\n
04:20 -08 Thứ sáu, 29/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 81


Hôm nayHôm nay : 4181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 373119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12172798

Trang nhất » Tin Tức » NS Tuồng - Bài Chòi

Bảo tồn tuồng cung đình Huế để trở thành di sản của nhân loại

Đăng lúc: Thứ sáu - 14/10/2016 07:11 - Đã xem: 1925
Tuồng cổ Huế đến nay vẫn được kế thừa và gìn giữ.

Tuồng cổ Huế đến nay vẫn được kế thừa và gìn giữ.

Câu chuyện này là những chia sẻ của GS. Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam...
Câu chuyện  này là những chia sẻ của GS. Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam về tuồng cung đình Huế. Đây cũng là cách nhìn đầy thiện cảm của một người khá “có duyên” với Huế và luôn cần mẫn theo dõi những bước tiến của nghệ thuật tuồng cung đình Huế.

GS. Hoàng Chương.

Phóng viên (PV): Thưa Giáo sư, nhiều lần trực tiếp giảng bài cho các nghệ sĩ tuồng Huế và làm giám khảo chấm các vở diễn tuồng Huế, ấn tượng của Giáo sư về tuồng cung đình Huế hiện nay như thế nào?

GS. Hoàng Chương: Đây là một loại tuồng đặc biệt, mang tính cổ điển và có một khoảng cách về chất lượng khá xa so với tuồng dân gian bởi nó được triều đình nhà Nguyễn xây dựng hàng trăm năm. Tuồng cung đình Huế vốn chỉ biểu diễn cho vua quan xem nên văn chương nghệ thuật mang tính bác học cao và nội dung tư tưởng thì luôn hướng về bảo vệ chế độ triều đình. Kỹ thuật biểu diễn cũng vậy, rất chuyên nghiệp và rất nghiêm ngặt vì thể chế của triều đình. Người nghệ sĩ chỉ cần sơ suất đưa cao chân trong quá trình biểu diễn trước mặt vua là đã bị mất đầu. Chính những yêu cầu nghiêm ngặt, chính quy đó nên cả quá trình hàng trăm năm tồn tại dưới chế độ của triều đại nhà Nguyễn đã để lại cho chúng ta hôm nay hàng trăm kịch bản, làn điệu và động tác biểu diễn mẫu mực. May mắn là các nghệ nhân còn lưu giữ được sau khi chế độ nhà Nguyễn sụp đổ và truyền dạy cho thế hệ kế tiếp, tuy không được trọn vẹn như ngày xưa.

 
 

 

 

Tôi thấy những thế hệ kế tiếp, những người làm tuồng ở Cố đô Huế hôm nay rất yêu nghề và cần cù trong học tập, khiêm tốn, tự tin trong các cuộc đua tài ở các hội diễn tuồng toàn quốc, tạo được cảm tình trong đông đảo khán giả. Tuy vậy, do cũng bị tác động bởi cơ chế thị trường nên cuộc sống của người làm nghề tuồng trên đất Huế cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Có nghệ sĩ tuồng Huế - tuồng Cung đình nhưng phải đi diễn tuồng ngoài dân gian hoặc đi hát ca Huế để kiếm thêm thu nhập.

PV: Những bậc thầy về tuồng cung đình Huế đã lần lượt ra đi theo quy luật đời người, vậy theo Giáo sư, chúng ta phải làm gì để tính nghiêm ngặt, tính cổ điển, bác học của tuồng cung đình Huế không bị phai mờ theo thời gian?

GS. Hoàng Chương: Phục hồi tuồng cung đình Huế là một việc vô cùng gian nan, phức tạp và không thể làm ẩu được. Tuồng cung đình Huế không thể được phục hồi với một số ít nhà nghiên cứu cùng vài ba nghệ nhân. Nói chung, người biết về tuồng Cung đình xưa hiện rất ít, cả người nghiên cứu tuồng có nghề cũng rất hiếm. Nhân đây, tôi muốn nói đến một việc không vui là chính người giữ từ đường tổ tuồng (Thanh Bình từ đường) mà không biết tên vị tổ tuồng là ai và cũng không biết hai bộ tuồng Vạn bửu trình tường và Quần trân hiến thụy dài hàng trăm hồi do vua Tự Đức chỉ đạo sáng tác hiện đang ở đâu. Điều này cho thấy việc sưu tầm, nghiên cứu của chúng ta chưa thật kỹ, chưa sâu và còn thiếu chuyên gia tuồng thực sự, nhiều nơi coi thường việc nghiên cứu, coi thường chuyên gia nên họ làm tuồng thành kịch tuồng.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang có Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế trong đó có bộ phận tuồng. Trong các dịp tham gia giảng bài ở đây, tôi đã từng nói với các diễn viên rằng: Ít nhất học tuồng là phải chuyên về tuồng, không phải vừa học tuồng, diễn tuồng vừa hát ca Huế. Ca Huế và tuồng hoàn toàn khác nhau. Nếu vừa hát tuồng vừa hát dân ca thì chúng sẽ bị lai vào nhau, làn điệu cũng không còn hoàn chỉnh thì hơi tuồng không còn tính nghiêm ngặt, tính đặc thù trong ca hát như vốn có nữa.

Về âm nhạc cũng vậy. Hiện nay, nhạc ở Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế có cả nhạc tuồng và nhạc dân ca. Như vậy là nó đã bị ảnh hưởng về màu sắc nên có khác nhạc cung đình xưa. Khi diễn tấu, nó “lọt vào tai” những chuyên gia, sự lẫn lộn ấy nghe thấy rất rõ và hơi khó chịu. Vẫn biết trong điều kiện thiếu con người như hiện nay, việc một nghệ sĩ kiêm nhiều vai trò là điều khó tránh khỏi, nhưng điều đó sẽ làm cho các nghệ sĩ tuồng Huế thiếu đi tính chuyên nghiệp trong biểu diễn như tuồng cung đình xưa.

Tuồng cổ Huế đến nay vẫn được kế thừa và gìn giữ.

PV: Có ý kiến cho rằng để phù hợp với cuộc sống đương đại, tuồng cung đình Huế cũng cần phải cải tiến. Giáo sư nghĩ thế nào về quan điểm này?

GS. Hoàng Chương: Đó là một quan điểm rất phổ biến hiện nay. Ai cũng nghĩ cải tiến, phải làm mới tuồng thì mới có người xem? Tuồng ngoài xã hội thì được, nhưng đã là tuồng cung đình thì không thể cải tiến mà phải giữ được tính nghiêm ngặt, tính bác học và tính cổ điển của nó như ngày xưa. Nếu cải tiến thì nó sẽ lai căng, kịch hóa và bị biến thành một dạng khác, không còn là tuồng cung đình. Tuồng Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Hà Nội… có thể cải tiến. Nhưng đã là tuồng cung đình Huế thì phải được bảo tồn giống như người Nhật Bản phục hồi và giữ Kịch Nô hôm nay không khác gì so với Kịch Nô của 800 năm trước. Đó là di sản, là vốn quý của mỗi dân tộc để cho con người hôm nay được chiêm ngưỡng cái năm xưa. Đồ cổ cũng vậy, càng xưa càng có giá trị.

Điều quan trọng bây giờ là chúng ta phải thống nhất được quan điểm. Đó là xây dựng, bảo tồn, phục hồi tuồng cung đình thì phải giữ cho được nguyên bản. Đừng lẫn lộn giữa tuồng cung đình Huế với tuồng ở các vùng miền khác. Nếu không nhận thức được điều này mà để buông lỏng, ai muốn làm gì cứ làm thì sẽ có ngày tuồng Huế dứt khoát không còn là tuồng cung đình nữa (có nghĩa là ta mất đi một di sản Cung đình Huế).

Tác giả bài viết: Thu Thủy
Nguồn tin: duyenclvn theo suckhoedoisong
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.