\n
07:26 PST Thứ ba, 28/03/2023
hình music online

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Trang nhất » Tin Tức » NS Hát Bội - Hồ Quảng

Hát bội với Lễ Hội Kỳ Yên ở đình làng

Đăng lúc: Thứ bảy - 28/02/2015 09:58 - Đã xem: 4489
Hát bội với Lễ Hội Kỳ Yên ở đình làng

Hát bội với Lễ Hội Kỳ Yên ở đình làng

Hằng năm sau khi ăn Tết Nguyên Đán xong, là ở thôn quê người ta bắt đầu chuẩn bị cho Lễ Hội Kỳ Yên ở đình làng.

Khắp miền Nam nước Việt, làng nào cũng có một ngôi đình thờ thần hoàng bổn cảnh, và thông thường thì các làng xã nào mà dân chúng làm ăn khá, trúng mùa thì mỗi năm Lễ Hội Kỳ Yên đều có rước hát bội về, như trường hợp xã Thắng Nhì ở Bến Đình, Vũng Tàu chẳng hạn. Sở dĩ xã Thắng Nhì tổ chức hát bội hằng năm là do dân ở đây với nghề đi biển đánh cá, được coi như làm ăn khá hơn các làng xã khác.

 



Vở hát bội mới Trần Hưng Đạo. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)


Mấy năm gần đây, nhiều địa phương có điều kiện tổ chức lớn Lễ Hội Kỳ Yên, vì có kiều bào ở nước ngoài yểm trợ tài chánh, nên đa số đều có chầu hát bội.

Cứ đến mùa này là có một số nghệ sĩ hát bội, đứng ra lãnh chầu: Thuê đồ hát, thuê âm thanh, ánh sáng, gom diễn viên, nhạc sĩ, hình thành một ban để ký hợp đồng trình diễn. Để phục vụ cho mùa lễ hội thì bắt đầu từ tháng 11 Âm lịch là anh chị em nghệ sĩ hát bội từ khắp nơi trong thành phố cũng như ở các tỉnh xa lại kéo về tụ tập tại nhà nghệ sĩ Ngọc Khanh (con gái cô Ba Út nổi danh tài sắc một thời), lấy đó làm điểm hẹn cũng như nơi xuất phát cho những chuyến đi xa.

Lễ Hội Kỳ Yên Tháng Giêng hằng năm là lễ hội được tổ chức lớn nhất, trong đại nhất. Lễ hội cầu phúc cho thế giới hòa bình, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho sự an khang thịnh vượng của thập phương bá tánh...

Lễ Kỳ Yên cũng như bao nhiêu lễ hội trên đất nước chúng ta, là dịp để người dân địa phương biểu lộ lòng tôn kính và biết ơn các vị anh hùng, các bậc tiền nhân đã góp phần tạo dựng, và có nhiều công lao với quê hương, với dân tộc. Đó là những ngày làm sống lại thật sự một quá khứ xa xưa, được biểu hiện như một đặc trưng truyền thống trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Gắn liền với lễ cúng tế thần linh là chầu hát bội. Nơi nào mà đáo lệ, Ban Quí Tế Hội Đình không tổ chức được chầu hát bội thì ai ai cũng tiếc. Bởi chính hát bội đã mang lại không khí tưng bừng cho lễ hội, niềm phấn khởi rạng rỡ cho mọi người, từ các bậc phụ lão đến thanh niên phụ nữ trẻ con. Mỗi năm một lần, ngày hội cúng đình có nơi còn vui hơn ngày Tết.

Trong những buổi cúng đình, hát bội thường diễn liên tục, vậy mà xuất diễn nào cũng đông chật khán giả. Càng ở những vở diễn sau càng thu hút được số lượng người xem nhiều hơn. Cái không khí vừa tưng bừng vừa trang trọng đó, cứ diễn đi diễn lại, năm này sang năm khác, với những con người nối tiếp đi qua, từ đời ông cha, đến đời con cháu. Ngót hai thế kỷ đã qua, tập tục tốt đẹp ấy vẫn tiếp nối duy trì, có ai dám bảo là mê tín dị đoan hay hủ tục làm mất thời giờ vô ích, mà phải coi đó là một hình thức tín ngưỡng ăn sâu vào đầu óc dân quê, không có gì phá bỏ được.

Cũng có những xã vài ba năm mới có hát bội, còn những làng xã nghèo quá thì cả chục năm vẫn không có hát bội. Thông thường một chầu hát bội gồm có 5 hay 6 tuồng diễn ra trong 2, 3 ngày tùy theo yêu cầu từng địa phương.

Các nhóm và các đoàn họ nhận ít nhất là hai chầu và nhiều nhất là tám chầu. Nhưng vẫn không đủ! Vì thiếu đào kép, một số diễn viên chính phải “chạy sô,” sáng nơi này, chiều nơi nọ, tối nơi khác. Do số lượng diễn viên và nhạc công rất ít chỉ hơn 30 người nên hầu như xuất diễn nào diễn viên cũng có vai. Không thiếu trường hợp sau những xuất diễn thứ 2, thứ 3, trong lúc trên sân khấu rộn rã tiếng đờn ca, thì nơi hậu trường đã có vài diễn viên đang ngồi cạo gió cho nhau... Có người phải hát ba xuất cho một ngày, hát hết các đợt chầu, đa số các diễn viên đều bị tắt tiếng, nói không ra hơi.

Đã vậy có nhiều địa phương đòi hỏi ban hát phải kéo dài mỗi xuất từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ. Rồi thì cũng phải chấp nhận các điều kiện của nơi tổ chức hát cúng, họ đòi tuồng nào, hát tuồng nấy, kéo dài từ sáng tới chiều, từ đầu hôm tới hừng đông. Tội cho diễn viên và nhạc sĩ. Coi hát kiểu đó, khán giả còn ngất ngư, huống chi những người làm nghệ thuật.

Hầu hết các ngôi đình ở địa phương, nếu có võ ca thì rất chật hẹp, mái lợp tôn hay lớp ngói rất thấp, nên nóng ghê lắm! Trời nắng, người đông, diễn viên lại mặc đồ hát bội rườm rà, khi phải vừa hát vừa múa. Khán giả thì mê lắm, ráng chịu nóng nực để xem hát, người lớn thì quạt liền tay, đám trẻ nhỏ cởi trần, mọi người nói chuyện, cãi vã nhau như hợp ca. Tội nghiệp các nhạc công, bị khán giả lấn ép, phải ngồi chịu đựng từ đầu đến cuối buổi diễn.

Những điều này cho thấy, với các nghệ sĩ hát bội chỉ là một đam mê nghệ thuật chứ không phải là phương tiện kiếm sống. Dường như trong thời gian đăng đẳng của một năm, được bước lên sân khấu trong mấy tháng của ngày lễ hội là hạnh phúc, là điểm tựa tinh thần cho người nghệ sĩ hát bội hôm nay.

Thế nhưng có mấy ai biết đằng sau lớp trướng, chốn lộng lẫy kia là người nghệ sĩ hát bội, bởi niềm đam mê kỳ lạ cũng như nỗi buồn âm thầm vào cái nghiệp dẫu cơ cực, khốn khó nhưng không dễ gì dứt bỏ được. Có dịp tiếp xúc với hát bội trong những ngày lễ hội như thế này, mới thấm thía lòng yêu nghề tha thiết, sự cố gắng vượt bậc đến mức gần như kiệt sức vậy.

Vì vậy lễ hội chấm dứt là nỗi buồn chia tay bắt đầu - Chia tay với hát bội, chia tay giữa những người nghệ sĩ để trở về với đời thường, xoay xở mọi cách kiếm sống chờ đợi ngày tái ngộ năm sau.

Rõ ràng, hát bội cho đến ngày nay vẫn là một trong những loại hình đặc sắc nhất của dân tộc. Nó có khả năng tồn tại, phát huy và giữ được sức sống lâu bền, bởi dưới một góc độ nào đấy nó thật sự cần thiết cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Vấn đề là làm thế nào để loại hình nghệ thuật này ngày càng hay hơn, hấp dẫn hơn, vừa giữ được tinh túy của truyền thống, vừa có những bước cải tiến sao cho hợp với trào lưu để khán giả ngày càng đến với hát bội đông hơn, để người nghệ sĩ thật sự yên tâm đeo đuổi loại hình nghệ thuật này.

Các ban hát bội chuyên đi hát chầu, lo tìm nơi hát vài xuất để kiếm tiền cho anh chị em vui vẻ trong mấy ngày Xuân. Đa số anh chị em hát bội đều là những nghệ nhân khá lớn tuổi, nghèo, cùng tập hợp lại đi hát, đồ đạc thì phải mướn đủ mọi thứ từ cảnh trí, y phục, micro, dàn nhạc, cho nên sau một đêm hát, chi phí mọi thứ kể cả tiền chuyên chở cũng không còn lại được bao nhiêu để cùng chung sống.

Cuộc sống khó khăn của người nghệ sĩ hát bội, mà nay đang bị người đời dần quên lãng, một nền sân khấu cổ truyền của dân tộc vốn rất tinh túy, đặc sắc nhưng cũng đang dần bị mai một.

Ngành Mai

 


Nguồn tin: tcgd theo NV
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

tonydo - 02/02/2018 10:59
Cúng Kỳ Yên hay cúng tạ Miểu thông lệ Hát bội thì phải guiu73 truyền thống HB mới là hát cúng Thần thánh.Ngày nay nhiều nơi bày vè hát hồ quãng để cho khán già địa phương xem ;như vậy tha hoao1 bẻ chỉa hát cúng Thần rồi.tiêu biểu trên hội Lăng Ông Tả quân còn giử gìn truyền thống Hát Bội 1 năm 2 lần hát cúng tết và hát cúng Kỵ Đức Thượng công Tả quân

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

Share mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 13


Hôm nayHôm nay : 1505

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 86190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9082287

Tin ngẫu nhiên

Chỉ cần có đường vân này trong lòng bàn tay, bạn không chỉ giàu có mà còn có quyền lực, cả đời hưởng nhiều của cải

Hãy mở lòng bàn tay và nhìn vào nếu có một trong ba đường dưới đây chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ đại phú đại quý.

 

NSƯT Hùng Minh - Đời "kép độc"

Ở độ tuổi 83 vẫn còn được góp mặt cả trên sân khấu lẫn điện ảnh, NSƯT Hùng Minh đang tập trung viết hồi ký về cuộc đời một "kép độc" có thâm niên với niềm hạnh phúc viên mãn

 

Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965, tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ.

 

Hứa Minh Đạt tiết lộ chuyện hôn nhân với Lâm Vỹ Dạ

Nam danh hài "hiền lành nhất nhì showbiz Việt" Hứa Minh Đạt từng bị vợ cằn nhằn vì chấp nhận an phận, không nắm lấy cơ hội vươn lên.

 

Nghệ sĩ Phi Phụng: ’50 tuổi tôi vẫn còn ngủ dưới đất’

Nghệ sĩ Phi Phụng trải lòng về ѕυ̛̣ nghiệp thăng trầm, từng mơ ước có căn nhà ở tuổi 50.

 

Nhà sản xuất "Em và Trịnh" lên tiếng về vấn đề "hư cấu" gây tranh cãi trong phim

"Em và Trịnh" đang gây nên bão dư luận quanh một số tình tiết trong phim bị xem là "không đúng sự thật". Đại diện nhà sản xuất chính thức lên tiếng về "sự thật" và "hư cấu" trong phim

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Nhớ tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương

Bài Ai Về Sông Tương ký tên tác giả Thông Đạt là một trong hai bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bút danh còn lại là Nguyên Thông, dùng để viết các ca khúc Phật giáo, nổi tiếng với bài Từ Đàm Quê Hương Tôi, ngoài ra còn các tác phẩm khác nổi tiếng khác mà ít ai biết là của ông như Vô Thường, Mừng Đản Sanh, Hoa Cài Áo Lam, Ca Tỳ La Vệ…

 

Danh ca Minh Hiếu: ‘Nàng thơ’ bước ra từ những nhạc phẩm bolero huyền thoại thập niên 1960

Những năm 1975, мột trong nhưng mỹ nhân làng nhạc Việt khiến nhiều người nức lòng chắc chắn là danh ca Minh Hiếu. รở нữu chất giọng đ.ộ.c łạ và nhan sắc mặn mà, dù không xuất thân giàu có nhưng ai cũng phải ví von nhan sắc của bà như Elizabeth Taylor tại Việt หคм.

 

Nghệ sĩ Thanh Thủy: Phụ nữ "giết" đàn ông bằng nước mắt

Tham gia chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ" (phát sóng trên kênh HTV9), nghệ sĩ Thanh Thủy khẳng định "phụ nữ giỏi lại còn biết sử dụng nước mắt thì đàn ông chỉ có "chết".

 

Vì sao NSND Hồng Vân rời chương trình "Bạn muốn hẹn hò"?

Người thay thế NSND Hồng Vân tiếp tục cùng MC Quyền Linh dẫn chương trình "Bạn muốn hẹn hò" là diễn viên Ngọc Lan.

 

Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên… mặc đồ bảo hộ, hát ở bệnh viện dã chiến

Ca sĩ Cẩm Vân, Phương Thanh, Tóc Tiên, Quốc Đại, Lê Minh (nhóm MTV), CeCe Trương... đã có nhiều tiết mục biểu diễn ý nghĩa hát tặng người dân đang điều trị và lực lượng y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM) vào tối qua, 3-8.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt "viết tâm thư" cho cải lương tuồng cổ

Trước thành công ấn tượng của Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ trong lần công diễn khởi động sự trở lại sau 30 năm của một thương hiệu, soạn giả Hoàng Song Việt đã bày tỏ niềm tin yêu dành cho tín hiệu vui này.

 

Lê Phương tái xuất màn ảnh sau 2 năm làm “mẹ bỉm”

Nữ diễn viên Lê Phương tái xuất màn ảnh nhỏ sau 2 năm kể từ khi sinh bé Bông, tròn bổn phận “mẹ bỉm”. Cô trở lại bằng vai diễn đầy nước mắt trong phim “Thương con cá rô đồng” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường.

 

Trăn trở cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc

Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2021 diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Năm nay có hơn 100 diễn viên của 5 đơn vị dự thi 29 tiết mục.

 

Múa bóng rỗi vào mùa

Có sô diễn thì mừng nhưng các nghệ nhân vẫn canh cánh bên lòng nhiều nỗi lo