\n
Đang truy cập :
36
Hôm nay :
6520
Tháng hiện tại
: 421229
Tổng lượt truy cập : 19332623
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ông được giới nghệ nhân tài tử đờn và tài tử ca xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến vượt bậc của một nghệ nhân đến với ĐCTT bằng ngôn đàn tranh điêu luyện. “Không có ĐCTT thì tôi không biết cách nào để đến với nghề.
Sáng 22-11, đông đảo nghệ sĩ, soạn giả đã đến Nhà tang lễ TP HCM đưa tiễn soạn giả Phi Hùng, tác giả nhiều vở cải lương trong đó có vở "Thất trảm sớ", về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Củ Chi, TP HCM.
Ngày 20-11, soạn giả Phi Hùng - tác giả nhiều vở cải lương nổi tiếng trong đó có "Thất trảm sớ" bị khó thở, gia đình vội đưa ông vào bệnh viện Nguyễn Trãi cấp cứu. Nhưng căn bệnh suy tim cấp không thể vượt qua, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 17 giờ 30 ngày 20-11, thọ 78 tuổi.
Từ lâu lắm, cứ mỗi lần thấy anh là như thấy người giảng đạo. Chẳng phải quần áo thầy tu, hay thầy chùa gì đâu nhưng anh truyền lửa cho người đối diện niềm đam mê vô bờ với tên gọi: sân khấu thánh đường. Mỗi lần nói đến sân khấu thì mặt tươi, mắt sáng, miệng cười, đôi khi lại nhíu mày suy tư, rồi lại hồ hởi, ào ạt. Vòng tròn cảm xúc lung linh đầy sắc màu biến hóa đa dạng của chàng trai lãng tử hào hoa đất Hà thành. Nghiệp diễn ngấm vào máu từ thuở còn ấu thơ, tố chất hừng hực đầy say mê từ thuở còn là cậu học sinh ở lứa tuổi trăng tròn đến nay vẫn sôi sục một tình yêu sâu đậm, khắc cốt ghi tâm với sân khấu. Đó chính là đạo diễn, NSƯT Anh Tú-Phó giám đốc Nghệ thuật Nhà hát kịch Việt Nam.
Nhắc đến soạn giả Điêu Huyền, người mộ điệu cải lương nghĩ ngay đến Hội đồng Dư độc ác, cô Ba Phượng tàn nhẫn hay thiếm Tư Hậu, anh Thừa hiền lành, chơn chất của vở cải lương “Tiếng hò sông Hậu”. Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện kịch tính, nhân vật điển hình, lời thoại chuẩn mực và nhất là không gian đồng quê Nam bộ được tái hiện sinh động của “Tiếng hò sông Hậu” vẫn thu hút người xem.
Không “đình đám” trong giới nghệ thuật như soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng, Kiên Giang, Điêu Huyền, nhưng ông cũng đã để lại trong lòng khán giả yêu mến cải lương với những tác phẩm nổi tiếng của mình như: Trăng nửa đêm, Thi nhân và mỹ nữ, đặc biệt là 2 tuồng cải lương Thuyền ra cửa biển và Kiếm sĩ dơi. Ông chính là soạn giả Yên Trang.
Những ai là con của miền đất Nam bộ, mê cải lương đều không thể không biết đến các vở: Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn Hào Hoa, Tìm lại cuộc đời, Ánh lửa rừng khuya, Cây sầu riêng trổ bông, Kiếp chồng chung… trên sân khấu đoàn cải lương Sài Gòn II, 284 đã đưa vai diễn của nghệ sĩ Diệp Lang, Mỹ Châu, Giang Châu, Thanh Tuấn, Ngọc Bích, Tô Kiều Lan, Tuấn Thanh, Lệ Thủy, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Tư Rọm… in sâu trong lòng của khán giả mộ điệu. “Cha đẻ” của những kịch bản này chính là soạn giả Điêu Huyền.
Ở thập niên 60, giới mộ điệu Sài Gòn từng “thẫn thờ” với các vở tuồng cải lương: Áo cưới trước cổng chùa, Người đẹp bán tơ, Ngưu Lang – Chức Nữ… Và đặc biệt không ai không biết đến tác phẩm Hoa trắng thôi cài lên áo tím cho đến bây giờ vẫn còn làm say đắm lòng người. Ông chính là nhà thơ, ký giả, soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà.
Nhắc đến soạn giả Hà Triều, người ta không thể quên soạn giả Hoa Phượng. Tên tuổi của hai ông gắn liền với nhau như một thể thống nhất, khó tách rời. Cho dù hiện tại cả hai ông đều đã “về trời” nhưng ngòi bút tài hoa tuyệt vời trong những tác phẩm mà hai ông để lại cho sân khấu cải lương như: Khi hoa anh đào nở, Thái hậu Dương Vân Nga, Mưa rừng, Tấm lòng của biển, Sông dài, Nửa đời hương phấn, Tuyệt tình ca, Mùa xuân trên non cao, Tần nương thất, Cô gái Đồ Long… không bao giờ phai mờ trong lòng của khán giả mộ điệu.
Sáng nay (15.10), ông Phan Nguyễn Như Khuê - Giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM đại diện Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng ba cho soạn giả Viễn Châu (tức Bảy Bá, sinh năm 1924 - ảnh) tại nhà riêng của ông ở số 8/11 Trần Hưng Đạo (P.Cầu Kho, Q.1, TP.HCM).
Đạo diễn kỳ cựu nổi tiếng của làng sân khấu Việt, Doãn Hoàng Giang vừa cùng Nhà hát chèo Hà Nội hoàn thành vở diễn mới “Cánh chim trắng trong đêm” chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô.
Nửa đêm, con trai của chúng tôi đang định cư ở Đức gọi điện thoại về khoe: “Bên Mỹ, 2 suất hát của ba thành công lắm, con đang lên mạng xem người ta tường thuật chương trình nè”. Vợ tôi cũng lồm cồm ngồi dậy, chụp máy đòi con phải kể tỉ mỉ hơn.
Đời soạn giả chắc có nhiều cuộc tình? Cuộc giao lưu với khán giả nào, tôi cũng nhận được câu hỏi này. Thậm chí, có người còn cho rằng tôi chính là anh bán chiếu đa tình, sợ thiên hạ cười nên gán đại cho một thanh niên Cà Mau nào đó. Có người còn lên án tôi gián tiếp nói người phụ nữ ở Ngã Bảy - Phụng Hiệp vô tình… Thực tế, không phải như những điều người ta suy diễn.
Từ lúc tôi biết cô bé Kim Ngọc cho tới khi cô được trao giải Kim Khánh năm 1972 với danh hiệu “Nữ quái kiệt” và cả về sau, Kim Ngọc vẫn vậy: Chân thành, mộc mạc, hết lòng với bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu đàn em, có nghĩa với thầy
Trong số các nữ nghệ sĩ thành danh bước ra từ HCV Giải Thanh Tâm, NSND Lệ Thủy cho đến nay vẫn là một cô đào chánh ngoại lệ. Tôi nhấn mạnh hai chữ ngoại lệ, bởi có ai ở tuổi 65 vẫn là một đào chánh trung tâm?
Năm 1959, khi đi nghe ca tài tử ở quán Lệ Liễu tại Giải trí trường Thị Nghè - Sài Gòn, tôi phát hiện lối ca của anh kép trẻ Văn Hường (tên thật là Nguyễn Văn Hường, SN 1934, quê Thủ Đức). Tôi xem nơi đây là nợ duyên từ buổi đầu tri ngộ với Văn Hường. Quán Lệ Liễu hồi đó được xem là điểm hẹn, nghệ sĩ (NS) lưu diễn xa về Sài Gòn thường ghé đến đây. Từ năm 1957, Văn Hường đã hát tại quán này cùng với các NS: Lệ Liễu, Thanh Hoa, Huệ Nhi, Bạch Huệ… và hai danh cầm Năm Cơ, Văn Vỹ. Trong giới tân nhạc, Tùng Lâm, Xuân Phát, Kim Vui, Phi Thoàn, Thanh Hùng, Tòng Sơn… cũng thường tới lui quán Lệ Liễu ca hát.
Tháng 5-2012, nghệ sĩ (NS) Phượng Liên và NS Mai Thế Hiệp từ Mỹ điện thoại về xin phép tôi tổ chức 2 suất hát tại California - Mỹ. Tôi hỏi duyên cớ gì, Phượng Liên nhắc: “Đã nửa thế kỷ bài tân cổ giao duyên của bác Bảy rồi, tụi con làm để cảm ơn bác đã viết cho đời, cho NS thể loại này”. Tôi mừng nhất khi hay tin NS Thành Được sẽ xuất hiện trong 2 đêm hát.
NSND Út Trà Ôn khi đã chơi thì ngông lắm nhưng hễ làm nghề là hết mình. Năm 1959, “đệ nhất danh ca” Út Trà Ôn kết thúc hợp đồng độc quyền ở hãng dĩa Hoành Sơn, về đầu quân cho hãng dĩa Hồng Hoa. Bà chủ hãng dĩa này kêu tôi tới bàn: “Anh Bảy nè, anh Mười chịu ký hợp đồng độc quyền với hãng mình rồi, vậy anh mau viết bài ca để thu, phải làm cho thị trường náo động”.
Năm 1950, tôi mới trở lại gặp anh Năm Châu, lúc đó gánh hát Con Tằm đã đổi bảng hiệu là Đoàn Việt kịch Năm Châu. Lúc này, đoàn có thêm các nghệ sĩ (NS): Văn Lang, Hoàng Kinh, Ngọc Đán, Thừa Vĩnh, Văn Lâu, Ba Thâu, Sáu Huề…
“Chú phải theo tôi về Trà Vinh, không sống cái kiểu rày đây mai đó được” - giọng anh Huỳnh Thanh Tòng, anh Sáu của tôi, cương quyết. Dù nể anh nhưng đụng đến nghề mà tôi si mê, tôi vẫn cãi: “Anh về trước đi, mai tui về”. Anh Năm Châu lên tiếng: “Thôi, tía nó về quê đi, đừng để ba mẹ buồn”.
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ