\n
10:16 EST Thứ sáu, 13/12/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 3220

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 163020

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18013281

Trang nhất » Tin Tức » NS Cải Lương

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

Nghệ sĩ âm thầm truyền nghề tại gia

Đăng lúc: Thứ bảy - 17/09/2016 03:49 - Đã xem: 2050
NSND Kim Cương và NSƯT Hữu Châu truyền nghề cho diễn viên trẻ

NSND Kim Cương và NSƯT Hữu Châu truyền nghề cho diễn viên trẻ

Cao quý biết bao tấm lòng người nghệ sĩ khi trong gian khó vẫn tôn sư trọng đạo, vun bồi thế hệ mai sau

Khi sàn diễn vắng khán giả, đời sống sân khấu gặp nhiều khó khăn, việctruyền nghề bên cánh gà đã bắt đầu thưa thớt bởi các suất diễn ít dần trong sự nuối tiếc của nhiều nghệ sĩ. Lực lượng diễn viên trẻ ngày càng chới với trước niềm đam mê, thu nhập thấp dần nên việc tìm đến các lò đào tạo để tự đóng tiền bồi dưỡng nghề đã là điều xa xỉ. Lúc này, việc truyền nghề tại gia mở ra một hướng đi, đồng thời góp phần thổi vào sàn diễn kịch nói, cải lương những sáng tạo mới từ thế hệ kế thừa.

Dạy kèm miễn phí

Người khởi xướng việc truyền nghề tại gia là kỳ nữ Kim Cương. Bà không nhận thù lao, nguồn học viên từ hai nhánh: Sân khấu Kịch Phú Nhuận và CLB Sân khấu Lạc Long Quân. Cứ đều đặn mỗi tháng một lần, lớp học tại nhà bà rộn rã tiếng cười, bà không thị phạm mà chỉ quây quần trò chuyện với học viên, phân tích tâm lý nhân vật, truyền đạt kinh nghiệm thâm nhập vai diễn, kể những mẩu chuyện là bài học “xương máu” của nghề diễn viên, ở ba cương vị trưởng đoàn, diễn viên chính, kịch tác gia mà bà đã trải nghiệm.

'NSND Kim Cương và NSƯT Hữu Châu truyền nghề cho diễn viên trẻ tại nhà riêng của NSND Kim Cương'

NSND Kim Cương và NSƯT Hữu Châu truyền nghề cho diễn viên trẻ tại nhà riêng của NSND Kim Cương

Nghệ sĩ thứ hai có học trò ngày càng đông đó là Bạch Long. Dù anh ở nhà thuê nhưng mái ấm này thật sự là điểm hẹn của những tâm hồn yêu vũ đạo, võ thuật và những trình thức biểu diễn của sân khấu cải lương, tuồng cổ.

Đạo diễn Vũ Minh cũng dành những buổi rảnh trong tuần để huấn luyện các diễn viên trẻ yếu về mặt hình thể, biểu diễn và tiếng nói sân khấu. Ngôi nhà của anh vì thế lúc nào cũng đông kín các bạn trẻ say mê bộ môn kịch nói.

Ở lĩnh vực cải lương, nhạc sĩ Hoàng Thành, một trong những danh cầm, cũng biến nhà mình thành lò đào tạo hoàn toàn miễn phí dành cho các diễn viên trẻ của sân khấu cải lương còn yếu về nhịp đờn, ca bị đâm hơi, chênh dây đờn... Anh lên lịch học sau những giờ đi đờn ở sân khấu chuyên nghiệp, giúp các bạn trẻ đam mê nghệ thuật nhưng không đủ tiền để đi học nghề.

Danh cầm khiếm thị Khải Hoàn cũng nhận học trò nghèo, ham học về nhà đào tạo. Không chỉ giúp các em ca hay, đờn giỏi mà anh còn nuôi cơm để các em vững niềm tin bám nghề.

Nghệ sĩ Bạch Mai, mẹ của nghệ sĩ Bình Tinh, truyền nghề tại gia nhiều năm qua khi bà chủ trương mang lại cho học trò những kinh nghiệm quý báu mà nghề hát đã dạy cho bà trên 50 năm. Khi Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long ngưng hoạt động, hầu hết các kịch bản cải lương tuồng cổ của bà đều trao tặng cho các bạn trẻ, giúp họ tự tin đến với nghề.

Nghệ sĩ Thanh Thế sau khi khỏi bệnh cũng lao vào việc giảng dạy, căn hộ chung cư nhỏ xíu của chị cũng dành cho 10 học viên, gồm các em ham mê nghệ thuật biểu diễn tuồng cổ, từ đó truyền lại những trình thức mà chị được các nghệ nhân tiền bối hun đúc.

“Nghĩa cử thật đáng quý khi các nghệ sĩ đều không nhận thù lao, hoàn toàn rứt ruột gan truyền nghề. Vì nếu thuê hội trường giảng dạy thì các em học viên phải đóng học phí mà trong thời buổi kinh tế khó khăn, vì gánh nặng học phí mà nhiều em phải rời bỏ nghề. Các nghệ sĩ yêu nghề, truyền nghề tại gia đã làm một việc ý nghĩa” - NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, nhận xét.

Tìm lối ra cho học trò

Không chỉ dừng lại việc truyền nghề tại gia miễn phí, các nghệ sĩ còn giúp các học viên sau khi được trang bị kỹ năng có thể tìm được việc làm. “Có hai nơi được xem là nơi đầu quân, đó là Kịch Phú Nhuận - nơi để các em tung hoành sau những giờ học và các mái ấm, trung tâm nuôi dưỡng người già, bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện - nơi rất cần món ăn tinh thần. Tôi tổ chức các suất hát đem những bài học kinh nghiệm học tại nhà tôi mà áp dụng, giúp các em cọ xát với nghề trong lúc sàn diễn khó khăn” - NSND Kim Cương nói.

Với nghệ sĩ Bạch Long, từ khi nhóm Đồng ấu mang tên anh giải thể, việc truyền nghề tại gia đã có một lối ra đó là sân khấu cúng đình trong các mùa hát chầu. “Học trò tôi bây giờ giỏi vũ đạo lắm vì học ở nhà thầy, sau đó đi hát cúng đình, có nơi ứng biến, không sợ thất nghiệp” - nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ.

Thành lập Công ty Sân khấu Huỳnh Long, nghệ sĩ Bình Tinh đã phụ với mẹ là nghệ sĩ Bạch Mai gầy dựng những điểm diễn cho sân khấu tuồng cổ Huỳnh Long. Ngoài sân đình Cầu Muối, nơi biểu diễn thường xuyên, cô còn tổ chức các giao lưu biểu diễn ở ĐBSCL. “Chúng tôi áp dụng được nhiều bài học mà nghệ sĩ Bạch Mai đã truyền dạy. Học từ nhà của cô giúp nghề thêm vững” - nghệ sĩ Tâm Tâm đã chia sẻ.

Với những diễn viên trẻ yếu về nhịp đờn, ca chênh dây, đâm hơi, các danh cầm sau những buổi đào tạo tại nhà, đã giới thiệu các bạn đến biểu diễn, giao lưu tại các CLB đờn ca tài tử. “Nhiều bạn đã khắc phục được sau khi theo học các lớp tại gia của các thầy Khải Hoàn, Hoàng Thành; có bạn nay đã bước vào cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ”, đó là một kỳ công trong việc huấn luyện đầy tâm huyết của các thầy” -NSƯT Kim Tử Long nói.

Đau đáu tìm đầu ra cho học trò còn là niềm trăn trở lớn của đạo diễn Vũ Minh. Anh đưa các em tham gia chương trình “Tôi yêu lịch sử Việt Nam”, dàn dựng các vở kịch lịch sử đưa đến trường học. Đến nay, chương trình này đã diễn được hơn 200 suất tại 62 trường học trên địa bàn TP HCM và 20 suất diễn tại sân khấu số 7 Trần Cao Vân, quận 1.

Tác giả bài viết: Thanh Hiệp
Nguồn tin: Duyenclvn theo nld.com.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.