thêm sự khác lạ cho bản dựng, giúp đạo diễn không phải "động" quá nhiều vào nội dung, câu thoại. Trong khi đó, thiết kế sân khấu của NSƯT Doãn Bằng, với phông nền là hình ảnh cung trăng cách điệu và hệ thống bục bệ tròn, cũng tạo thêm sự sinh động cho các màn diễn.

Ngoài ra, dàn diễn viên, hầu hết là lứa trẻ đang bật lên của nhà hát và từng được nhận nhiều huy chương sân khấu trong thời gian qua, đã phát huy được nét duyên, cái hài hước và khả năng tương tác với khán giả, tạo sức cuốn hút đáng kể. Đặc biệt là diễn viên trẻ Thanh Sơn đã thể hiện xuất sắc chất lãng mạn, nỗi khát vọng và niềm đau đớn ẩn giấu phía sau một anh Cuội láu cá, lém lỉnh, dối gian, lọc lừa.

Không có quá nhiều những thử nghiệm táo bạo trong “Lời nói dối cuối cùng”, nhưng với những gì mà Chí Trung và  ê-kíp của anh đã làm được cho vở diễn, chắc chắn khán giả hôm đó sẽ không phải hối tiếc với hơn hai giờ quý báu họ dành cho vở diễn.

Tác giả bài viết: Thái Phương
Nguồn tin: duyenclvn theo phapluatxahoi.vn/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.