\n
Đang truy cập : 39
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 38
Hôm nay : 3635
Tháng hiện tại : 163435
Tổng lượt truy cập : 18013696
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Đôi bốt gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng
Tốt nghiệp Khoa Đồ họa - Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1980, nghệ nhân Vũ Đức Thắng theo nghề gốm đến nay đã hơn 40 năm. Ông nổi tiếng trong làng gốm Bát Tràng bởi tài đắp nổi, khắc hoa văn trên gốm. Với nhiều tác phẩm ghi dấu ấn trong lịch sử đương đại của làng nghề, nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm và cơ sở sản xuất của gia đình ông được Cục Di sản (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) công nhận là một trong ba điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến thăm làng gốm Bát Tràng.
Nghệ nhân Vũ Đức Thắng - người thổi hồn cho gốm Việt
Năm 2003, nghệ nhân Vũ Đức Thắng được UBND TP.Hà Nội phong tặng Nghệ nhân cấp thành phố. Năm 2010, ông được phong tặng Nghệ nhân cấp quốc gia - Nghệ nhân Ưu tú - danh hiệu lần đầu tiên trong ngành Thủ công nghệ.
Cũng trong năm 2010, vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làng gốm Bát Tràng được thành phố chọn để mở Triển lãm gốm 1000 năm với 1000 sản phẩm đặc trưng qua các thời kỳ, trong đó có tâm sức đáng kể của nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng cùng 100 sản phẩm do lò gốm của ông sản xuất.
Cuối năm 2011, khi Tạp chí Đẹp tổ chức chương trình Đẹp Fashion Show 10, ê - kíp sản xuất đã ngỏ ý với nghệ nhân Vũ Đức Thắng mong muốn có một sản phẩm độc đáo bằng gốm để trưng bày. Với lòng yêu nghệ thuật cũng như sự tâm huyết, nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã sáng tạo nên những tác phẩm tuyệt vời - đó là 10 đôi giày kết hợp hình dáng của đôi bốt thời trang vào chất liệu gốm Bát Tràng.
Đôi bốt gốm của nghệ nhân Vũ Đức Thắng - một điểm nhấn ý vị của DFS năm 2011
Xuất hiện trong Triển lãm Đẹp Fashion Show 10 mang tên "Passion", đôi giày gốm đã khiến tất cả mọi người đều trầm trồ ngạc nhiên bởi khó có ai tin rằng giày có thể làm từ... gốm và lại mang vẻ đẹp kỳ lạ đến thế. Đôi giày có chiều cao 47,5cm, đường kính miệng 14cm, chiều dài đế 17cm, được làm bằng gốm nung ở nhiệt độ 1200 độ C, trang trí hình hoa đào, miệng giày được bọc đồng, đế giầy bọc họa tiết hình lá. Ấn tượng với sự độc đáo của tác phẩm này, tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam đã cấp bằng công nhận đây là đôi giày gốm lớn nhất nước.
Tháng 9/2016, khi Tạp chí Đẹp tổ chức chuyên đề “Chỗ đứng, đôi chân & những vết xước”, nghệ nhân Vũ Đức Thắng tiếp tục dành tặng Đẹp một tác phẩm tuyệt vời đó là chiếc chân trái bằng gốm độc bản, dành riêng cho buổi chụp hình vận động viên khuyết tật Nguyễn Thị Thủy. Tác phẩm này đã giúp ê kíp sáng tạo của Đẹp tạo nên một bộ hình đặc biệt, trước nay chưa từng có.
Vận động viên Nguyễn Thị Thủy đứng trên chiếc chân gốm độc bản được nghệ nhân Vũ Đức Thắng thực hiện
Đầu năm 2016, nghệ nhân ưu tú Vũ Đức Thắng đã được UBND TP.Hà Nội cấp giấy phép thành lập Bảo tàng Gốm tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Đây được xem là bảo tàng gốm Việt có quy mô lớn và đang được xây dựng trong khuôn viên của gia đình ông ở Bát Tràng. Chia sẻ về tâm nguyện mở bảo tàng này, nghệ nhân Vũ Đức Thắng cho biết, ông xin thành phố cho phép lập bảo tàng không vì mục đích thương mại mà đơn giản, chỉ để thỏa nguyện ước vọng lưu giữ những giá trị truyền thống của gốm Việt.
Chiều ngày 5/10/2016, nghệ nhân Ưu tú Vũ Đức Thắng đột ngột ra đi ở tuổi 62, khi bảo tàng gốm đang trong quá trình hoàn thiện, để lại niềm tiếc thương, đau xót vô hạn với gia đình và những người yêu gốm Việt.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc