\n
Đang truy cập : 88
Hôm nay : 2831
Tháng hiện tại : 114195
Tổng lượt truy cập : 18327417
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
KD
Theo di nguyện của Kim Dung, tang lễ ông được tổ chức đơn giản. Tờ Minh Báo dẫn nguồn từ bác sĩ Duy Xương - con rể Kim Dung, gia đình nhà văn không nhận phúng điếu, chỉ nhận vòng hoa. Lễ đưa tang sẽ diễn ra vào ngày 13-11.
Hai câu đối ghép từ chữ đầu các tiểu thuyết của Kim Dung: "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời nhìn hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh), được treo hai bên di ảnh của nhà văn.
Nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, nhà sản xuất Trương Kỷ Trung, tỉ phú Jack Ma... đến dự tang lễ. Nhiều chính khách: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường... cùng các nghệ sĩ: Lưu Đức Hoa, Chung Sở Hồng, Đỗ Kỳ Phong, Hứa An Hoa... gửi vòng hoa viếng.
Người hâm mộ Kim Dung cũng có thể tiễn biệt thần tượng thông qua sổ tang tại Kim Dung Quán - thuộc Bảo tàng Văn hóa Hồng Kông. Được biết, sổ tang này sẽ mở từ 16 giờ ngày 12-11 cho đến 30-11. Cũng trong chiều 12-11, một buổi tưởng niệm nhà văn cũng diễn ra tại đây.
Ngay khi thông tin Kim Dung qua đời, nhiều hoạt động tưởng niệm ông diễn ra ở nhiều nơi. Ngày 2-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời chia buồn đến gia đình Kim Dung. Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhiều chính khách khác cũng gửi thư chia buồn. Những lãnh đạo về hưu như nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng gửi thư chia buồn đến gia đình nhà văn.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 ở Chiết Giang - Trung Quốc. Ông là tác giả lớn của Trung Quốc, cho ra đời hàng loạt tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp. Kim Dung còn là nhà báo, nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc thế kỷ XX, có lượng độc giả đông đảo. Tác phẩm đầu tay của ông là "Thư kiếm ân cừu lục" đăng trên tờ New Evening Post vào năm 1955 với bút danh Kim Dung.
Sau đó, ông cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác và tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" năm 1972. Những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung đa phần đều tạo sự thu hút lớn, ấn tượng nhất là: "Thiên Long bát bộ", "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu đại hiệp", "Ỷ thiên đồ long ký", "Tiếu ngạo giang hồ"...
Những tác phẩm dài tập, quy tụ một lượng lớn nhân vật đồ sộ này được chuyển thể thành phim truyền hình lẫn điện ảnh nhiều lần và góp phần tạo nên những tên tuổi của rất nhiều nam - nữ diễn viên Hồng Kông cũng như Trung Quốc như: Lý Nhược Đồng, Cổ Thiên Lạc, Trương Trí Lâm...
Ông là một trong những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 300 triệu bản khắp thế giới. Ngoài sự nghiệp văn học, Kim Dung còn là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng của Hồng Kông.
Huỳnh Hiểu Minh, nhà sản xuất Trương Kỷ Trung, Trần Kiều Ân, tỉ phú Jack Ma... đến tang lễ Kim Dung vào chiều 12-11 tại Hồng Kông (Trung Quốc). Nhiều chính khách và diễn viên khác gửi vòng hoa viếng nhà văn.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc