\n
Đang truy cập : 53
•Máy chủ tìm kiếm : 16
•Khách viếng thăm : 37
Hôm nay : 29017
Tháng hiện tại : 309859
Tổng lượt truy cập : 16134797
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ông Oánh
Nói đến nghệ thuật múa rối nước, nhiều người thường nghĩ tới những người dầm mình trong nước điều khiển những chú rối, những vở diễn sinh động đằng sau tấm màn mỏng. Tuy nhiên, ít ai biết để tạo ra những con rối đó cũng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, nếu không am hiểu và đam mê, rất khó thực hiện được. Ông Oánh cho biết: “Tạo hình con rối thực tế cũng là một nghề điêu khắc. Các con rối được làm bằng gỗ sung, một loại gỗ nhẹ, bền, dẻo và nổi trên mặt nước. Từ nguyên liệu gỗ tự nhiên, phải dựa vào đó để làm những hình thù rối nước mà không có khuôn mẫu sẵn nào. Ở con rối, mình phải dựa theo từng kịch bản vở diễn, các câu chuyện dân gian hay yêu cầu của đoàn diễn để tạo hình. Thậm chí, ở những nơi biểu diễn khác nhau, con rối cũng có thể thay đổi để tạo thêm sự sinh động cho câu chuyện. Hầu hết các đoàn diễn đều đưa kịch bản để tự nghiên cứu tạo ra những con rối phù hợp”.
Tâm sự về con đường dẫn tới nghề làm rối nước của mình, ông Oánh nhìn ra khoảng sân hẹp trước căn phòng trọ nhỏ bé ở một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TPHCM) khẽ cười buồn: “Tôi sinh ra, lớn lên ở làng quê nhỏ của tỉnh Hà Tây cũ. Ngày trẻ, khi còn đang sinh viên theo học ngành điêu khắc tạo hình của trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương Hà Nội, tôi đã đam mê những con rối nước rồi. Khi đi làm, không biết do cơ duyên thế nào gặp được một nghệ nhân cũng làm nghề rối nước trong vùng. Sau mấy năm làm với thầy, không biết nghề khắc rối đã ăn vào máu mình lúc nào không hay. Sau đó, tôi tiếp tục theo một nghệ nhân làm rối nước ở bên Đông Anh (Hà Nội) rồi ra làm riêng”. Nhấm thêm ngụm nước chè rồi bất giác thở dài, ông Oánh cho biết thêm nếu là điêu khắc thông thường sản phẩm rất dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, điêu khắc con rối nước không phải là hàng hóa thị trường, chỉ ăn theo nghề múa rối nước. Mà chỉ có vài đoàn múa rối đếm trên đầu ngón tay ở thành phố này. Chính vì thế, những con rối dù có hồn, thần thái bao nhiêu cũng chỉ giúp ông thỏa mãn đam mê chứ không mang lại cuộc sống khấm khá được. Lận đận cùng con rối, ông bôn ba vào Nam lập nghiệp, đến nay gần chục năm vẫn sống nhọc nhằn giữa đất khách quê người.
Ông Oánh bên con rối của mình.
Nói về nghề làm rối, ông bảo mỗi vở diễn, mỗi câu chuyện là một con rối khác nhau. “Nếu diễn vở có bối cảnh ra đồng, con trâu phải khác con trâu ở vở diễn chiều quê. Khi con trâu đi cày phải tạo hình khác với con trâu thong thả trên lưng mục đồng lúc chiều về. Thậm chí cùng một cảnh cũng phải có nhiều con rối, vì một vở diễn có nhiều cảnh, ý nghĩa khác nhau, phải có nhiều con rối. Rối cũng như nhân vật, vai diễn trên màn ảnh vậy” - ông Oánh chia sẻ. Không chỉ đặc sắc, khác lạ, mỗi con rối còn phải chuyển động được. Nếu điêu khắc thông thường, các vật tạo ra thường trong trạng thái tĩnh, ngược lại con rối phải chuyển động không ngừng nghỉ. Từ đôi chân, đôi tay, cái đầu hay bất cứ bộ phận nào đều phải chuyển động được. Nếu rối mà bất động coi như chưa phải con rối. Chính sự “động” và “tĩnh” là yếu tố phân biệt rõ nét nhất giữa điêu khắc gỗ và điêu khắc rối nước.
Tạo hình con rối ngộ nghĩnh.
Trọn đời với đam mê
Có một thực tế tại TPHCM, nghề làm rối nước không đặc trưng, nếu không muốn nói rất ít người biết. Nó khác với nghề làm rối nước ở các tỉnh phía Bắc thường tập trung thành những làng chuyên dụng, thu hút nhiều nghệ nhân tham gia. Chính vì quá đơn độc nên ông Oánh cũng thừa nhận một thực tế khá buồn: Dù tình yêu con rối không mất đi nhưng khó sống được bằng con rối. “Ở nhà tôi chỗ nào cũng có rối nước. Suốt ngày tôi cứ đục đẽo, tô trát, bôi màu… nhưng thu nhập từ con rối không nhiều. Vì các vở diễn cũng không quá phong phú, chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người dân. Bên cạnh đó, những con rối gỗ này rất lâu hư, có khi cả năm đoàn múa rối mới thay một lần. Vì thế, tôi buộc phải làm “rối chết”. Đó cũng là những con rối bình thường nhưng không được biểu diễn ở trên sân khấu nước mà chỉ để bán làm quà lưu niệm. Ai xem múa rối họ thích thì mua hoặc để bán cho các trung tâm, nhà bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Nhìn những con rối chỉ để làm quà lưu niệm chứ không được hóa thân vào những câu chuyện, vở diễn cũng có chút buồn, nhưng vì sinh kế, tôi phải tạo ra những con rối hàng loạt như vậy. Nói thật, làm rối chết bán lưu niệm, làm điêu khắc gỗ… nhiều việc lại nhanh có tiền, nhưng cứ buồn buồn làm sao ấy” - ông cười buồn tâm sự. Dường như, không có niềm đam mê nào lớn bằng đam mê được nuôi dưỡng bởi sự nhọc nhằn, nghèo khó, cô độc trong mấy chục năm trời.
Tuy nhiên, không chỉ có nỗi buồn mưu sinh và giữ lửa đam mê mới dằn vặt người nghệ nhân tâm huyết này, điều khiến ông Oánh đang trăn trở nữa là truyền nhân. Không tự hào mình làm rối giỏi nhưng ông cực kỳ am hiểu về nghệ thuật rối, về những hình tượng rối bởi chính bản thân ông, sau nhiều năm đã tạo ra một không gian hình ảnh những con rối. Thế nhưng, để tiếp tục tồn tại là điều vô cùng khó khăn. Hơn ai hết, ông hiểu rằng nghệ thuật dân gian chỉ tồn tại nếu có người kế thừa bởi, ở đây không có sách vở, trường lớp đào tạo nào chỉ dạy hết được. “Ngay cả 2 người con trai tôi, dù vẫn thường xuyên giúp cha tạo hình, lên màu cho những con rối, nhưng không đứa nào có ý định sẽ gắn bó, mưu sinh bằng nghề làm rối nước cả. Có thể, chỉ ít năm nữa sẽ không còn ai làm rối nước ở mảnh đất này” - ông thở dài.
Bắt gặp và đam mê. Gắn bó gần trọn vẹn cuộc đời trong vất vả cùng với đam mê của mình, ông Oánh không chỉ gắn bó với nghệ thuật múa rối mà còn là người truyền lửa, thông qua những con rối gỗ vô tri vô giác cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay những ước mơ, kỳ vọng. Nếu không có ông, và những con rối kia, thật khó để nhiều người hiểu thêm một góc khác của những loại hình nghệ thuật dân gian này.
loại hình, nghệ thuật, lâu đời, bắc bộ, nghệ nhân, đeo đuổi, chương mỹ, ngoại thành, hà nội, tạo hình, múa rối, tư nhân
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc