\n
05:46 EDT Thứ ba, 19/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 1050

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 232010

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12031689

Trang nhất » Tin Tức » Soạn Giả - Đạo diễn

Đạo diễn Hoàng Duẩn: Mạo hiểm chọn đề tài “nóng”

Đăng lúc: Thứ sáu - 12/09/2014 02:05 - Đã xem: 2334
Đạo diễn Hoàng Duẩn trong vở kịch Hoa phong ba

Đạo diễn Hoàng Duẩn trong vở kịch Hoa phong ba

Có thể nói, chương trình “Bác Ba Phì thời @” đang dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của nhiều khán giả.
.

​Đạo diễn Hoàng Duẩn (bìa phải) xông xáo chỉ đạo trên phim trường

 

Để có được thành công và tạo được dấu ấn như ngày hôm nay, đạo diễn Hoàng Duẩn đã có bước đi mạo hiểm khi đem những đề tài "nóng" để bình luận và châm biếm trong các tiểu phẩm hài.

Quan trọng là điều đọng lại trong lòng khán giả

Phương châm làm nghề của anh rất đơn giản "hài không phải chỉ để cười cho vui mà quan trọng là điều đọng lại trong lòng mỗi người khán giả". Chính vì vậy, đến với "Bác Ba Phì thời @", khán giả truyền hình không chỉ được cười sảng khoái, thư giãn sau 1 tuần làm việc căng thẳng; mà họ còn được suy ngẫm chuyện thế thái nhân tình. Đề tài mà đạo diễn Hoàng Duẩn khai thác rất đa dạng, đáp ứng yêu cầu "nhanh, đúng và trúng" các vấn đề của xã hội. Đó là sụt nứt thủy điện sông Tranh, bất cập trong cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tác động xấu từ mạng xã hội, chạy chức chạy quyền, sử dụng người tài, văn hóa lễ hội, cho đến khó khăn, vướng mắc trong đời sống hàng ngày văn hóa mặc nơi công cộng, chữ hiếu thời @, trẻ em bị ép học hè, tội phạm vị thành niên, văn hóa ngoại lai trong giới trẻ, phòng cháy chữa cháy...​ ​ ​ ​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ ​

Một cảnh trong tiểu phẩm "Hè ở đâu?" phê phán thực trạng cha mẹ ép con cái học thêm quá nhiều mỗi dịp hè về
​​ ​​​​​​​​

Tò mò hỏi đạo diễn "có sợ đụng không" thì anh cười thật thà: "mình châm biếm, đả kích hiện tượng tiêu cực nhưng trên tinh thần xây dựng và hướng đến điều tốt đẹp". Thật vậy, điểm khác biệt có thể nhận thấy là Hoàng Duẩn luôn xoáy thẳng vào vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng; rồi từ đó đề ra giải pháp chứ không bỏ ngỏ. Để đưa ra những giải pháp sâu sắc và đúng đắn, đòi hỏi người đạo diễn phải có có quan sát, kinh nghiệm và vốn sống trong nhiều lĩnh vực. Tuy thời gian bận rộn là vậy nhưng Hoàng Duẩn luôn nỗ lực nâng cao kiến thức của mình. Với anh "mỗi ngày đi làm là một ngày được học", kiến thức không chỉ có trên sách vở mà còn trong cuộc sống, từ bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là học trò của mình.

Một bí mật vui được đạo diễn chia sẻ là anh "có thể dễ dàng mất ngủ vì 2 tờ báo". Số là yêu cầu công việc buộc anh phải liên tục cập nhật tin tức để nắm được diễn tiến của xã hội nên anh chọn tiếp thu thông tin từ các nguồn: truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng xã hội… Đến một lúc tất cả trở thành thói quen và là sở thích, "một ngày chưa đọc được 2-3 tờ báo là coi như đêm đó bứt rứt, mất ngủ".

Trách nhiệm với xã hội

Trong không khí nhân dân cả nước thực hiện những hoạt động thiết thực để hỗ trợ, giúp đỡ cho ngư dân, chiến sĩ hải quân, lực lượng cảnh sát biển, đạo diễn Hoàng Duẩn cũng có những hành động hưởng ứng "rất riêng". Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Sung Tích, Tăng Long, Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi nên từ nhỏ anh đã nuôi dưỡng một "mối tình" đặc biệt với biển. Xuất phát từ tình cảm chân thành đó, anh đã viết và dựng thành tiểu phẩm "Mùa biển động" sắp được phát sóng trong chương trình "Bác Ba Phì thời @" vào 8g ngày 27/7 trên kênh HTV9.​ ​ ​

​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ C​ó được xem là cách mà giới văn nghệ sĩ dùng để thể hiện lòng yêu nước, chung tay vì quê hương. Những tình cảm trừu tượng của đạo diễn Hoàng Duẩn đã được "cụ thể hóa" thông qua tiểu phẩm. Qua những câu chuyện của gia đình thím Bảy, dì Chín, chú Sáu, vở tiểu phẩm "Mùa biển động" đã truyền tải được thông điệp kêu gọi mọi người chung tay để trở thành "hậu phương vững mạnh cho tiền tuyến anh dũng" và "bờ có lặng thì biển mới yên".

Là người làm nghệ thuật, anh ý thức được mình đang mang trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm với công chúng, trách nhiệm của một người công dân và còn là trách nhiệm với mỗi "đứa con tinh thần" mà anh đã sáng tạo. Đó là điều anh luôn tâm niệm và tự nhắc mình để vững bước trên con đường nghệ thuật mà mình "trót yêu" và đam mê.

Thái Thanh - HTV


Đạo diễn Hoàng Duẩn tâm huyết với đề tài biển đảoThứ ba, 15/07/2014, 23:52 (GMT+7)

Hiện nay, đề tài biển đảo không những chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông đại chúng mà còn được hâm nóng trong các chương trình văn hóa nghệ thuật. Sự trở lại của chính kịch bằng cách cho ra đời các tác phẩm kịch ngắn về biển đảo hoặc phục dựng, làm mới hàng loạt tác phẩm lịch sử đã cho thấy sức nóng của đề tài này. Hoàng Duẩn là một trong những đạo diễn trẻ tâm huyết với đề tài thời sự ấy. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với anh. 

* Phóng viên: Từng gắn bó với mảng sân khấu dành cho thiếu nhi và các chương trình phản ánh hiện thực xã hội, gần đây anh lại là một trong số đạo diễn trẻ quan tâm đến sân khấu với đề tài biển đảo. Lý do gì khiến anh quan tâm đến mảng đề tài này?

* Đạo diễn HOÀNG DUẨN: Đề tài về biển đảo hiện nay xuất hiện khá nhiều trong các chương trình nghệ thuật như ca nhạc, phim ảnh, thơ ca… nhưng ở sân khấu mới chỉ có sân khấu truyền hình là thể hiện nhanh mảng đề tài này, còn trên các sân khấu chuyên nghiệp thì đề tài thời sự này thực sự đang hiếm.

Đạo diễn Hoàng Duẩn (bên phải) trong vở kịch Hoa phong ba.

* Anh từng chia sẻ: “Tình yêu biển đảo đã có từ trong máu thịt và tình yêu này đã tạo động lực cho anh sáng tạo, thể hiện như thế nào trong các vở kịch về biển đảo?

* Quê tôi ở Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trường cấp ba mà tôi học là Trường THPT Sơn Mỹ cách biển chỉ có 1km, có đảo Lý Sơn là nơi mà đội hùng binh Hoàng Sa năm nào xuất phát để khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa - Trường Sa. Có lẽ gắn bó với biển từ nhỏ nên tôi có tình yêu sâu đậm với biển. Thời còn là sinh viên Trường Nghệ thuật sân khấu, tôi cũng từng sáng tác thơ, nhạc về biển đảo. Sau này, khi dàn dựng các vở diễn về biển đảo với nhiều tư liệu lịch sử thì tôi càng phải tìm hiểu kỹ, cẩn trọng. Cảm xúc phải được soi sáng bằng những lý luận và thực tiễn phong phú thì vở diễn mới đạt hiệu quả. Năm 2009, khi hay tin nhà ông Đặng Lên trên đảo Lý Sơn tìm ra được một sắc chỉ của triều đình nói về việc đã cử những người trong gia đình ông vào đội “hùng binh Hoàng Sa” thì tôi đã về Lý Sơn, tìm đến nhà ông để nghe kể chuyện. Đến nay tôi đã ra Lý Sơn hai lần để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người, về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa… và thuộc lòng những câu thơ dân gian truyền lại về lễ Khao lề. Những thực tế và tình yêu đó đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm, cũng như cảm xúc khi đạo diễn các vở diễn về biển đảo. Vào ngày 22-6, chương trình Bác ba Phì thời @ do tôi làm tác giả - đạo diễn cho HTV9 (phát sóng chủ nhật hàng tuần vào lúc 8 giờ) cũng sẽ khởi quay kịch bản Mùa biển động; tháng 10 sẽ thực hiện chương trình trực tiếp Đường Hồ Chí Minh trên biển…

* Kịch bản biển đảo thường là thể loại chính kịch, lịch sử. Theo anh, làm sao để thể loại kịch này trở nên hấp dẫn, có sức hút với khán giả?

* Có lẽ lâu lắm rồi, tôi mới có hạnh phúc là xem một câu chuyện về biển đảo mà cứ sau mỗi câu thoại, mỗi hành động của nhân vật lại được khán giả vỗ tay, huýt sáo, vẫy cờ như lần Chuyện cây khế được tham gia trong chương trình truyền hình trực tiếp. Điều đó có nghĩa là cho dù chính kịch, kịch lịch sử… nếu tìm cách đến được với tâm tư, nguyện vọng của khán giả thì vở diễn vẫn thành công cho dù với bất cứ đề tài nào. Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể lồng ghép câu chuyện biển đảo hiện nay gắn liền với lòng yêu nước, câu chuyện tham nhũng, các hình thức diễn xướng dân tộc nếu được kết hợp cũng sẽ tạo nên một sự mới mẻ. 

* Qua các tác phẩm về biển đảo, anh muốn chuyển đến khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ những thông điệp gì?

* Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Để cho biển đảo vững mạnh thì tất cả phải góp sức mình làm “hậu phương vững mạnh cho tiền tuyến anh dũng”, để “bờ có yên thì biển mới lặng” (là những câu thoại trong các vở kịch), người dân đặc biệt là các bạn trẻ nên đóng góp sức mình cho biển đảo bằng những việc làm thiết thực. Giới trẻ phải phấn đấu để xây dựng đất nước, bảo vệ và phát huy những thành quả mà cha ông đã để lại, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Những ai đang sống ích kỷ, cá nhân lúc này cần phải hướng về biển Đông để nhìn lại mình sống sao cho tốt hơn.

VÕ THẮM (thực hiện) - SGGP



Nguồn tin: HTV - SGGP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy xúc động khi gặp lại nghệ sĩ Thành Được

Phút giây hội ngộ sau nhiều năm của hai danh ca Lệ Thủy- Thành Được đã là khoảnh khắc đáng nhớ trong đời của họ. NSND Lệ Thủy tâm sự về cuộc gặp gỡ đầy xúc động này